Bải tập phản ứng hóa hợp phân hủy

Nhằm đem đến cho các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học lớp 10 Download.vn xin giới thiệu tài liệu Bài tập xác định loại phản ứng hóa học.

Đây là tài liệu hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi.

Bài tập xác định loại phản ứng hóa học

1/ Lý thuyết và phương pháp giải

Phân biệt các loại phản ứng hóa học:

- Phản ứng hoá hợp: Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hay nhiều chất hóa hợp với nhau tạo thành một chất mới. Tгопg phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

- Phản ứng phân huỷ: Là phản ứng hóa học, trong đó một chất bị phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới. Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thav đổi.

- Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học, trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. Trong hoá học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

- Phản ứng trao đổi: Là phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi.

- Phản ứng oxi hóa khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

2/ Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. Fe2 O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3] 3 + 3H2 O
  1. H2 SO4 + Na2 O → Na2 SO4 + 2H2 O
  1. Fe2 O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
  1. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba[NO3] 2 + 2AgCl ↓

Hướng dẫn:

Nhắc lại: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa.

Xét sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong các phản ứng trên ta thấy chỉ có đáp án C có sự thay đổi số oxi hóa Fe3+xuống Fe0; C+2lên C+4

⇒ Chọn C

Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. CaO + H2 O → Ca[OH] 2
  1. 2NO2 → N2 O4
  1. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
  1. 4Fe[OH] 2 + O2 + 2H2 O → 4Fe[OH] 3

Hướng dẫn:

Nx: Đáp án A và B không có sự thay đổi số oxi hóa nên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Còn lại đáp án C và D.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ nhiều chất tham gia tạo thành 1 chất mới. Do đó loại đáp án C.

⇒ Chọn D

Ví dụ 3: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. NH4 NO2 → N2 + 2H2 O
  1. CaCO3 → CaO + CO2
  1. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4 Cl
  1. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2 O

Hướng dẫn:

⇒ Chọn A

3/ Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Loại phản ứng nào sau đây luôn là không phải phản ứng oxi hóa – khử?

  1. phản ứng hóa hợp
  1. phản ứng phân hủy
  1. phản ứng thế
  1. phản ứng trao đổi

Đáp án: D

Câu 2. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:

  1. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử.
  1. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch.

Đáp án: C

Câu 3. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. NH4NO2 → N2 + 2H2O
  1. CaCO3 → CaO + CO2
  1. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
  1. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Đáp án: A

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

  1. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
  1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  1. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn[NO3]2 + 2NO + 4H2O
  1. Fe[NO3]2 + AgNO3 → Fe[NO3]3 + Ag

Đáp án: B

Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. CaO + H2O → Ca[OH]2
  1. 2NO2 → N2O4
  1. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
  1. 4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]3

Đáp án: D

Câu 6. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. NH4NO2 → N2 + 2H2O
  1. CaCO3 → CaO + CO2
  1. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
  1. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Đáp án: A

Câu 7. Cho các phản ứng sau :

  1. FeO + H2SO4 đặc nóng
  1. FeS + H2SO4 đặc nóng
  1. Al2O3 + HNO3
  1. Cu + Fe2[SO4]3
  1. RCHO + H2
  1. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O
  1. Etilen + Br2
  1. Glixerol + Cu[OH]2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là?

  1. a, b, d, e, f, h. B. a, b, d, e, f, g.
  1. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.

Đáp án: B

Câu 8. Cho từng chất : Fe, FeO, Fe[OH]2, Fe3O4, Fe2O3, Fe[NO3]3, Fe[NO3]2, FeSO4, Fe2[SO4]3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:

Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh hệ thống lại các phản ứng hóa học lớp 8 sẽ gặp, giúp các bạn học sinh biết cách phân loại các phản ứng hóa học. Đây cũng là các dạng bài tập thường gặp trong các đề thi môn Hóa học lớp 8 vì vậy các em học sinh cần nắm vững kiến thức, từ đó vận dụng tốt vào làm các dạng bài tập viết và cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

1. Phản ứng hóa hợp

Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới [sản phẩm] được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

CaO + H2O → Ca[OH]2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

SO3 + H2O → H2SO4

2. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 KCl + O2

CaCO3 CaO + CO2

2Fe[OH]3 Fe2O3 + H2O

3. Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Chất khử [chất bị oxh] là chất nhường electron

Chất oxh [chất bị khử] là chất thu electron.

Quá trình oxh [sự oxh] là quá trình nhường electron.

Quá trình khử [sự khử] là quá trình thu electron.

Thí dụ:

Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Quá trình thay đổi số oxi hóa:

Zn0 → Zn2+ + 2e

- Số oxi hóa của kẽm tăng từ 0 đến +2. Nguyên tử kẽm là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của kẽmđược gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.

- Nguyên tử kẽm nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử kẽm được gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.

Fe2+ + 2e → Fe

Số oxi hóa của sắt giảm từ +2 xuống 0. Ion sắt là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.

Ion sắt đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.

⇒ Phản ứng của kẽm với dung dịch sắt sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải: các bạn có thể tham khảo tài liệu tại: Phương trình oxi hóa khử

4. Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

5. Bài tập phản ứng hóa học lớp 8

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3]3 + 3H2O
  1. H2SO4 + K2O → K2SO4 + 2H2O
  1. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
  1. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca[NO3]2 + 2AgCl ↓

Xem đáp án

Đáp án C

Loại A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3]3 + 3H2O

Phản ứng oxit bazo tác dụng với axit

Loại B. H2SO4 + K2O → K2SO4 + 2H2O

Phản ứng oxit bazo tác dụng với axit

  1. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Loại D. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca[NO3]2 + 2AgCl ↓

Phản ứng trao đổi

Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

  1. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
  1. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
  1. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn[NO3]2 + 2NO + 4H2O
  1. Fe[NO3]2 + AgNO3 → Fe[NO3]3 + Ag

Xem đáp án

Đáp án B

  1. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

Câu 3. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?

