Bài tập cuối tuần lớp 3 tuần 4

Đề bài

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Tìm số có hai chữ số biết tích các chữ số của số đó là 8 và tổng các chữ số của số đó là 6.

A. 18                                              B. 24

C. 40                                              D. 80

Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1 túi đường cân nặng 6kg. Hỏi 14 túi đường như thế nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

A. 20kg                                          B. 84kg

C. 86kg                                          D. 88kg

Bài 3: Tìm \[x\]: 

a]       \[x\]   –  25  =  42  ×  4

          ………………………..

          ………………………..

          ………………………..

b ]       \[x\]  +  178  =  527  –  289

          ……………………….......

          ……………………….......

          ……………………….......

Bài 4: Tính:

a]    24  ×  4  +  19 

          ……………………….......

          ……………………….......

b]    51  ×  4  + 38

          ……………………….......

          ……………………….......

c]    74  ×  2  –  17

          ……………………….......

          ……………………….......

d]    28  ×  2  – 17

          ……………………….......

          ……………………….......

Bài 5: Có 4 bao gạo và 2 bao ngô. Mỗi bao nặng 45kg. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô [giải bằng hai cách]

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đáp số: …………..........

Bài 6: Một năm có 12 tháng. Hỏi 6 năm có bao nhiêu tháng ?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Đáp số: …………………

Lời giải chi tiết

Bài 1:

Phương pháp giải:

- Xét các cặp số có tích là 8.

- Xét các cặp số có tổng là 6.

Cách giải :

- Các cặp số có tích là 8:

    8  =  8  ×  1

    8  =  2  ×  4

Trong hai cặp số trên, ta thấy :

    8  +  1  =  9

    2  +  4  =  6

Vậy số có hai chữ số cần tìm là 24.

=> Đáp án cần chọn là B.

Bài 2:

Phương pháp giải:

Tìm cân nặng của 14 túi đường ta lấy cân nặng của 1 túi đường nhân với 6.

Cách giải :

14 túi đường cân nặng số ki-lô-gam là:

6 × 14 = 84 [kg]

                     Đáp số: 84kg.

=> Đáp án cần chọn là B.

Bài 3:

Phương pháp giải:

- Tính giá trị vế phải trước.

- Áp dụng tìm \[x\] theo các quy tắc:

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Cách giải :

a]      \[x\]   –  25  =  42  ×  4 

         \[x\]   –  25  =      168

         \[x\]             = 168  +  25

         \[x\]             =     193                      

b]      \[x\]  +  178  =  527  –  289

         \[x\]  +  178  =       238

         \[x\]              =  238  –  178

          \[x\]             =         60

Bài 4:

Phương pháp giải:

Tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải :

a]     24  ×  4  +  19

       =    96    +  19

       =         115  

b]    51  ×  4  +  38

       =  204    +  38

       =        242

c]    74  ×  2  –  17

      =  148    –  17

      =       131                                             

d]   28  ×  2  –  17

      =    56     –  17

      =        39

Bài 5:

Phương pháp giải:

Cách 1: 

- Tìm tổng số bao gạo và ngô.

- Tính tổng số ki-lô-gam gạo và ngô ta lấy cân nặng của 1 bao nhân với tổng số bao gạo và ngô.

Cách 2:

- Tính số ki-lô-gam gạo ta lấy cân nặng của 1 bao nhân với số bao gạo.

- Tính số ki-lô-gam ngô ta lấy cân nặng của 1 bao nhân với số bao ngô.

- Tính tổng số ki-lô-gam gạo và ngô.

Cách giải:

Cách 1:  

Có tất cả số bao gạo và ngô là:

4  +  2 = 6 [bao]

Có tất cả số ki-lô-gam gạo và ngô là:

45  ×  6  = 270 [kg]

Đáp số: 270kg.

Cách 2:

Có số ki-lô-gam gạo là:

45  ×  4  = 180 [kg]

Có số ki-lô-gam ngô là:

45  ×  2  = 90 [kg]

Có tất cả số ki-lô-gam gạo và ngô là:

180  +  90 = 270 [kg]

Đáp số: 270kg.

Bài 6:

Phương pháp giải:

Tìm số tháng có trong 6 năm ta lấy số tháng có trong 1 năm nhân với 6.

Cách giải:

Bài giải

6 năm có số tháng là:

12   ×  6  =  72 [tháng]

Đáp số: 72 tháng.

