Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

STO - Chiều ngày 16/11, Đảng ủy Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với đảng ủy 2 xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp giai đoạn 2020 - 2022. Dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đồng chí Phan Thị Xinh Hưởng - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Vĩnh Châu.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: VĂN LONG

Trong giai đoạn 2020 - 2022, Đảng ủy Đồn Biên phòng Lai Hòa và đảng ủy 2 xã Lai Hòa và Vĩnh Tân đã chủ động phối hợp, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của các cấp có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển, xây dựng khu vực biên giới biển, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh. Thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; tổ chức “Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2022 với nhiều hoạt động ý nghĩa; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, mô hình, dự án phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực biên giới biển; mở 1 lớp học chữ Khmer cho trẻ em nghèo trên địa bàn xã Lai Hòa; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, gian lận thương mại, giữ vững an ninh khu vực biên giới biển…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, lãnh đạo Thị ủy Vĩnh Châu và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đề nghị, thời gian tới Đảng ủy Đồn Biên phòng Lai Hòa và đảng ủy 2 xã Lai Hòa và Vĩnh Tân cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh cơ sở chính trị ở khu vực biên giới biển; chỉ đạo các lực lượng phối hợp nâng cao chất lượng nắm tình hình một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả; kịp thời tham mưu cho Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Thị ủy - UBND thị xã Vĩnh Châu các chủ trương, biện pháp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, không để bị động, bất ngờ; phát huy hiệu quả, vai trò của đội ngũ đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ và phụ trách hộ gia đình; duy trì thực hiện có hiệu quả các chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo…

VĂN LONG

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã thường xuyên phối hợp các cấp, ngành tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đồng bộ, vững chắc.

Chiều 8/11, dưới dự chủ trì của Đại tá Võ Quang Thiện - Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

Đại biểu tham dự hội nghị.

10 năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp cùng các cấp, ngành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đồng bộ, vững chắc, hiệu quả thiết thực.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, về âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch được nâng lên. Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh được phát huy rõ nét.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

Đại tá Nguyễn Hữu Thông – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Với chức năng “Đội quân chiến đấu – Đội quân công tác – Đội quân lao động sản xuất”, trước các đợt mưa lũ lớn xảy ra trên địa bàn, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo và điều động 32.064 lượt cán bộ, chiến sỹ thường trực và 140.649 lượt dân quân tự vệ tham gia giúp Nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, nhanh chóng ổn định cuộc sống; đồng thời quyên góp ủng hộ các gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản.

Tập trung triển khai có hiệu quả các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Toàn dân đoàn kết, tham gia phòng chống dịch COVID-19”…

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên; kết quả kiểm tra hằng năm có 100% tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có 84% đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Từ năm 2013 đến nay đã kết nạp được 201 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ Quân sự tỉnh lên 1.337 đồng chí.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

Đại tá Phan Huy Tâm – Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh: Đẩy mạnh chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền, định hướng kịp thời các nội dung cốt lõi của nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng cho cán bộ, chiến sĩ LLVT và Nhân dân nắm rõ.

Hội nghị đã tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp cụ thể đó là tiếp tục tham mưu cho tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục công trình, các thành phần trong thế trận quân sự khu vực phòng thủ đã được phê duyệt theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, phù hợp với nhu cầu sử dụng và bảo đảm yếu tố bí mật. Cụ thể hóa xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sát thực tiễn nhiệm vụ của đơn vị và địa phương.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

Đại tá Võ Quang Thiện – Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Đại tá Võ Quang Thiện nhấn mạnh: thời gian tới yêu cầu cán bộ, đảng viên tiếp tục tăng cường việc nghiên cứu, quán triệt, nắm vững các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 về công tác quốc phòng, quân sự địa phương; làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.

Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua quyết thắng, phong trào thi đua yêu nước của địa phương gắn với cuộc vận động phát huy truyền thống cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ. Tập trung xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; chấp hành nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Dương Hoàng – Trọng Sơn

Dương Hoàng – Trọng Sơn

QPTD -Thứ Hai, 21/02/2022, 08:06 (GMT+7)

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn chiến lược Tây Nam Bộ trong tình hình mới

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định, phải “xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân…”1. Đây là nội dung quan trọng, xuyên suốt, cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trên từng hướng, địa bàn chiến lược và cả nước; trong đó, địa bàn Tây Nam Bộ là một trọng điểm.

Địa bàn Tây Nam Bộ gồm nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 12,3% diện tích cả nước; có hơn 200 km đường biên giới quốc gia, hơn 700 km bờ biển và vùng biển Tây với 147 đảo lớn nhỏ, giữ vị trí chiến lược trọng yếu về nhiều mặt, nhất là quốc phòng, an ninh trong thế phòng thủ chung của Quân khu 9 và cả nước. Vì thế, xây dựng nền quốc phòng toàn dân nói chung, thế trận quốc phòng toàn dân nói riêng đối với địa bàn Tây Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Nhận thức rõ điều đó và trên cơ sở quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, sát với yêu cầu, nhiệm vụ và khả năng của từng địa phương, đạt kết quả tương đối toàn diện.

Nổi bật là, “thế trận lòng dân” trên địa bàn được chú trọng và xây dựng ngày càng vững chắc, tạo cơ sở, nền tảng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng và toàn dân được triển khai tích cực, có hệ thống với nhiều đổi mới, sáng tạo. Việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh được thực hiện có hiệu quả. Cơ quan quân sự các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cùng cấp chỉ đạo việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với thế phòng thủ trên từng địa bàn. Các dự án lớn đều đư­ợc thẩm định kỹ, nhằm cả mục tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, bảo đảm có thể chuyển từ sản xuất thời bình sang thời chiến và sẵn sàng động viên phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Các Khu kinh tế - quốc phòng (Đoàn 959, Đoàn 915), các công trình lưỡng dụng, như: đường tuần tra và các điểm, cụm, tuyến dân cư biên giới; hệ thống cầu, cảng, đường ven biển Tây,… đã phát huy hiệu quả trên nhiều mặt. Thế trận quân sự của khu vực phòng thủ các cấp, phòng thủ quân khu được triển khai xây dựng đi vào chiều sâu, ngày càng vững chắc, tạo khả năng phòng thủ ở từng khu vực và trên các hướng, nhất là trên tuyến biên giới, biển, đảo. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Quân khu có bước chuyển biến toàn diện. Các địa phư­ơng, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực l­ượng dự bị động viên và công tác chuẩn bị động viên. Đến năm 2021, việc sắp xếp quân nhân dự bị đạt 97%; trong đó, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đạt 95,9%, tăng 09% so với năm 2015. Công tác đối ngoại quốc phòng luôn được quan tâm đúng mức, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị cũng như phối hợp xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra ở khu vực biên giới, trên biển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng thế trận quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nam Bộ còn bộc lộ một số hạn chế, như: nhận thức của một số tổ chức, cá nhân chưa thật đầy đủ, sâu sắc; năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền có mặt còn hạn chế; công tác tham mưu của một số cơ quan, ban, ngành chưa toàn diện, v.v. Thực trạng đó đã, đang đặt ra cho các cấp, ngành, địa phương và lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn phải tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI về xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân nói chung, trên địa bàn Tây Nam Bộ nói riêng ngày càng vững chắc, với nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, tập trung thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương trong xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân. Cơ quan quân sự các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên, các cấp, ngành, lực lượng và toàn dân quán triệt nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng tỉnh, huyện thành khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Trong đó, tập trung quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị định số 21/2019/NĐ-CP, ngày 22/02/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục để các lực lượng, các tầng lớp nhân dân nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, đặc biệt là ở địa bàn Tây Nam Bộ. Từ đó, thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; một chủ trương chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước; là sự phát triển cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Qua đó, tạo sự đồng thuận, xác định trách nhiệm của các cấp, ban, ngành, đoàn thể địa phương, cơ sở và toàn dân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân địa bàn chiến lược Tây Nam Bộ. Đây là nội dung quan trọng, mang tính then chốt, quyết định phương hướng, chất lượng, hiệu quả cũng như phương thức xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Vì thế, sự lãnh đạo đó cần thống nhất từ Trung ương (trực tiếp là Quân ủy Trung ương) đến Quân khu và cấp ủy các địa phương dựa trên cơ sở phân tích khoa học và yêu cầu thực tiễn đặt ra; có định hướng rõ ràng về việc ưu tiên, tập trung các nguồn lực, các yếu tố cho các hướng, các địa bàn quan trọng, phức tạp trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ý định của cấp trên. Đồng thời, đối với Nhà nước (trực tiếp là Bộ Quốc phòng và chính quyền các cấp) tích cực, chủ động tham mưu đề xuất, sửa đổi bổ sung, ban hành các luật, pháp lệnh, quy định,... thuận lợi cho việc triển khai xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn; bảo đảm trong mọi hoàn cảnh, điều kiện cũng phải kiên định nguyên tắc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, cấp ủy, chính quyền và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương các cấp. Cấp ủy đảng và người đứng đầu các địa phương trên địa bàn thường xuyên quan tâm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân bằng những chủ trương, biện pháp lãnh đạo cụ thể: xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng khu vực phòng thủ, phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường quốc phòng, an ninh,... ưu tiên phân bổ các nguồn lực với khả năng cao nhất để phục vụ các hoạt động đặc thù trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

