Ai cho tôi lương thiện là gì

Khi một người có thể bao dung hết thảy những chuyện không vui trong cuộc sống, chỉ chú tâm tới trách nhiệm của bản thân chứ không phải lợi ích cá nhân, thì họ đang đứng trên đỉnh cao nhất về cảnh giới tinh thần, và cũng là người lương thiện nhất.

[Ảnh minh họa: Thampitakkull Jakkree, Shutterstock]

Cảnh giới tinh thần của một người thường đi cùng với sự thiện lương của bản thân họ. Đối diện trước những mâu thuẫn, người như vậy thường truyền thiện tâm của mình cho mọi người. Đó không phải là họ cố ý làm vậy, mà là sự lựa chọn căn bản nhất từ sâu thẳm nội tâm.

Người càng lương thiện thì nhân cách càng lớn lao. Họ làm việc có thủy có chung, xem trọng trách nhiệm của mình, vô tư không vụ lợi. Họ làm việc không xuất phát từ dục vọng và công danh, lợi lộc, nên không bị chúng che mờ hai mắt, chỉ thuận theo tiêu chuẩn đạo đức của lương tri.

Mạnh Tử giảng: “Người quân tử khác người thường ở chỗ giữ tâm, tức cảnh giới. Người quân tử lấy lòng thương người để giữ tâm, lấy lễ để giữ tâm. Người Nhân là người có lòng thương người, người hiếu Lễ là người biết kính người. Yêu người thì được người yêu lại, kính người thì được người kính lại”. Vậy nên người lương thiện sẽ được người đời khâm phục và nể trọng.

Gia tộc họ Vương ở Lang Gia, Sơn Đông là hậu duệ của trọng thần Vương Cát thời Hán Tuyên Đế. Suốt 1700 năm kéo dài từ Đông Hán đến Minh Thanh, gia tộc họ Vương đã bồi dưỡng được 36 Hoàng hậu, 36 Phò mã và 35 Tể tướng [theo ghi chép trong “Nhị thập tứ sử”] và trở thành gia tộc hiển hách nhất lịch sử và được tôn xưng là “Trung Hoa đệ nhất vọng tộc”. Điều khiến mọi người kinh ngạc hơn là để làm được điều đó, gia tộc họ Vương đã dựa vào gia quy vẻn vẹn có 6 từ: “Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện”, nghĩa là “Nói nên chậm, tâm nên thiện”.

Mileva Marić-Einstein, nhà vật lý và toán học người Serbia, từng nói: “Người càng lương thiện, lại càng không thể phát hiện ra những điều bất lương ở người khác.” Có người nghĩ rằng người lương thiện có phần ngốc nghếch, kỳ thực là bởi người lương thiện có nội tâm cao thượng, không có ý tưởng thấp hèn, không so đo tính toán, không tự cao tự đại. Bởi vậy William Shakespeare ví: “Tâm lương thiện chính là vàng”. Người lương thiện thì phẩm cách vô cùng ưu tú, sự lương thiện của họ khiến người khác kính phục, thậm chí khiến người khác có cảm giác không thể làm theo, không thể với tới.

Từ khi còn là một cậu bé 5 tuổi, Phạm Trọng Yêm đã mang trong mình tấm lòng lương thiện muốn giúp dân, giúp nước. Khi được một thầy tướng số hỏi, cậu đã nói mơ ước sau này có thể trở thành thầy thuốc hoặc tể tướng. Nguyên nhân là vì thầy thuốc có thể trực tiếp bốc thuốc cứu mạng người, còn tể tướng lại có thể phò tá thiên tử chăm lo cho bách tính được bình yên. Ý nguyện của cậu làm ông thầy tướng số cảm động, nói cậu có “cái tâm của một vị tể tướng”. Quả nhiên sau này Phạm Trọng Yêm đã trở thành một vị tể tướng tài ba thời Bắc Tống.

