Bài tập tình huống về mua bán hàng hóa

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

BÀI THẢO LUẬN

GIÁ CẢ HÀNG HÓA 

BÀI 8: GIÁ CẢ HÀNG HÓA

Các vấn đề cần được nhận diện và giải quyết

1.         Đây là quan hệ pháp luật gì?

2.         Luật nào điều chỉnh mối quan hệ này?

3.         Yêu cầu của các bên là gì? Cơ sở của yêu cầu?

4.         Số tiền cuối cùng mà bên B phải trả cho bên A là bao nhiêu? Cơ sở pháp lí?

5.         Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống

Trả lời

1.             Đây là quan hệ pháp luật gì?

Bên A [bên bán ] là thương nhân có trụ sở tại TPHCM kinh doanh mặt hàng thép xuất xứ Hàn Quốc

Bên B [bên mua] là thương nhân có trụ sở tại TPHCM

Bên B mua của bên 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao hàng ngày 15/7/2013 với giá 12,5 triêụ đồng/tấn. Sau đó vào ngày 16/7/2013 bên B đề nghị công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20/7/2013 và công ty B sẽ thanh toán cho cả 2 lần giao hàng, tuy nhiên hai bên không đề cập đến giá cả, bên A đã giao thêm theo đúng thỏa thuận.

Đây là quan hệ pháp luật hợp đồng giữa hai thương nhân với nhau đều nhằm mục đích sinh lợi

2.             Luật nào điều chỉnh mối quan hệ này?

Luật Thương Mại 2005 [luật chung]

Bộ Luật Dân sự 2005 [luật chung]

3.             Yêu cầu của các bên như thế nào?

    Bên A: sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại, Công ty A yêu cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao thêm với giá 13 triêụ đồng/tấn với lý do giá thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường ngày 20/7/2013 là 13 triêụ đồng/tấn. Công ty A cho rằng trường hợp 2 bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường.  Bên A yêu cầu bên B thanh toán số tiền tổng cộng cho 2 đợt hàng là 190 triệu đồng

    Bên B: Không chấp nhận yêu cầu của bên A chỉ đồng ý trả tiền cho 5  tấn thép giao thêm ngày 20/7/2013 bằng với giá thép giao ngày 15/7/2013 là 12,5 triêụ đồng/tấn. Nên tổng cộng số tiền phải thanh toán theo công ty B là 187,5 triệu đồng

4.             Số tiền cuối cùng mà bên B phải trả cho bên A là bao nhiêu? Cơ sở pháp lý?

Theo quan điểm của nhóm thì việc bên A [bên bán] yêu cầu bên B [bên mua] thanh toán chi phí 5 tấn thép giao ngày 20/7/2013 với mức giá là 13 triệu đồng/tấn thép là không hợp lý và việc thanh toán chi phí 5 tấn thép giao ngày 20/7/2013 sẽ bằng với mức giá của 10 tấn thép giao ngày 16/7/2013 vì:

+ Theo Điều 52 Luật Thương mại 2005 có quy định: “ Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.”

+ Trong trường hợp trên 2 bên A và B đã thỏa thuận bằng miệng hợp đồng nhập thêm 5 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ từ Hàn Quốc vào ngày 16/7/2013. Theo khoản 3 Điều 404, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì  "Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng", .thỏa thuận trên được xem là giao kết tại thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, tức là ngày 16/7/2013. Và tại thời điểm đó giá của 1 tấn thép trên thị trường là 12,5 triệu đồng.

           Chúng ta đã xác định được rằng thời điểm mua bán hàng hóa [thời điểm giao kết hợp đồng] là ngày 16/7/2013, nghĩa là nếu bên A và bên B không có thỏa thuận thay đổi giá cả thì mức giá sẽ theo giá cả trên thị trường tại thời điểm mua bán hàng hóa. Trong trường hợp này bên A và bên B không thỏa thuận về giá cả với nhau tại thời điểm mua bán hàng hóa, vì vậy giá của 5 tấn thép mua thêm sẽ được tính là 12,5 triệu đồng/tấn thép.

