Ý nào dưới đây không phải là một trong những biện pháp duy trì đa dạng sinh học ở nước ta

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm đa dạng sinh học
  • 2. Phân loại đa dạng sinh học
  • 3. Giá trị của đa dạng sinh học là gì ?
  • 3.1 Giá trị kinh tế
  • 3.2 Giá trị xã hội
  • 4. Ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Luật sư hướng dẫn:

1. Khái niệm đa dạng sinh học

Con người đã sống hàng nghìn năm ữong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học hết sức mới so với lịch sử tri thức nhân loại. Mãi đến năm 1988, đa dạng sinh học vói tư cách là khái niệm mới xuất hiện trong tác phẩm “Biodiversity” của nhà sinh học E.o Wilson và sau đố được đề cập nhiều lần ưong các công trinh nghiên cứu khác, kể cả các công trình do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên phát triển thực hiện. Đa dạng sinh học với tư cách là vấn đề của pháp luật được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi Công ước quốc tế về đa dạng sinh học được thông qua tại Nairobi vào ngày 22 tháng 5 năm 1992 và được 150 quốc gia kí vào ngày 5 tháng 6 năm đó. Từ đó, đa dạng sinh học đã ưở thành vấn đề pháp lí quốc tế và quốc gia được hầu hết các nước ttên thế giới quan tâm.

Đa dạng sinh học là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Nếu tiếp cận từ quan điểm kết cấu thì đa dạng sinh học bao gồm các thực thể sống quần tụ lại theo nhóm, loài, cộng đồng... Tiếp cận từ góc độ chức năng thì nói đến đa dạng sinh học là nói đến các hệ sinh thái và các quá trình tiến hoá. Dù tiếp cận ở từ góc độ nào thì các định nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa nhận mối liên hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau giữa chúng trong quá trình tiến hoá và phát triển. Đa dạng sinh học cấu thành nền tảng của cuộc sống ttên ttái đất, cuộc sống của cả con người và các thực thể sống khác. Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã đưa ra định nghĩa sau đây về đa dạng sinh học:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên

Theo Luật đa dạng sinh học năm 2008 thì đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (khoản 5 Điều 3).

2. Phân loại đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học gồm những thành phần sau đây:

- Đa dạng về gen: Theo quan niệm của ESA (Ecological Society of America) đa dạng về gen là toàn bộ các gen chứa ttong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể (NST), các gen và các ADN chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó là tạo sự đa dạng của nguồn gen.

- Đa dạng loài: Là toàn bộ những sự khác nhau trong nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Sự đa dạng này bao gồm số lượng vô cùng lớn các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Sự đa dạng loài thể hiện ttong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại ttên ttái đất. Theo ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng 10 triệu loài khác nhau đang tồn tại. Tuy nhiên, chỉ có một phần trong số đó hiện đã được xác định. Tuy những số liệu khoa học về số giống loài ttên ttái đất có khác nhau ttong các nghiên cứu về sinh học song sự đa dạng về giống loài là thực tế không thể phủ nhận.

- Đa dạng hệ sinh thái: Là sự phong phú về ttạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển ttong môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Trong mỗi hệ sinh thái, những sinh vật bao gồm cả con người tạo thành tổng thể, tương tác với nhau và với cả không khí, nước, đất bao quanh chúng. Như vậy, sự đa dạng hệ sinh thái là khái niệm chỉ toàn bộ các quần thể sinh vật, động vật và các quá trinh sinh học khác nhau. Sự đa dạng hệ sinh thái không đơn thuần là sự tổng cộng các hệ sinh thái, các loài và các vật chất di truyền khác nhau. Nó có những mối quan hệ tương tác, những sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau tạo nên sự sống ttên ttái đất.

3. Giá trị của đa dạng sinh học là gì ?

Đa dạng sinh học có tầm quan ttọng vô cùng to lớn đối vói sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học cồ những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ vài thập kỉ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ.