  1. phản ứng hóa hợp
  1. phản ứng phân hủy
  1. phản ứng thế
  1. phản ứng trao đổi

Xem đáp án

Đáp án D

Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử chính là phản ứng trao đổi

Câu 4. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:

  1. oxi hóa – khử.
  1. không oxi hóa – khử.
  1. oxi hóa – khử hoặc không.
  1. thuận nghịch.

Xem đáp án

Đáp án C

Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng: oxi hóa – khử hoặc không.

Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. NH4NO2 → N2 + 2H2O
  1. CaCO3 → CaO + CO2
  1. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
  1. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử:

NH4NO2 → N2 + 2H2O

Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

  1. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
  1. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
  1. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn[NO3]2 + 2NO + 4H2O
  1. Fe[NO3]2 + AgNO3 → Fe[NO3]3 + Ag

Xem đáp án

Đáp án B

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 7. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. CaO + H2O → Ca[OH]2
  1. 2NO2 → N2O4
  1. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
  1. 4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]3

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử:

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O → 4Fe[OH]3

Câu 8. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. NH4NO2 → N2 + 2H2O
  1. CaCO3 → CaO + CO2
  1. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
  1. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 9. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy

  1. Zn[OH]2 → ZnO + H2O
  1. CO2 + 1/2O2 → CO3
  1. CuO + H2 → Cu + H2O
  1. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng thuộc phản ứng phân hủy:

  1. Zn[OH]2 → ZnO + H2O

Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

  1. NaOH + HCl → NaCl + H2O
  1. 2Mg + O2 → 2MgO
  1. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
  1. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 11. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

  1. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
  1. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu
  1. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu
  1. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Xem đáp án

Đáp án A

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

  1. 4P + 5O2 → 2P2O5
  1. Fe[OH]3 → Fe2O3 + 3H2O
  1. CO + O2 → CO2
  1. 2Cu + O2 → 2CuO

Câu 13. Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :

  1. Oxi hóa.
  1. Khử .
  1. Nhận proton.
  1. Tự oxi hóa – khử.

Câu 14. Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã

  1. Nhận 1 mol electron.
  1. Nhường 1 mol e.
  1. Nhận 2 mol electron.
  1. Nhường 2 mol electron.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
  1. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
  1. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
  1. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.

Xem đáp án

Đáp án B

  1. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.

Câu 16. Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?

  1. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
  1. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
  1. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
  1. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Xem đáp án

Đáp án B

Trong phản ứng dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá là

  1. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2

Câu 17. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?

  1. AlCl3 và Na2CO3
  1. HNO3 và NaHCO3
  1. NaAlO2 và KOH
  1. NaCl và AgNO3

Xem đáp án

Đáp án C

Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là cặp chất đó không tác dụng với nhau

3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al[OH]3 + 3CO2 + 6NaCl

NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + H2O + CO2

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Câu 19. Xét phản ứng sau :

3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O [1]

2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O [2]

Phản ứng [1], [2] thuộc loại phản ứng

  1. oxi hóa – khử nội phân tử.
  1. oxi hóa – khử nhiệt phân.
  1. tự oxi hóa – khử.
  1. không oxi hóa – khử.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng:

  1. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới
  1. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
  1. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
  1. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới

Xem đáp án

Đáp án B

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

Câu 11. Phản ứng thế là

  1. phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu tạo thành hai hay nhiều chất mới
  1. phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất
  1. phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của đơn chất với hợp chất tạo thành một chất mới
  1. quá trình tạo thành nhiều chất mới từ hai hay nhiều chất ban đầu

Xem đáp án

Đáp án B

Phản ứng thế là phản ứng giữa đơn chất và hợp chất mà trong đó đơn chất thay thế cho thành phần của hợp chất.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 12. Cho các phương trình hóa học sau:

[1] Cu + Zn[NO3]2 → Zn + Cu[NO3]2.

[2] 2Ag + FeSO4 → Fe + Ag2SO4

[3] Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

[4] Ca + Na2SO4 + 2H2O → CaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. 4

Xem đáp án

Đáp án B

[1] sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Zn trong dãy hoạt động hóa học nên không đẩy được Zn ra khỏi dung dịch muối của nó.

[2] sai vì phản ứng không xảy ra vì Ag đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học

[3] đúng

[4] đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

............................................................................

\>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan:

  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
  • Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ
  • Đề cương hóa 8 học kì 1 năm 2020 - 2021 có đáp án
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh có thể nắm được các phản ứng hóa học thường gặp như phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế... Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Thế nào là phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy?

Phản ứng hóa hợp: Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới [sản phẩm] được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

– Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện [khác với chất phản ứng]. Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng… Ví dụ: Cho mẩu sắt đã nung đỏ vào bình chứa oxi thấy phản ứng cháy sáng mạnh và tỏa nhiều nhiệt → phản ứng có xảy ra.

Phản ứng hóa học là gì lớp 8?

Phản ứng hóa học là quá trình mà các chất tham gia gọi là chất phản ứng tương tác với nhau để tạo ra các chất mới gọi là sản phẩm. Trong phản ứng hóa học các liên kết giữa các nguyên tử trong phản ứng bị phá vỡ và các liên kết mới được hình thành để tạo ra các chất sản phẩm mới.

Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là gì?

Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng [hoặc chất tham gia].

Chủ Đề