Bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng học thông qua chơi vào giảng dạy trên lớp

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia [mấy đội chơi], quản trò, trọng tài.

- Các dụng cụ dùng để chơi [giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…]

- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. [nếu có]

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Ưu điểm

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

Nhược điểm:

- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.

Một số điều cần lưu ý

Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học Ngữ văn ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.

Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

Theo Tiểu học.vn


“Liệu con có thực sự học được gì không, hay con chỉ đang chơi đùa?”. Có lẽ đây là câu hỏi của nhiều ba mẹ chưa hiểu rõ về phương pháp đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng từ lâu: “Học tập thông qua vui chơi” [play-based learning”]. Thông qua bài viết này, Monkey hy vọng sẽ giải đáp được các thắc mắc của ba mẹ và cung cấp cho ba mẹ thêm một phương pháp giáo dục đúng đắn.

Hiện nay, ba mẹ thường có hai kiểu tâm lý khi dạy và học cùng con. Nhóm ba mẹ thứ nhất cho rằng, việc học không cần quá áp lực, con nên được tự do vui chơi thay vì học hành quá sớm để không “đánh mất tuổi thơ”. Nhóm ba mẹ thứ hai lại khá nóng vội và sốt sắng với việc học của con. Thậm chí, một số còn có xu hướng ép con học, cho con rất ít không gian và thời gian để chơi. Hoặc tâm lý: Học ra học, chơi ra chơi - lúc nào học thì phải hết sức nghiêm túc. Thực tế, cả hai tâm lý giáo dục này đều có nhiều điểm hạn chế. 

Các nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã chỉ ra rằng, đối với con trẻ, hai khái niệm học và chơi không hề tách biệt. Đối với các con, việc học cũng chính là chơi và chơi cũng chính là học. Người lớn thường phân biệt và tách bạch hai hoạt động rõ ràng, nhưng với các con thì khác. Chỉ cần trẻ cảm thấy hứng thú thì việc học cũng chỉ nhẹ nhàng như khi chơi các trò chơi. Các chuyên gia đều thống nhất rằng phương pháp học hiệu quả nhất với con trẻ chính là học thông qua trò chơi. 

Học thông qua trò chơi là cách các nhà giáo dục đưa các nội dung tri thức và kỹ năng muốn truyền tải cho con trẻ lồng ghép vào các trò chơi có tính định hướng. Việc để tự do cho con chơi cũng không thể gọi là “học thông qua trò chơi”. Phương pháp này chỉ đúng khoa học khi bao gồm 3 yếu tố: 

  • Có mục đích giáo dục cho con trẻ 
  • Trò chơi có tính giáo dục, có định hướng, có chủ đích 
  • Cách triển khai phải nắm đúng tâm lý của các con, khéo léo lồng ghép kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. 

Monkey Junior áp dụng phương pháp này như thế nào? 

Toàn bộ chương trình được thiết kế dưới hình thức các trò chơi giáo dục: Ba mẹ có thể thấy rằng, với hơn 2.000 từ vựng thuộc 56 chủ đề, Monkey Junior là một chương trình học bài bản với khối lượng kiến thức vô cùng đồ sộ. Tuy nhiên, toàn bộ chương trình lại được xây dựng như một trò chơi. Chính vì lượng kiến thức lớn, nên phương thức truyền tải cho các con lại càng cần sự sinh động, thu hút, hấp dẫn để các con không cảm thấy quá tải, chán nảy hay gượng ép khi học. Mỗi bài học có 5 - 12 hoạt động, không phần nào là bài giảng cứng nhắc, khô khan, thay vào đó là các trò chơi giáo dục khác nhau kích thích nhận thức của trẻ phát triển mà ở đó, sự tương tác của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