3.1 Giá trị kinh tế

về giá frị kinh tế của đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học là nền tảng phát triển của các cộng đồng ttong những thời kì trước đây cũng như hiện nay. Sự phụ thuộc của nhiều cộng đồng và đa dạng sinh học có thể nhìn thấy rõ nhất ở tất cả các cộng đồng trong các thời kì phát triển xa xưa cũng như ở các nước nông nghiệp kém phát triển trên giới trong thời đại ngày nay. Các loài thực vật trong nhiều thể kỉ đã cung cấp cho con người những sự che chở khỏi mưa nắng, nhất đối với tất cả cộng đồng sống chưa được khai sáng. Những căn nhà gỗ, những túp lều tranh đều có giá trị đối với con người, bảo vệ họ khỏi những sự bất thường của thời tiết. Những phương tiện đỉ lại của con người cũng bắt đầu từ giá trị của đa dạng sinh học. Bè lau, bè nứa, thuyền độc mộc, xe đẩy, xe kéo đều được làm từ các loại gỗ, nứa khác nhau.

3.2 Giá trị xã hội

Trước đây vài trăm năm, tất cả các cộng đồng nhờ vào các loài hoang dã và cả vào những loài đã được thuần dưỡng để đảm bảo cho mình lương thực và thực phẩm, chất đốt và các dược liệu để làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, sự phát triển của các ngành công nghiệp, chăn nuôi đã giảm bớt sự lệ thuộc của con người vào thế giới hoang dã. Tuy nhiên, con người cũng không thể tách khỏi đa dạng sinh học trong quá trình phát triển của mình. Công nghệ chế biến thực phẩm dù hiện đại đến đâu vẫn không thể bắt đầu nếu không có các nguồn nguyên liệu từ đa dạng sinh học. Tại Mỹ - nước có nền công nghiệp phát triển nhất, các nguồn lợi thu từ thế giới hoang dã chiếm 4,5% tổng thu nhập quốc dân ttong những năm cuối của thập kỉ thứ 8 của thế kỉ trước. Ngành công nghiệp cá trên thế giới hàng năm cung cấp cho con người ước chừng 100 triệu tấn thực phẩm. Ở Gana, 75% dân cư tìm kiếm thức ăn từ thế giới hoang dã. Nông nghiệp chiếm 32% thu nhập quốc dân ở các nước thu nhập thấp và khoảng 12% ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Con người buổi đầu không thể tồn tại nếu không tìm được cho mình từ trong sự đa dạng sinh học chất đốt, lương thực, thực phẩm và các loại thuốc chữa bệnh. Ngay cả trong thời đại văn minh hiện nay, con người vẫn không thể thoát ra khỏi sự ràng buộc với đa dạng sinh học. Vai trò của của đa dạng sinh học với tư cách là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người là điều không thể nào phủ nhận.

Một giá trị to lớn khác của đa dạng sinh học chính là sức khoẻ của con người, sống trong môi trường tự nhiên, con người chịu sự tác động của tự nhiên, bởi vì con người là một phần của tự nhiên. Đa dạng sinh học giữ cho con người môi trường sống tốt cho sức khoẻ. Giá trị thể hiện ở chỗ sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào môi trường. Điều này thể hiện ở khả năng của đa dạng sinh học trong việc làm trong sạch nước và không khí; phân hoá các độc tố bị phát tán do hoạt động của con người hoặc các tác động thiên nhiên. Nhiều loài thực vật có khả năng hấp thụ các chất độc trong không khí, giữ cho con người môi trường không khí ưong lành. Một số loài rau, cỏ, thuỷ sinh có khả năng làm sạch các nguồn nước để tạo cho con người và các loài khác môi trường nước trong lành. Rõ ràng khỉ rừng nhiệt đới bị tàn phá, da dạng sinh học bị kiệt quệ sẽ góp phần làm cho tầng ôzôn bị thủng, tạo ra những thay đổi thời tiết bất lợi đối với sức khoè của con người.

Mặt khác, phải nhận thấy rằng con người tìm thấy trong sự đa dạng sinh học các nguồn dược liệu để chữa bệnh. Đối với các cộng đồng chậm phát triển thì các bài thuốc chữa bệnh chủ yếu là các loài động thực vật có sẵn trong thế giới tự nhiên. Nên y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ đều dựa vào các giống loài của thế giới tự nhiên.

4. Ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Trong khi đa dạng di truyền được cho là sự khác biệt của các đặc tính di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể thì đa dạng loài chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc loài phụ trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó. Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá thông qua tính đa dạng của các loài thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài.

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính đa dạng sinh học.

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.

Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.

Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.

Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bước đi rất quan trọng trong việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn được định nghĩa là một vùng đất và/hoặc biển được xác định để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được kết hợp và được quản lý thông qua các phương tiện pháp lý và các phương tiện có hiệu quả khác.

Cho đến hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn chung nào cho việc thiết kế một khu bảo tồn trên toàn thế giới. Thay vào đó, hầu hết các khu bảo tồn đều được thiết kế tùy thuộc vào sự sẵn có của đất đai, nguồn kinh phí, sự phân bố dân cư ở trong và quanh khu bảo tồn, nhận thức của cộng đồng cũng như các tình huống bảo tồn cần được quan tâm. Tuy vậy, đã có một sự thừa nhận rộng rãi rằng các khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng bảo tồn loài, quần xã sinh vật cũng như các hệ sinh thái đích tốt hơn vì nó có thể duy trì các quá trình sinh thái diễn ra trong khu bảo tồn một cách toàn vẹn hơn các khu bảo tồn nhỏ.

Về quan điểm quản lý các khu bảo tồn, quan điểm được cho là phù hợp với việc quản lý hiệu quả một khu bảo tồn hiện nay là rằng việc áp dụng bất cứ một phương thức quản lý nào cũng phải dựa vào các đối tượng quản lý ở một địa điểm cụ thề. Chỉ khi đã xác định được các đối tượng quản lý thì các kết quả quản lý khoa học mới được áp dụng.

Hơn nữa một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần chú trọng không chỉ thực hiện công tác bảo tồn trong phạm vi ranh giới của các khu bảo tồn mà cần mở rộng phạm vi của các hoạt động nhằm bảo tồn loài, quần xã hay hệ sinh thái đích bên ngoài phạm vi cơ giới của các khu bảo tồn (off-reserve conservation). Điều này là bởi vì nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu trong các khu bảo tồn đó. Thêm vào đó, một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả cần thiết phải tính đến các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích các thành phần có liên quan tham gia vào công tác bảo vệ các loài, quần xã hay hệ sinh thái đích cần được bảo tồn.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý của một khu bảo tồn phụ thuộc phần lớn vào mức độ ủng hộ hay thù địch của người dân địa phương sống quanh khu bảo tồn. Do vậy tìm kiếm các nguồn thu nhập khác thay thế cho các thu nhập từ tài nguyên thiên nhiên trực tiếp của khu bảo tồn đã bị ngăn cấm khai thác nhằm đảm bảo và nâng cao sinh kế cho cộng đồng sống xung quanh có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch hành động ngắn hạn cho quản lý khu bảo tồn hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khu bảo tồn sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể nào bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của mình nếu quá trình hoạch định chiến lược cho việc bảo tồn và phát triển của nó không tính đến sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương. Khu bảo tồn không thể nào tồn tại như một “ốc đảo” trong tiến trình vận động và phát triển chung của xã hội và con người sống xung quanh nó.

Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được đảm bảo chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng xung quanh.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật môi trường, gọi ngay tới số: 1900.6162 để đươc Luật sư tư vấn pháp luật môi trường trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật môi trường - Công ty luật Minh Khuê