Định mức chi phí lập dự toán xây dựng năm 2024

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chi phí lập dự toán gói thầu xây dựng do chủ đầu tư tự quyết định đảm bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều 132.

Đối với dự án có sử dụng vốn nhà nước, trường hợp thuê tư vấn lập dự toán gói thầu xây dựng thì chi phí được xác định bằng cách lập dự toán theo Thông tư 16/2019/TT-BXD Phụ lục số 3, cụ thể như sau:

C= CG + QL + K + TN + VAT + DP

1. Chi phí chuyên gia (CG)

Chi phí chuyên gia được xác định bằng tổng chi phí các loại chuyên gia (CG = ∑CGi), trong đó CGi là chi phí chuyên gia loại i được xác định theo công thức CGi = Scgi x Tcgi x Lcgi

- Scgi là số lượng chuyên gia loại i cần thiết để thực hiện công việc, dự kiến số lượng chuyên gia gồm:

+ Kỹ sư cao cấp (chủ trì): 01 người

+ Kỹ sư chính (xác định khối lượng và nội dung dự toán): 01 người

+ Kỹ sư (thu thập số liệu, tính toán chi tiết): 01 người

- Tcgi là thời gian làm việc của chuyên gia, dự kiến 5÷10 ngày (bao gồm cả chỉnh sửa, hoàn thiện)

- Lcgi là tiền lương của chuyên gia loại i (chuyên gia trong nước xác định theo Thông tư 15/2019/TT-BXD Phụ lục số 5, chuyên gia nước ngoài xác định theo thông lệ quốc tế)

2. Chi phí quản lý (QL)

Chi phí quản lý QL = CG x 55%

3. Chi phí khác (K)

Chi phí khác (văn phòng phẩm; chi phí khấu hao thiết bị; phân bổ chi phí mua phần mềm ứng dụng; chi phí hội nghị, hội thảo,…)

Nội dung chi phí Giá trị trước thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế Tổng cộng Giá trị sau thuế

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 6268/H02-P7 ngày 29/12/2022 của Cục Quản lý xây dựng và doanh trại - Bộ Công An đề nghị cho ý kiến về việc áp dụng định mức, đơn giá để lập dự toán xây dựng công trình thuộc Dự án Học viện chính trị công an nhân dân Lào.

Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã có công văn 541/BXD-KTXD có ý kiến như sau:

Căn cứ hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh lập dự toán gửi kèm văn bản số 6268/H02-P7 thì Dự án được lập năm 2022, nguồn vốn áp dụng cho Dự án là vốn ngân sách nhà nước Việt Nam cấp qua Bộ Công An Việt Nam, Dự án được đầu tư xây dựng tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Do vậy, việc triển khai dự án đầu tư sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Trường hợp Dự án áp dụng quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì việc sử dụng định mức, giá xây dựng công trình để lập dự toán xây dựng công trình thực hiện như sau:

- Về định mức: thực hiện theo quy định tại khoản 51 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014. Đối với định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh trong quá trình lập dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Về đơn giá xây dựng công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Theo thuyết minh lập dự toán gửi kèm theo văn bản số 6268/H02-P7, một số vật tư, vật liệu được xác định theo phương án vận chuyển từ Việt Nam sang. Đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đánh giá, so sánh với giá các vật tư, vật liệu này tại thị trường Lào để có thêm thông tin, cơ sở đánh giá sự phù hợp, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư của Dự án. Đối với việc xác định đơn giá nhân công, trường hợp một số công tác phải sử dụng nhân công của Việt Nam, chủ đầu tư lưu ý chỉ đạo đơn vị tư vấn tính toán đủ các chi phí bổ sung cho người lao động thực hiện các công việc tại nước ngoài (như chi phí di chuyển, liên lạc, và các phụ cấp sinh hoạt...).

Căn cứ Quyết định 1688/QĐ-BTTTT năm 2019' onclick="vbclick('68110', '308691');" target='_blank'>Quyết định 1688/QĐ-BTTTT năm 2019 quy định hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thiết kế thi công và dự toán ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

- Chi phí thiết kế thi công và dự toán xác định theo định mức công bố tại Quyết định này là mức chi phí cần thiết để hoàn thành toàn bộ công việc, đầy đủ nội dung và đạt yêu cầu chất lượng thiết kế thi công, dự toán theo quy định hiện hành.

- Chi phí thiết kế thi công và dự toán hạng mục hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (tính theo hướng dẫn tại mục 3, phần I và định mức công bố tại mục a, Bảng số 3 Quyết định này) nhân với chi phí xây lắp và chi phí thiết bị (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt.