  • Trẻ sẽ cùng “chơi” với phần Từ vựng [Vocabulary] thông qua việc xem những hình ảnh, video minh họa thú vị, sinh động.
  • Khi học từ phổ biến [Sight Words], con sẽ được chơi trò chơi lựa chọn. Với mỗi màn, 3 ẩn số từ mới sẽ được “giấu” trong ba hình lựa chọn ngộ nghĩnh, bé ấn chạm vào một trong ba lựa chọn - tùy theo sở thích cá nhân [về màu sắc, hình dáng…] và hình ảnh bé chọn sẽ “bật mí” từ mới mà bé cần khám phá. 
  • Lồng ghép trong các bài học là các game tương tác vừa giúp trẻ nhớ từ và ôn tập từ vừa học toàn diện. Các trò chơi tiêu biểu của Monkey Junior có thể kể đến là kéo-thả từ vào đúng vị trí trong câu, chọn đáp án đúng. Khi chơi, hệ thống sẽ báo nếu trẻ chọn nhầm đáp án và con có thể chọn lại tới khi đúng. Cách tiếp cận này hoàn toàn ngược lại với phương pháp kiểm tra, chấm điểm cứng nhắc và áp lực. Như vậy, việc ôn tập và củng cố kiến thức của con trở nên rất tự nhiên và vui vẻ.
  • Khi hoàn thành bài học và đạt được đủ sao, trẻ sẽ được tặng xu để đổi sticker yêu thích. Đây chính là một trong những điểm thu hút, khiến trẻ “ham” học Monkey Junior nhất. Các sticker có thể giúp bé tạo thành những bức tranh sinh động và hấp dẫn, là món quà, là niềm vui khích lệ, động viên mang lại cho con cảm giác thành tựu khi chiến thắng các thử thách của bài học.

Với con trẻ, mỗi bài học của Monkey Junior là một “ô chữ bí mật”, một trải nghiệm với nhiều bất ngờ thích thú mà con được tự mình khám phá. Tất cả các trò chơi trong hệ thống của chương trình đều được thiết kế đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần sinh động, phù hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ và mục tiêu dạy-học từ vựng.

Lợi ích tuyệt vời khi con học Monkey Junior nhờ phương pháp “Học thông qua trò chơi” mang lại

Mô hình lớp học truyền thống cô giảng - trò nghe một cách thụ động đang dần trở nên không thích hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Thay vào đó, phương pháp học thông qua các trò chơi mà Monkey Junior đang áp dụng lại ngày càng được ứng dụng rộng rãi vì những lợi ích vượt trội mà trẻ nhận được. 

Các trò chơi kích thích sự chủ động và tham gia của trẻ. Những khác biệt này nhìn thì tưởng chừng là sự khác biệt nhỏ, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong “đường dài”, vì nó khơi dậy bản năng tìm tòi, khám phá và liên tục học hỏi trong trẻ. 

Đây cũng là phương pháp khuyến khích trẻ tư duy linh hoạt - vì mỗi phản ứng, lựa chọn của trẻ đối với một đề bài của trò chơi sẽ đưa đến một kết quả khác nhau. Do đó, trẻ sẽ luôn giữ được tâm thế sẵn sàng đón nhận những bất ngờ, không ngại các thử thách. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của công dân toàn cầu thế kỷ 21. 

Thêm vào đó, thông qua các trò chơi mang tính giáo dục của chương trình, thái độ của trẻ với việc học cũng trở nên tích cực hơn. Thay vì phải liên tục nhắc nhở con như các chương trình học khác, các chuyên gia của Monkey khuyên ba mẹ nên dành thời gian ngồi cùng con khi học, giữ tâm thế như một người học - tức là cũng chú tâm vào bài học và trao đổi, khuyến khích, tương tác cùng con như một người bạn học. Cùng với sự đồng hành của ba mẹ và sự sinh động, hấp dẫn của các bài học, trẻ sẽ thực sự hào hứng và tự tập được tính kiên trì xuyên suốt buổi học. 

Một lợi ích quan trọng khác của phương pháp học thông qua trò chơi của Monkey Junior phải kể tới là trẻ sẽ phát triển kỹ năng nghe và nhận biết âm thanh một cách mạnh mẽ, ngay từ giai đoạn trước khi biết chữ. Khi tương tác cùng chương trình, trẻ sẽ được nghe phát âm của từng từ, câu nhiều lần với giọng đọc chuẩn Anh - Mỹ. Đây sẽ là nền tảng để trẻ ghi nhớ được từ vựng và từ đó, xây dựng bộ kỹ năng đọc - viết hiệu quả. 

Chuyên gia Monkey luôn khuyên ba mẹ chỉ nên cho con học 01 bài học - khoảng 10 phút mỗi ngày trong Monkey Junior để trẻ tiếp thu bài học tốt và duy trì hứng thú học tập lâu dài. Chỉ cần ba mẹ kiên trì đồng hành theo lộ trình trên, trẻ sẽ thành thạo hơn 1.000 từ vựng mỗi năm.

Chúc ba mẹ và các bé có những khoảng thời gian học Monkey Junior thật vui vẻ và hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề