13 kiếp của con người là gì

Theo quan niệm Phật giáo, mọi chúng sinh đều ngụp lặn trong biển luân hồi vô thủy vô chung [không có bắt đầu, không có kết thúc], bị dẫn dắt theo những nghiệp báo mình từng tạo ra. Không ai biết mình từ đâu đến, từng là ai trong kiếp trước và sau này sẽ đi đâu, sẽ đầu thai thành cái gì... Chỉ những người tu hành đạt thánh quả A La Hán mới vượt ra khỏi vòng sinh tử, chấm dứt luân hồi và biết được về tiền kiếp của mình cũng như các chúng sinh khác.

Còn Đức Phật Thích Ca thì sao? 

Đức Phật giảng pháp.

Kinh sách kể lại, có lần, khi Phật trú ở thành Xá Vệ [Sàvatthi], nhiều vị tăng đến ngồi bên cạnh, hỏi ngài rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, Người đã đi qua bao nhiêu kiếp sống?".

Đức Phật không đưa ra con số cụ thể, ngài chỉ cho biết những kiếp sống mà mỗi người trải qua đều nhiều đến không thể đếm hết.

"Rất nhiều, n các tỳ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, hay một vài trăm ngàn kiếp", Phật nói.

Các vị tăng hỏi: "Bạch Đức Thế Tôn, Người có thể cho một ví dụ được không?". 

"Ví dụ như ở đây có bốn vị đệ tử, mỗi người đều sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp. Nhiều như vậy, này các tỳ kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp" - Đức Phật nhắc lại để nhấn mạnh. Ngài nói, số kiếp mà mỗi người đã đi qua nhiều đến nỗi "đủ để các ông nhàm chán, đủ để các ông từ bỏ, đủ để các ông giải thoát đối với tất cả các hành".

Luân hồi như bánh xe quay tròn không ngừng nghỉ. Hết một kiếp sống, chúng sinh sẽ tái sinh sang một kiếp khác, tùy nghiệp quả mà đi vào một trong 6 đường luân hồi: Cõi trời, cõi người, cõi a tu la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. 

Theo Phật đạo, con người còn tham ái là còn bị chìm đắm trong vòng luân hồi, chưa thể giải thoát. Trừ các vị thánh tăng tu hành đắc đạo, đại đa số con người không thể diệt sạch tham ái, chỉ có thể giảm bớt tham, sân, si để cuộc sống tốt đẹp hơn, tâm được bình yên hơn. Được như thế, dù vẫn chưa thể ra khỏi vòng luân hồi nhưng chúng sinh sẽ được sinh vào cõi tốt đẹp, nhận nhiều quả ngọt trong cuộc sống và bản thân sự hiện diện của họ cũng giúp "tốt đời đẹp đạo", gieo duyên lành cho những người xung quanh.

Về các kiếp sống quá khứ của Đức Phật, các bài giảng của Ngài nhiều lần cho thấy, bản thân Đức Phật từng là cái cây, cũng từng mang thân động vật nhưng dù mang thân gì thì ngài luôn sống từ bi hỷ xả. Những kiếp sinh ở cõi người, ngài đều mang tâm bồ tát, lập đại nguyện tìm con đường cứu khổ chúng sinh. Các vị Bồ tát ở kiếp sống cuối cùng cuối cùng trước khi thành Phật đều sinh ở cõi người. Kiếp cuối cùng của đức Phật là thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Thích Ca. 

Có quá nhiều những điều kỳ diệu, ltưởng như không thể, nhưng lại đang diễn ra ở những ngôi làng hẻo lánh, vùng núi xa xôi ở khu vực phương Đông, như Ấn Độ, Tây Tạng, Ba Tư... khiến GS Baird T. Spalding cùng các cộng sự bối rối.

Có quá nhiều những điều kỳ diệu, lạ thường, tưởng như không thể, nhưng lại đang diễn ra ở những ngôi làng hẻo lánh, vùng núi xa xôi ở khu vực phương Đông, như Ấn Độ, Tây Tạng, Ba Tư... khiến GS Baird T. Spalding cùng các cộng sự của ông vô cùng bối rối.

Họ hoài nghi trước những khả năng phi thường của các bậc Chân sư: Làm sao con người có thể đi xuyên qua thời gian và không gian? Làm sao con người có thể tự truyền năng lượng để chữa lành bệnh cho người khác? Làm sao con người có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong bóng tối? Làm sao con người có thể tự “hô biến” ra nguồn thức ăn vô tận từ một thế giới siêu hình nào đó? Làm sao con người có thể đi trên mặt nước mà không bị chìm? Làm sao con người có thể hồi sinh sau khi linh hồn đã rời khỏi thể xác... Làm sao? Vì sao và Tại sao?!?