Ba là, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang Quân khu cùng các đơn vị bộ đội chủ lực đứng chân trên địa bàn trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.Đứng chân trên địa bàn Tây Nam Bộ gồm các đơn vị: Quân khu 9, Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 4, các đơn vị Bộ đội Biên phòng. Đây là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Do đó, phải thường xuyên coi trọng xây dựng các cơ quan, đơn vị, nhất là xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, trước hết là vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. Tiếp tục thực hiện các khâu đột phá: tổ chức, biên chế; huấn luyện, đào tạo; xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật; gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học - công nghệ quân sự cũng như đổi mới công tác bảo đảm hậu cần trong khu vực phòng thủ. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương vững mạnh, đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, huy động sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, nhất là lực lượng dân quân cơ động, thường trực, dân quân tại chỗ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và tự vệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài; duy trì hiệu quả các hoạt động chốt dân quân biên giới, hải đội tự vệ biển và triển khai nhân rộng những mô hình này. Cùng với đó, cần hết sức coi trọng và từng bước hoàn chỉnh thế bố trí lực lượng, thiết bị chiến trường,… phù hợp với các phương án bảo vệ. Quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương, vừa đảm bảo tính rộng khắp, tại chỗ, vừa tập trung có trọng điểm trên từng hướng, địa bàn.

Bốn là, tập trung xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, xây dựng “trận địa lòng dân” thực sự vững chắc. Quá trình xây dựng, cần chú trọng vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp về công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và nghiệp vụ chuyên môn; kết hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của các lực lượng, nhất là vai trò của cấp ủy, chính quyền, của các đội công tác cơ sở và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm cho nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được thụ hưởng; tích cực tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định của từng địa phương, cần thực hiện tốt chính sách quy hoạch, bố trí lại dân cư, hình thành các điểm dân cư mới trên tuyến biên giới, làm cơ sở để phát triển kinh tế vùng, ngành và xây dựng lực lượng, thế trận phòng thủ ở các khu vực, địa bàn, nhất là ở các khu vực, địa bàn chiến lược trọng điểm. Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là xây dựng các công trình thiết yếu ở các địa phương, như: hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn để nâng cao tiến độ, chất lượng, hiệu quả các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, kết hợp với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc.

Thiếu tướng NGUYỄN MINH TRIỀU, Phó Tư lệnh Quân khu 9
________________

1 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 158