Vì những lý do trên nên bên B chỉ phải thanh toán cho bên A chi phí cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2013 với mức giá là 12.5 triệu đồng/tấn thép. Tổng chi phí mà bên B phải thanh toán cho bên A là 185 triệu đồng cho 15 tấn thép giao vào 2 ngày 16/7/2013 và 20/7/2013.

Căn cứ pháp luật xem xét: khoản 3 Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 52 Luật Thương mại 2005

5.             Bài học kinh nghiệm từ tình huống:

Từ tình huống này cũng thấy được một sự bất cập của luật thương mại Việt Nam khi không có quy định cho trường hợp trách nhiệm của các bên khi xảy ra hoàn cảnh không thể dự đoán được - ở đây là giá cả hàng hóa tăng lên sau khi giao kết hợp đồng. Mặc dù tình huống đưa ra chỉ là việc giá thép tăng 500 ngàn so với thời điểm giao kết nên thiệt hại sẽ không đáng kể nhưng nếu là tăng gấp đôi hoặc hơn nữa thì thiệt hại của bên bán sẽ là rất lớn. Nếu căn cứ theo pháp luật dân sự với nguyên tắc thiện chí khi giao kết hợp đồng [Điều 6 BLDS 2005] thì trong trường hợp xảy ra hoàn cảnh không thể dự đoán được mà việc tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây khó khăn cho một trong hai bên thì các bên nên xem xét thỏa thuận lại với nhau để tạo điều kiện tốt nhất cho đôi bên đúng như nguyên tắc thiện chí trong quan hệ dân sự.

          Vấn đề này được nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới ghi nhận điển hình như luật thương mại Pháp cho phép các bên thương lượng lại hợp đồng xuất phát từ nguyên tắc thiện chí. Việc người bán từ chối giao hàng nếu giá bán không được điều chỉnh hợp lý không vi phạm hợp đồng mà chính người mua đã vi phạm nguyên tắc thiện chí khi từ chối thương lượng lại giá bán. Tuy nhiên phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể như: không thể dự đoán trước một cách hợp lý tại thời điểm giao kết hợp đồng và thể hiện rõ ràng về bản chất là làm tăng gánh nặng trong việc thực hiện hợp đồng một cách không cân xứng. Hay như Pháp luật Hoa Kỳ đã chấp nhận học thuyết về “tính không thể thực hiện” và đưa vào Bộ luật Thương mại. Một vấn đề nữa được đặt ra là như thế nào được coi là làm tăng gánh nặng khi tiếp tục thực hiện hợp đồng, liệu rằng giá thép tăng thêm 500 ngàn đồng/tấn có được coi là tăng gánh nặng. Vấn đề này thì vẫn có sự khác biệt lớn giữa các hệ thống pháp luật: Một phán quyết trọng tài theo luật Ý cho rằng việc đồng Bảng Anh giảm giá trị 14% là đủ cơ sở để xem xét lại hợp đồng. Bình luận chính thức của Nguyên tắc UNIDROIT gợi ý rằng một thay đổi từ 50% trở lên đối với chi phí hoặc giá trị hợp đồng có thể tạo ra thay đổi “cơ bản” cho phép áp dụng học thuyết về khó khăn khi thực hiện hợp đồng. Một số trường hợp khác cho phép điều chỉnh hợp đồng khi chi phí có thể dự liệu tăng dưới 100%.

         Tóm lại bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống này là các bên trong hợp đồng, nhất là bên bán, nên lưu ý xem xét thương lượng một điều khoản cho phép điều chỉnh giá bán của hợp đồng trong trường hợp có biến động đột ngột, không thể lường trước của thị trường, đồng thời quy định rõ các tiêu chí và cơ chế cụ thể để xác định điều chỉnh giá bán.

                                                                

Video liên quan

Chủ Đề