Loigiaihay.com

Đề bài

1. Đọc lại câu chuyện “Người mẹ” và cho biết: Người mẹ đã phải trải qua những thử thách gì để đến được nơi ở của Thần Chết?

a. Thử thách của Thần Đêm Tối và những bụi gai ven đường

b. Thử thách của bụi gai và hồ nước

c. Thử thách của bụi gai và biển lớn

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là gì?

a. Nói về tình yêu của người con dành cho người mẹ.

b. Kể về những khó khăn và vất vả của người mẹ trên đường tìm lại đứa con của mình.

c. Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

3. Đọc lại câu chuyện “Mẹ vắng nhà ngày bão” và cho biết: Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con vất vả như thế nào?

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

d. Nhà dột, bị bật nóc nhà, ba bố con phải sửa lại nhà

e. Cả a, b, c

f. Cả b, c, d

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu làm những gì?

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

c. Đưa cháu đi công viên chơi

d. Dẫn cháu tới thăm trường

e. Cả a, b, d

f. Cả a, b, c

5. Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống:

a. ...uyệt binh

b. ...ong chơi

c. ...a súc

d. tác ...

e. ...a bò

f. ....ã ngoại

6. Điền ân hoặc âng vào chỗ trống:

a. th... thể

b. v... lời

c. c... nặng

d. cái s...

e. t.... tình

f. t.... bốc

7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm anh chị em đối với nhau?

a. Con có cha như nhà có nóc

b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ

c. Chị ngã em nâng

8. Gạch dưới những từ ngữ chỉ chung những người trong gia đình có ở đoạn văn sau:

      Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu theo mẫu: Ai làm gì?

- …….. là vốn quý nhất.

- …….. là người mẹ thứ hai của em.

- …….. là tương lai của đất nước.

- …….. là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:

- Một người bạn của em.

- Một người hàng xóm của em.

- Một người thân trong gia đình em.

10. Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.

Gợi ý :

a] Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.

b] Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

c] Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?

- Bởi chẳng ai dại gì đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngơm cả.

Lời giải chi tiết

1. Người mẹ đã phải trải qua thử thách của bụi gai và hồ nước để đến được nơi ở của Thần Chết.

Chọn đáp án: b

2. Theo em, nội dung ý nghĩa của câu chuyện “Người mẹ” là: Ca ngợi tình yêu vô điều kiện và đức hi sinh cao cả của người mẹ dành cho con của mình.

Chọn đáp án: c

3. Ngày mẹ vắng nhà, ba bố con rất vất vả:

a. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung

b. Củi mùn nấu cơm bị ướt nên nấu nướng khó khăn

c. Ba bố con phải chia nhau làm hết những công việc trong nhà

Chọn đáp án: e. Cả a, b, c

4. Vào năm cháu đi học, ông ngoại trong câu chuyện “Ông ngoại” đã giúp cháu:

a. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho cháu

b. Hướng dẫn cháu bọc vở, dán nhãn, pha  mực; dạy cháu những chữ cái đầu tiên

d. Dẫn cháu tới thăm trường

Chọn đáp án: e. Cả a, b, d

5.

a. duyệt binh

b. rong chơi

c. gia súc

d. tác gi

e. da bò

f. dã ngoại

6.

a. thân thể

b. vâng lời

c. cân nặng

d. cái sân

e. tận tình

f. tâng bốc

7. Câu thành ngữ tục ngữ nói về tình cảm anh chị em đối với nhau đó là: Chị ngã em nâng

Chọn đáp án: c

8.       Hè vừa rồi, bố mẹ Nam đưa Nam về quê thăm ông bà nội. Hôm Nam về, các cô chú đều đến chơi với Nam. Đến chiều, các anh chị nhà bác cả còn rủ Nam ra đồng chơi thả diều.

9.

a] Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu theo mẫu Ai là gì ?

- Sức khỏe là vốn quý nhất.

- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Bố là người thầy đầu tiên của em.

b] Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về :

- Một người bạn của em :

Sơn là người bạn thân thiết nhất của em.

- Một người hàng xóm của em:

Bác Hùng là một họa sĩ tài ba.

- Một người thân trong gia đình em:

Bà nội là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. 

10.

Dại gì mà đổi

    Ở làng nọ có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.

    Cậu bé bình thản nói với mẹ :

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

    Người mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao thế ? Ở làng này có nhiều đứa trẻ rất ngoan cơ mà !

Cậu bé trả lời một cách hóm hỉnh :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề