Bài học rút ra từ bài Tôi yêu em

Nêu bài học rút ra được sau khi học bài tôi yêu em

Các câu hỏi tương tự

Điệp khúc "Tôi [đã] yêu em" được nhắc lại mấy lần trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin?

B. 2.

D. 4.

Bài thơ “Tôi yêu em” ra đời trong hoàn cảnh nào?

B. Khi tác giả cầu hôn nhưng không được chấp nhận.

D. Khi tác giả từ giã mối tình sau bao năm theo đuổi

Từ  “khi” được lặp lại 2 lần [trong bản dịch nghĩa bài thơ “Tôi yêu em”] diễn tả điều gì ở nhân vật trữ tình?

B. Nỗi đau đớn đến tuyệt vọng.

D. Sự âm thầm chờ đón tình yêu.

Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin?

B. Tình yêu phải có sự vị tha, rộng lượng.

D. Tình yêu phải có sự đắm say, mãnh liệt.

Puskin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông.

Bài thơ Tôi yêu em của Puskin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh. khi xưng tôi, quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.

Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ:

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một khẳng định pha chút cân nhắc, dè dặt với những từ có thể, chưa hẳn.Nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng - dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gạn bóng u hoài

Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí. cái dồn nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chi là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một. tình yêu âm thầm, không hi vọng, khẳng định lại nét âm thầm nhấn mạnh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình thầm lặng này. Sau lớp ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vè ngoài lặng lẽ, rụt rè, qua ý thức cố kìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tát chứ không phải là đang bùng cháy mãnh liệt.

Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen, nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người khác, cũng bị những tình cảm khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé trong tình yêu.

Tôi yêu em, yêu chân, thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Cảm xúc dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Chính là sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha: tôi cầu mong em có được một người yêu em cùng chân thành đằm thắm như tôi.


Đó là tình yêu của một trái tim chân thật, độ lượng nhân hậu dù bị cự tuyệt, con người vẫn có thể có những xử sự cao thượng. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng.

Tôi yêu em, bài thơ nổi tiếng của Puskin đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim đang yêu. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơ toát, ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưng đầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt.

Soạn giảng:TÔI YÊU EM -Puskin-Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Hương HoaNgười soạn: Đinh Thị Bích DiệpNgày soạn: 02/03/2011Ngày dạy : 08/03/2011Lớp:11A4Tiết : 94I/ Mục tiêu bài học1. Nhận thức- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng- Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế2. Kĩ năngGiúp HS thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ tình của Puskin, biết cách cảm nhận và phân tích một bài thơ tình yêu trong sáng và đầy thi vị, từ đó có thể cảm nhận và phân tích những bài thơ tình một cách tinh tế và giàu cảm xúcII/ Phương tiện, cách thức dạy học1. Phương tiện- SGK Ngữ Văn 11 tập 2- SGV Ngữ Văn 11 tập 2- Giáo án- Máy chiếu2. Cách thức dạy học GV hướng dẫn HS đọc và cảm nhận bài thơ trên tinh thần trong sáng, giản dị, tinh tế, phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ, từ đó có cái nhìn chính xác và chân thực về bài thơ.III/ Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ- Sĩ số: Vắng:- Kiểm tra bài cũ2. Vào bài mới Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại, không có nhà thơ nào không nói đến tình yêu trong thi phẩm của mình. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của tinh vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Điều thơ ca hướng đến là lí tưởng về những tình yêu tươi đẹp, tình yêu thánh thiện. Puskin là một nhà thơ tình yêu như thế. Dòng chảy tình yêu vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại là một chủ đề lớntrong thơ trữ tình của thiên tài Puskin. Ông để lại hơn tám trăm bài thơ trữ tình, “Tôi yêu em “ là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Puskin.Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạtGV: Các em đọc phần tiểu dẫn trong SGK và rút ra những ý chính về cuộcđời của tác giả và tác phẩm?HS đọc sách và trả lời câu hỏi-A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích Puskin [ 1799 – 1837] được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”- Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc- Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và của thế giới- Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết- Puskin là một tài năng đa dạng, ôngsáng tác ở nhiều thể loại và ở thể loạinào cũng có những tác phẩm xuất sắc: Tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “ Ép ghê nhi Ô nhê ghin” [ 1823-1831]khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga, bi kịch lịch sử hoành tráng “ Bôrít gô đu nốp” [1825], trường ca sâu lắng “ Ruxlan và Li út mi la”[1820], truyện ngắn vô cùng nổi tiếng “ Con đầm pích” [1833]…-Tác phẩm:Là bài thơ tình nổi tiếng nhất của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình I/ Tiểu dẫn1.Tác giảA lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích Puskin [ 1799 – 1837] được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga” -Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời Puskin luôn đứng về phía nhân dân lao động và giới tri thức bình dân-Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga và của thế giới, là người mở ra một thời đại mới, rực rỡ cho nền văn học Nga-Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết-Về thơ Puskin, nhà văn Gô gôn nhận xét là “ thiên nhiên Nga, lịch sửNga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức nhưđược soi qua một thấu kính diệu kì’2.Tác phẩm:- Là bài thơ tình nổi tiếng của Puskinvà thế giới của nhà thơ với A.A.Ô lê nhi na [ con gái của chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga]. Thời kì ở Pê-téc- bua, nhà thơ thường hay lui tới nhà của Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga.Tại đây, ông đã gặp và đem lòng yêu Ô lê nhi na, ông đã dành cho nàng nhưng vần thơ vô cùng đằm thắm. Mùa hè năm 1829, Puskin đã cầu hôn nàng nhưng khôngđược chấp nhận, bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đóGV: Bài thơ có thể chia làm mấy phần?HS: bài thơ chia làm 3 phầnGV: Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “tôi yêu em”, so với bản dịch nghĩa, bản dịch cụm từ này đã chuyển dịch hết nghĩa chưa?HS: Cụm từ “tôi yêu em” mở đầu bảndịch thơ chưa thể hiện hết tinh thần của nguyên tác “ tôi đã yêu em” chỉ thời quá khứ. GV:Vậy nếu hiểu bài thơ theo lối “tôi đã yêu em” thì tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?