Nhiều câu hỏi liên tiếp được đặt ra trong chuyến hành trình về phương Đông của GS Baird T. Spalding và các học giả phương Tây. Người đọc sẽ đi từ ngạc nhiên này sang bất ngờ khác. Đó cũng chính là sự hấp dẫn khó cưỡng của bộ hồi ký Hành trình về phương Đông - nguyên tác “Life and Teaching of the Masters of the Far East”.


“Khi Ray ngồi xuống, một ai đó hỏi xin bánh mỳ. Chỉ còn duy nhất một miếng bánh trong cái khay đặt trên nắp hộp. Người phụ nữ xinh đẹp giơ tay ra, và gần như ngay lập tức có một ổ bánh mỳ lớn xuất hiện trong tay cô ấy. Cô ấy chuyển bánh mỳ cho bà chủ nhà, và bà chủ nhà bắt đầu cắt bánh để phục vụ mọi người. Lúc này, người phụ trách đứng dậy hỏi rằng, liệu họ có sẵn lòng cho phép anh ta được xem ổ bánh mỳ như thế nào không. Ổ bánh mỳ được chuyển đến anh ta. Sau khi xem xét kỹ lưỡng một lúc, anh ta trả lại nó. Chúng tôi có thể thấy, anh ta rất bối rối...”

“Mẹ của Emil nói: “Nếu con yêu em con nhiều như vậy, con cũng có thể giúp chữa lành cho em con”. Và, bà bảo cô bé hãy ngồi vào vị trí của bà, đặt tay lên một bên má của người em trai. Sau đó, mẹ Emil tránh sang bên, để cô bé có thể đặt tay lên trán của cậu bé. Gần như ngay lập tức, tiếng rên rỉ dừng lại, khuôn mặt cậu bé rạng rỡ, cơ thể nhỏ bé của cậu chùng xuống, một cảm giác êm đềm hoàn hảo trôi qua trong khung cảnh ấy. Cậu bé chìm vào giấc ngủ thật bình yên và tự nhiên...”

Với lối kể chuyện chậm rãi, GS Baird T. Spalding đã dẫn dắt người đọc đi tới tận cùng những điều bí ẩn nhất trong chuyến hành trình về phương Đông. Người đọc sẽ được chứng kiến và tự mình chiêm nghiệm về những điều kỳ diệu của nền khoa học cổ xưa, cùng những bí truyền của nền văn hóa phương Đông như: Đức tin, thuật yoga, thiền định, thuật dưỡng sinh chữa lành, quan niệm về sự luân hồi, thuật thoát xác, cõi sống và cõi chết, luật nhân quả...


Sự hiện hữu của “một thế giới tâm linh” trong cuộc sống hàng ngày của các bậc Chân sư vĩ đại ở phương Đông đã thôi thúc các học giả phương Tây đi đến cuối hành trình nghiên cứu khám phá. Và đó cũng chính là nguồn cảm hứng bất tận cho người đọc tìm đến với bộ hồi ký “Hành trình về phương Đông”, để tìm đọc những điều còn bí ẩn, để tự mình chứng nghiệm những điều huyền diệu nhất của con người và vũ trụ.

Baird T.Spalding là một nhà văn lỗi lạc và thần bí, sinh năm 1872 và mất năm 1953. Tên tuổi của ông đã trở thành huyền thoại trong giới lý thuyết siêu hình và chân lý trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu với thế giới phương Tây về sự hiện hữu của các bậc Chân sư, hay những người anh cả, đã trợ giúp và định hướng cho số phận của nhân loại.

Chỉ sau 1 tuần ra mắt, 2000 cuốn sách “Hành trình về phương Đông” đã tới tay độc giả cả nước. Ngày 13/08/2014, Công ty Cổ phần Văn hóa Huy Hoàng [Huy Hoang Bookstore] - đơn vị phát hành độc quyền “Hành trình về phương Đông” tại Việt Nam chính thức tái bản cuốn sách này.

Tác phẩm: Hành trình về Phương Đông.
Tác giả: Baird T. Spalding
Dịch giả: AnleBooks.
Đơn vị phát hành: Công ty Cổ phần Văn hóa Huy Hoàng [Huy Hoang Bookstore].
Đơn vị xuất bản: Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin.
Giá bìa: 270.000 đ.

Thanh Loan

Chủ Đề