- Chi phí thiết kế thi công và dự toán hạng mục phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (tính theo hướng dẫn tại mục 3, phần I và định mức công bố tại mục b, Bảng số 3 Quyết định này) nhân với chi phí thiết bị2 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt.

- Trường hợp công việc thiết kế thi công và dự toán được thực hiện theo từng gói thầu thì chi phí thiết kế thi công và dự toán (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) xác định theo định mức tỷ lệ % (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí thiết kế thi công và dự toán của toàn bộ dự án trong tổng mức đầu tư nói trên) nhân với chi phí xây lắp và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của từng gói thầu đó.

- Chi phí thiết kế thi công và dự toán tính theo định mức công bố tại Quyết định này đã bao gồm: chi phí lập dự toán, chi phí giám sát tác giả. Chi phí lập dự toán chiếm 12% của chi phí thiết kế thi công và dự toán; Chi phí giám sát tác giả chiếm 10% của chi phí thiết kế thi công và dự toán.

- Chi phí thuê tư vấn lập lại dự toán hoặc lập bổ sung, điều chỉnh dự toán (không do lỗi của nhà thầu tư vấn) xác định bằng dự toán hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhưng mức tối đa không vượt quá 50% chi phí lập dự toán nêu tại điếm 3.1.5 nói trên.

- Định mức chi phí thiết kế thi công và dự toán trong Bảng số 3 dưới đây được điều chỉnh tăng, giảm trong các trường hợp sau:

+ Điều chỉnh tăng định mức chi phí thiết kế thi công và dự toán

++ Dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

Thiết kế mở rộng, nâng cấp có tính toán kết nối với hạ tầng, kỹ thuật công nghệ của hệ thống hiện có: k = 1,15.

++ Thiết kế ứng dụng công nghệ thông tin xây lắp ở hải đảo, biên giới; Thiết kế trong dự án triển khai ở các khu vực hoặc địa bàn nhiều tỉnh khác nhau thì chi phí lập thiết kế được xác định theo định mức công bố tại Quyết định này và điều chỉnh với hệ số k = 1,2.

+ Điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế thi công và dự toán:

++ Sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban hành:

Hạng mục thứ nhất: điều chỉnh với hệ số k = 0,36.

Hạng mục thứ hai trở đi: điều chỉnh với hệ số k = 0,18.

++ Thiết kế lặp lại trong một dự án hoặc sử dụng lại thiết kế:

Hạng mục hoặc Dự án thứ nhất không điều chỉnh.

Hạng mục hoặc Dự án thứ hai: điều chỉnh với hệ số k = 0,36.

Hạng mục hoặc Dự án thứ ba trở đi: điều chỉnh với hệ số k = 0,18.

Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, đề cương và dự toán chi tiết có tổng giá trị mua sắm dự phòng, thay thế một phần các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây lắp và thiết bị thì chi phí lập thiết kế thi công và dự toán được xác định theo định mức công bố tại Quyết định này và điều chỉnh với hệ số k = 0,67.

- Định mức chi phí thiết kế thi công và dự toán chưa gồm chi phí để thực hiện các công việc sau:

+ Khảo sát phục vụ thiết kế (nếu có).

+ Mua bản quyền trí tuệ thiết kế.

+ Mua bản quyền sản phẩm phần mềm thương mại.

+ Chi phí để thực hiện các công việc nêu trên xác định theo các văn bản hướng dẫn tương ứng hoặc xác định bằng cách lập dự toán chi phí.

- Chi phí lập thiết kế thi công và dự toán hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đã có định mức chi phí lập thiết kế thi công và dự toán đầu tư do Bộ, ngành khác ban hành thì căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư xem xét quyết định việc áp dụng định mức chi phí lập thiết kế thi công và dự toán phù hợp.

Lập dự toán công trình xây dựng là gì?

Dự toán Xây dựng là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật - thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.

Dự toán xây dựng công trình gồm bao nhiêu thành phần chi phí?

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng trong xây dựng là gì?

Trong ngành xây dựng, chi phí dự phòng là một khoản tiền mà các doanh nghiệp xây dựng thường đưa ra để dự phòng cho các tình huống không mong muốn hoặc không dự kiến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, được tính sẵn vào dự toán chi phí của công trình.

Chi phí giám sát thi công xây dựng theo quy định được tính như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng, chi phí giám sát thi công xây dựng công trình nhà ở được xác định tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu thi công xây dựng.