[gợi ý]=> Hai câu đầu như sự thổ lộ, Được khơi nguồn từ mối tình của nhàthơ với A.A. Ô-lê-nhi-na-Nhan đề bài thơ: Bài thơ vốn không có tên, nhan đề “ Tôi yêu em” do dịch giả Thúy Toàn dịch II/ Đọc – hiểu văn bản1] Đọc 2] Bố cụcBài thơ chia làm 3 phần:- Phần 1: Bốn câu đầu- Phần 2: Hai câu giữa- Phần 3: Hai câu cuối3] Đọc –hiểua] Bốn câu đầu:* Câu 1-2:=>“Tôi yêu em” chưa thể hiện hết ý nghĩa của nguyên tác=> Hai câu đầu như sự thổ lộ, giãi bày tình yêu của chàng trai: Anh đã yêu em và đến bây giờ vẫn yêu, trái giãi bày tình yêu của chàng traiGV: Mạch thơ có gì biến đổi ở đây?Câu 1-2: nhân vật trữ tình bộc lộ cõi lòng, khẳng định tình yêu vẫn chưa lụi tàn Câu 3-4: như một quyết định dứt khoát đầy lí trí của chàng trai: phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt ngọn lửa tình yêu trong lòng mình để “ nó không làm phiền đến em nữa” và “tôikhông muốn em buồn vì bất cứ điều gì”GV: Trong đoạn thơ này, tình yêu đãđược tác giả thể hiện qua hình ảnh nào?Hình ảnh đó biểu hiện cho điều gì?HS: Hình ảnh “ngọn lửa tình”, biểu trưng cho tình yêu thắm thiết, nồng nàn của tác giảGV: vậy biện pháp nghệ thuật mà tácgiả sử dụng trong đoạn thơ này là gì?HS : Nghệ thuật ẩn dụGV: Vậy đoạn thơ này thể hiện điều gì?HS: Đoạn thơ là lời bày tỏ tình yêu tim trong anh vẫn tiếp tục ngân rung theo năm tháng, vẫn đập những nhịp đập tình yêu mà anh đã dành cho em.* Câu 3-4:=> Mạch thơ chuyển hướng đột ngột:Giọng điệu thơ ngập ngừng, lấp lửng thể hiện một tình yêu sâu đậm, chân thành, mong muốn cho người mình yêu không phải vướng bận một điều gì cả -Hình ảnh “ngọn lửa tình” biểu trưngcho tình yêu của nhân vật trữ tình, thể hiện cho một tình cảm rất thắm thiết, nồng nàn ⇒ Nghệ thuật ẩn dụ : “ ngọn lửa tình” chưa tắt hẳn, đó là một tình yêu nồng nàn, tha thiết, mãnh liệt, nó vẫn còn âm ỉ trong anh, nhưng vì mong muốn cho em được hạnh phúc,anh sẽ không để cho em phải “bận lòng thêm nữa” hay “ hồnem phải gợn bóng u hoài” => Đoạn thơ là một lời bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình đối với người yêu, nhưng đó lại là một tình yêu không lời đáp lại, mặc dù vậy, một cách nhẹ nhàng, nhưng đó lại là một tình yêu không được đáp lạiGV: Các từ ngữ thể hiện tình yêu củanhân vật trữ tình?HS: Các từ ngữ thể hiện tình yêu củanhân vật “tôi”: -Âm thầm -Hi vọng -Rụt rè -Hậm hực lòng ghen GV: Các từ ngữ đó thể hiện điều gì?HS: Các mức độ cảm xúc của tình yêu, thể hiện một tình yêu đa sắc tháiGV: Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này là gì?HS: Biện pháp liệt kê Thể hiện những cảm xúc tình yêu của tác giả.GV:Tình yêu của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào ở 2 câu thơ cuối này? HS: -Tình yêu được thể hiện qua cụm từ “ tôi yêu em” được nhấn mạnh thêm một lần nữa -“chân thành”, “đằm thắm”- “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu emnhân vật “tôi” vẫn không hề thù hận mà vẫn luôn mong cho người mình yêu không phải bận lòng vì tình yêu đó, đó chính là sự chế ngự tình yêu b] Câu 5-6=>Tình yêu đối với Puskin phải có đủ các sắc thái tình cảm, từ âm thầm yêu đơn phương, không hi vọng về tình yêu được đáp trả, đến rụt rè khi bày tỏ tình yêu, và hậm hực lòng ghen khi thấy người mình yêu không đáp trả tình cảm, như vậy mới là một tình yêu đích thực Biện pháp liệt kê nhấn mạnh những cảm xúc tình yêu của tác giả, tình yêu của nhân vật “tôi” vẫn luôn đậm đà, tha thiết đối với nhân vật “em”. Từ câu 1-2 đến câu 3-4 và câu 5-6, trong nhân vật tôi như diễn ra một “cơn sóng lòng”: c] Câu 7-8 Câu thơ cuối bài là một lời cầu chúc - Bản thân lời cầu chúc đã biểu lộcái cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình. - Puskin đã quên đi cái “tôi” của mình để nghĩ đến người mình yêu. Ông không hề hận thù mà trái lại, cầu chúc cho người mình yêu sẽ có được một người tình có thể trân trọngnàng, đem đến cho nàng hạnh phúc GV: Lời cầu chúc của Puskin thể hiện điều gì?HS: - Tình yêu của Puskin vô cùng cao thượng- Nhân vật trữ tình đã vượt qua được cái ích kỉ tầm thường trong tình yêu bằng một lời cầu chúc đẹpGV rút ra kết luậnGV: Hai câu thơ cuối bài thể hiện điều gì?HS: Hai câu thơ là lời cầu chúc của Puskin dành cho người mình yêu, đó là một tình yêu chân thành và vô cùng mạnh mẽGV: em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này?HS trả lời mãi mãi =>Tình yêu của Puskin vô cùng cao thượng, không hề hận thù, ông còn mong cho người đó có thể gặp được một người khác cũng yêu em chân thành, thủy chung, đằm thắm như “tôi đã yêu em”. Nhân vật trữ tình đã vượt qua được cái ích kỉ tầm thường trong tìnhyêu bằng một lời cầu chúc đẹp.Đó chính là tình yêu đẹp nhất, trong sángnhất, tinh tế nhất, cao thượng nhất *] Tiểu kếtHai câu thơ là một lời cầu chúc tốt đẹp của Puskin dành cho “em”, tuy không dành được tình yêu của “em” nhưng “tôi” vẫn sẽ luôn dành cho “em” những lời chúc tốt đẹp nhất và sẽ luôn giữ mãi tình yêu dành cho emnhư lúc ban đầu III/ Tổng kết1. Nghệ thuật: - Dung lượng ngắn gọn, ngôn từ giản dị, trong sáng, dễ hiểu => vẻ đẹp tình yêu chân thành, trong sáng, say đắm, nhân hậu, cao cả - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ 2. Nội dung [ SGK] IV/ Củng cố GV dặn HS -Về nhà học thuộc bài thơ và nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Chuẩn bị bài mớiPhê duyệt của GV hướng dẫn Người soạn Hồ Thị Hương Hoa Đinh Thị Bích Diệp

Video liên quan

Chủ Đề