Phạm Trọng Yêm cứu tế học trò, giảm nô dịch, xây dựng nghĩa điền, hành thiện ân trạch khắp thiên hạ. Trong cuốn “Nghĩa Điền Ký” của Tiền Công Phụ có một đoạn ghi chép như sau: Phạm Trọng Yêm bỏ ra rất nhiều tiền mua mấy ngàn mẫu ruộng tốt. Ông không dùng ruộng đất để làm giàu, mà ngược lại mang tất cả ruộng đất đó coi là ruộng công ích, để bách tính khỏi phải chịu nỗi khổ đói khát, cơ hàn, nhưng không cấp ruộng cho những người làm quan.

Mặc dù quyền cao chức trọng, bổng lộc lớn, nhưng Phạm Trọng Yêm không để lại tiền của cho con cái, mà toàn bộ dùng vào việc thiện, cứu khổ phò nguy, truyền đức nhân, lấy việc thiện làm vui cho con cháu. Phạm Trọng Yêm đã gieo hạt giống lương thiện trong gia tộc, giúp con cháu hưng vượng suốt 800 năm, từ thời Tống mãi cho đến thời Mạt Thanh.

Người lương thiện không phải tranh đấu ngược xuôi, sống cuộc đời khổ nhọc, tính kế hại người, ăn không ngon ngủ không yên. Họ tự nhiên có được may mắn, có được phúc lành. Bản thân họ không vì cách nhìn của người khác mà dễ dàng thay đổi bản tính của mình. Trong đối nhân xử thế họ luôn mỉm cười, vui vẻ, cuộc sống của họ và những người xung quanh cũng sẽ có nhiều niềm vui.

Có câu nói nổi tiếng rằng: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, Đạo Trời không thân với ai, mà thường ở chỗ người Thiện. Thiên thượng để người lương thiện được làm một người lương thiện, đây chính là món quà cao quý nhất đối với con người. Sự thiện lương cũng là đạo lý phổ quát nhất mà nhân loại luôn hướng đến.

Theo Vision Times tiếng Trung Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Cùng suy ngẫm

Lương thiện được hiểu là không làm điều gì trái pháp luật và đạo đức. Lương thiện là không tham lam, ích kỉ; là biết giữ mình, biết kìm nén dục vọng. Lương thiện là kĩ năng sống quan trọng nhất trong quá trình học làm người.

Người lương thiện là những người có tấm lòng thật thà, bao dung với mọi người. Lương thiện trong từng suy nghĩ, lời nói, việc làm mỗi ngày như những hạt mầm tốt được gieo vào tâm hồn mỗi người. Qua thời gian, chúng sẽ lớn lên, sẽ cho bóng mát và chở che, bảo vệ tâm hồn ta trở nên khỏe mạnh, an lành. Sống lương thiện, tâm hồn ta sẽ trở nên đẹp đẽ, trong sáng, vô ngần. Sống lương thiện là lối sống đúng đắn, góp phần xây dựng hình tượng đẹp đẽ cho mỗi người và trong lòng mọi người. Chính nó làm nên “thương hiệu” giá trị của một con người.

Người ta bảo, người thông minh chưa hẳn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh. Nếu thông minh là thiên phú thì lương thiện lại là sự lựa chọn. Trong cuộc sống, hẳn mỗi người sẽ đứng trước rất nhiều con đường, nhiều ngã rẽ và nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu một lúc nào đó, cuộc sống bắt ta phải lựa chọn thì bạn đừng do dự khi chọn mình trở thành người lương thiện.

Sức mạnh của lương thiện Ảnh minh họa

Lương thiện có thể giúp ta thay đổi số mệnh, đem đến cho con người may mắn, phúc đức. Ông bà ta thường bảo “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, hay “Ở hiền, gặp lành”. Cuộc sống có rất nhiều minh chứng cho điều nói trên. Câu chuyện về cậu bé đánh giày và những đồng xu mượn của ông đạo diễn phim nổi tiếng trên phố, cùng lời hứa sẽ trả lại tiền là một ví dụ. Cái kết có hậu cho cậu bé [thực hiện đúng như lời đã hứa và còn mong muốn có thêm điều bất ngờ cho những người bạn có cùng hoàn cảnh như cậu] là việc cậu được nhận vai chính trong bộ phim của ông. Cậu xứng đáng nhận được điều đó bởi sự lương thiện của chính mình.

