Bài 56 trang 126sgk toán hình 8 tập 2

Bài 26 trang 125 sgk toán lớp 8 tập 1

Tính diện tích hình thang ABED theo các độ dài đã cho trên hình 140 và biết diện tích hình chữ nhật ABCD là 828 m2

Hướng dẫn giải:

Ta có SABCD = AB. AD = 828 m2

Nêm AD = \[\frac{828}{23}\] = 36 [m]

Do đó diện tích của hình thang ABED là:

SABED= \[\frac{\left [ AB+DE \right ].AD}{2}\] = \[\frac{\left [ 23+31 \right ].36}{2}\] = 972[m2]

Bài 27 trang 125 sgk toán lớp 8 tập 1

Vì sao hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF [h.141] lại có cùng diện tích ? Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước.

Hướng dẫn giải:

Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF có đáy chung là AB và có chiều cao bằng nhau, vậy chúng có diện tích bằng nhau.

Suy ra cách vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với một hình bình hành cho trước:

- Lấy nột cạnh của hình bình hành ABEF làm một cạnh của hình chữ nhật cần vẽ, chẳng hạn cạnh AB.

- Vẽ đường thẳng EF.

- Từ A và b vẽ các đường thẳng vuông góc với đường thẳng EF, chúng cắt đường thẳng EF lần lượt tại D, C. vẽ các đoạn thẳng AD, BC. ABCD là hình chữ nhật có cùng diện tích với hình bình hành ABEF đã cho

Bài 28 trang 126 sgk toán lớp 8 tập 1

Xem hình 142 [IG// FU]. Hãy đọc tên một số hình có cùng diện tích với hình bình hành FIGE.

Hướng dẫn giải:

Ta có IG // FU nên khoảng cách giữa hai đường thẳng IG và FU không đổi và bằng h. Các hình bình hành FIGE, IGRE, IGUR có cạnh bằng nhau FE = ER = RU có cùng chiều cao ứng với cạnh đó nên diện tích chúng bằng nhau. Tức là SFIGR = SIGRE = SIGUR[ = h. FE]

Mặt khác các tam giác IFG, GEU có cạnh đáy FR và EU bằng nhau, bằng hai lần cạnh hình bình hành FIGE nên diện tích chúng bằng nhau:

SIFR = SGEU = SFIGE

Vậy SFIGE = SIGRE = SIGUR = SIFR = SGEU

Bài 29 trang 126 sgk toán lớp 8 tập 1

Khi nối trung điểm của hai đáy hình thang, tại sao ta được hai hình thang có diện tích bằng nhau?

Hướng dẫn giải:

Cho hình thang ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của hay đáy AB, CD. Ta có hai hình thang AMND và BMNC có cùng chiều cao, có đáy trên bằng nhau AM = MB, có đáy dưới bằng nhau DN = NC. Vậy chúng có diện tích bằng nhau.

Bài 30 trang 126 sgk toán lớp 8 tập 1

Trên hình 143 ta có hình thang ABCD với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK. Hãy so sánh dện tích hai hình này, từ đó suy ra một cách chứng minh khác về công thức diện tích hình thang.

Hướng dẫn giải:

Ta có hình thang ABCD [ AB// CD], với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK như hình vẽ .

Dễ dàng chứng minh

∆AEG = ∆DEK;

∆BFH = ∆CFI

Do đó SABCD = SAEKIFB + SDEK + SCFI = SAEKIFB + SAEG + SBFH = SGHIK

Nên

SABCD = SGHIK = EF. AJ mà EF = \[EF = {{AB + CD} \over 2}\]

Do đó SABCD = \[{S_{ABC{\rm{D}}}} = {{AB + C{\rm{D}}} \over 2}.AJ\]

Vậy ta gặp lại công thức tính diện tích hình thang đã được học nhưng bằng một phương pháp chứng minh khác. Mặt khác, ta phát hiện công thức mới : Diện tích hình thang bằng tích của đường trung bình hình thang với chiều cao.

Bài 31 Trang 126 SGK Toán 8 tập 1 biên soạn và đăng tải với hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 8. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Bài 31 Trang 126 SGK Toán 8 - Tập 1

Bài 31 [trang 126 SGK]: Xem hình 144. Hãy chỉ ra các hình có cùng diện tích [lấy ô vuông làm đơn vị diện tích].

Hướng dẫn giải

- Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài và chiều rộng.

- Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân chiều cao.

Lời giải chi tiết

Hình 1: Diện tích hình bình hành bằng: 4 . 2 = 8 [ô vuông]

Hình 2: Diện tích hình chữ nhật bằng: 2 . 3 = 6 [ô vuông]

Hình 3: Diện tích hình bình hành bằng: 3 . 3 = 9 [ô vuông]

Hình 4: Diện tích hình chữ nhật bằng: 1 . 7 = 7 [ô vuông]

Hình 5: Diện tích hình chữ nhật bằng: 4 . 2 = 8 [ô vuông]

Hình 6: Diện tích hình bình hành bằng: 3 . 2 = 6 [ô vuông]

Hình 7: Diện tích hình bình hành bằng: 3 . 3 = 9 [ô vuông]

Hình 8: Diện tích hình bình hành bằng: 4 . 2 = 8 [ô vuông]

Hình 9: Diện tích hình bình hành bằng: 1 . 6 = 6 [ô vuông]

Kết luận: + Hình 2, 6, 9 có cùng diện tích là 6 ô vuông.

+ Hình 1, 5, 8 có cùng diện tích là 8 ô vuông.

+ Hình 3, 7 có cùng diện tích là 9 ô vuông.

+ Hình 4 có diện tích là 7 ô vuông.

---------

Trên đây là lời giải chi tiết bài tập Toán 8 bài 4: Diện tích hình thang cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán Chương 2: Đa giác, diện tích đa giác Toán 8 Tập 1. Với lời giải hướng dẫn chi tiết các bạn có thể so sánh kết quả của mình từ đó nắm chắc kiến thức Toán lớp 8. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với GiaiToan để có thêm nhiều tài liệu chất lượng miễn phí nhé!

Chủ Đề