Xe độ chế bị phạt bao nhiêu?

2020-10-21T14:57:02+07:00 2020-10-21T14:57:02+07:00 //binhphuoc.gov.vn/vi/stp/an-toan-giao-thong/muc-phat-doi-voi-thay-doi-ket-cau-xe-649.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/stp/2019_09/giaonhau.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thứ tư - 21/10/2020 14:56

Tác giả bài viết: Kim Thanh

Hỏi: Muốn chiếc xe ô tô của mình trông khác lạ nên em trai tôi đã tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước chiếc xe ô tô của mình. Xin cho biết pháp luật có cho phép như vậy không? Đề nghị cho tôi biết, nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì hành vi này bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời:

 - Khoản 1, khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

- Điểm a Khoản 9 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [sửa đổi bởi Điểm i Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021], quy định như sau:

“9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy [động cơ], hệ thống phanh, hệ thống truyền động [truyền lực], hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc]”.

Đối chiếu với quy định của pháp luật thì hành vi tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước xe ô tô là vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Theo đó, hành vi sử dụng xe tự chế sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Ngoài ra, người nào điều khiển phương tiện xe tự chế tham gia giao thông còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Theo chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và , kể từ ngày 01/01/2008 cấm lưu hành đối với các loại xe tương tự xe “Tự chế”.

Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số..

Như vậy, theo quy định của pháp luật, không được phép đi xe tự chế.

Xem thêm: Từ 01/01/2022, tăng mạnh mức phạt các lỗi vi phạm giao thông

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi chạy xe tự chế có bị phạt không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Việc độ xe hay tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn, kết cấu, kích thước xe, không đúng với giấy đăng ký có thể bị phạt tiền từ 100.000 – 4.000.000 đồng.

Ngày nay khi xe máy đã trở thành phương tiện phổ biến thì việc độ xe hay thể hiện cá tính, phong cách cá nhân qua chiếc xe của mình đã không còn xa lạ. Tuy nhiên điều này không được cơ quan quản lý khuyến khích bởi một chiếc xe nguyên bản sẽ đảm bảo đúng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của nhà sản xuất.

Việc tự ý độ xe như thay đổi màu sơn, cấu tạo, hình dáng,…có thể gây khó khăn cho việc quản lý hoặc sai lệch tiêu chuẩn kỹ thuật và có thể không đảm bảo an toàn cho chủ phương tiện và những người tham gia giao thông khác. Chẳng hạn như việc thay bóng đèn sai tiêu chuẩn sẽ khiến người đi đường bị chói mắt. Hoặc lốp không đúng kích cỡ làm sai lệch thông số đồng hồ tốc độ, dẫn đến việc chạy quá tốc độ…

Khoản 1, điều 30, nghị định 100/2019 quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

Khoản 5, điều 30, nghị định 100/2019 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b] Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c] Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Ngoài ra tại điểm a, khoản 15, điều 30, nghị định 100/2019 còn quy định: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.

Bật đèn pha trong đô thị bị phạt bao nhiêu theo quy định mới?

Theo Nghị định 100/2019, người điều khiển xe máy bật đèn pha trong đô thị bị phạt từ 100-200 nghìn đồng trong khi mức phạt ...

Người lái xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu năm 2020?

Theo Nghị định 100/2019, người lái xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000- 1.000.000 đồng và tước giấy phép lái xe ...

Cách tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy năm 2020

Dưới đây là cách tra cứu phạt nguội đơn giản, dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể tự tra được thông qua biển ...

Chủ Đề