Tấm lòng lương thiện của mỗi người còn có sức mạnh cảm hóa, thay đổi người khác theo chiều hướng tích cực. Câu chuyện của cô giáo hết lòng vì học trò mà tôi biết là một điển hình. Dù học sinh quậy phá hay lười biếng, không nghe lời,… cô giáo vẫn luôn mỉm cười. Cô vừa nhẹ nhàng vừa cứng rắn; vừa gần gũi để hiểu tâm lí của mỗi em vừa cố gắng đầu tư chuyên môn làm cho bài giảng trên lớp trở nên thú vị. Lòng lương thiện của cô cuối cùng cũng đã giúp học sinh nhận ra và trở nên chăm ngoan, học tốt hơn.

Người xưa thường nói “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Bởi vậy, khi ai đó chẳng may lâm vào nghịch cảnh, sai trái, nếu chúng ta dùng lương thiện để đối đãi, để giao tiếp với họ, thì chắc chắn họ sẽ thay đổi, hướng thiện. Đó là câu chuyện của một người cha có đứa con lầm đường, lạc bước, luôn mang trong lòng sự hận thù. Bằng tình yêu thương của người cha, bằng sự lương thiện trong tâm hồn ông và lòng quyết tâm, tin tưởng, ông đã giúp con tìm lại ánh sáng cuối con đường.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận thấy sức mạnh từ sự lương thiện. Nhiều người quan niệm sống lương thiện chỉ thiệt thòi, chỉ khổ bản thân mình. Họ cổ xúy lối sống lạnh lùng để bản thân trở nên mạnh mẽ. Họ coi lương thiện là vẻ ngoài phù phiếm, hời hợt. Nhưng họ đâu biết, lương thiện chân chính lại xuất phát từ nội tâm, từ trong lòng mỗi người; là sự bao dung, sự tử tế, chính trực,... khi đối đãi với người khác.

Lương thiện có sức mạnh lan tỏa. Nó khiến những ai nhìn thấy, nghe thấy, đọc thấy đều xúc động, trầm trồ, ngưỡng mộ. Xã hội nhân văn, tốt đẹp hơn vì có những người sống lương thiện. Khi ta sống lương thiện, những điều may mắn, kì diệu bất ngờ sẽ đến với ta, hay chí ít ta cũng cảm thấy hạnh phúc!

Bạn tôi vốn là một cựu chiến binh, cán bộ nghiên cứu than thở: “Tôi cặm cụi hơn một năm trời viết cuốn sách khảo cứu về văn hóa làng xã. Sách in xong, tôi đem tặng bạn bè và một số lãnh đạo thân thiết. Ai cũng khen và cảm ơn, khiến tôi phấn chấn lắm! Đâu ngờ chỉ ít lâu sau, vào quán sách cũ, tôi bắt gặp cuốn sách của mình kí tặng một vị thủ trưởng nằm ở đó. Thật buồn, ông ạ!”.

Năm nay tôi 67 tuổi, đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. Tôi vui mừng chứng kiến những đổi thay trên quê hương, đất nước.

Cuộc sống vốn có nhiều thứ cần ngẫm nghĩ đôi khi phải dùng cả đời để thấu hiểu, để thêm yêu cuộc sống và có niềm vui hạnh phúc.

Làm lễ cúng mồng 3 Tết xong, cha quay sang bảo tôi: "Con nhớ thủ tục cúng kiến hết chưa. Đừng để sau này cha mất đi, những phong tục này cũng bị mai một. Mâm cúng gia tiên nhạt thếch, nhang khói ông bà lạnh tanh là coi không đặng đó". Tôi gãi đầu cười: "Dạ để con ráng nhớ".

Ngày 27/1, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng đề nghị xem xét cho thôi hợp đồng đối với giáo viên và xem xét trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy [thành phố Hải Phòng] với vai trò người đứng đầu.

Phiên bản di động

Video liên quan

Chủ Đề