Việt Nam trồng lúa gạo chủ yếu ở đâu

Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là


A.

B.

C.

D.

Việt Nam trồng lúa gạo chủ yếu ở đâu

Cây lúa Việt Nam hiện đại

Việt Nam trồng lúa gạo chủ yếu ở đâu

Thu hoạch lúa ở Việt Nam

Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima).

Loài lúa trồng Châu Phi đã được xác định nguồn gốc ở vùng thung lũng thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali).

Loài lúa trồng Châu Á có nguồn gốc phát xuất đầu tiên ở đâu vẫn là đề tài tranh luận của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những khai quật khảo cổ học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện đại dựa trên cơ sở phân tích phóng xạ và AND.

Trước đây có 4 giả thuyết về nơi phát xuất đầu tiên của cây lúa trồng Châu Á, đó là: nguồn gốc Trung Quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông Nam Á và giả thuyết Đa trung tâm phát sinh.

1-Giả thuyết cây lúa trồng Châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc

Theo Giả thuyết này thì Trung Quốc là nước có bằng chứng liên quan đến cây lúa trồng sớm nhất trên thế giới được công nhận.

Để khẳng định lại điều này, trong năm 2011, một nỗ lực kết hợp của Đại học Stanford (Mỹ), Đại học New York (Mỹ), Đại học Washington (Mỹ) và Đại học Purdue (Mỹ) đã cung cấp bằng chứng để kết luận rằng lúa thuần ở Châu Á có nguồn gốc duy nhất ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc. Nhưng tùy thuộc vào đồng hồ phân tử được sử dụng bởi các nhà khoa học, thời gian xuất hiện cây lúa trồng đầu tiên ở Trung Quốc cách nay từ 8.200 đến 13.500 năm. Điều này phù hợp với các dữ liệu khảo cổ học nổi tiếng về đề tài này.

Tuy nhiên, trong năm 2003, ở Hàn Quốc khám phá nhiều hạt gạo cháy ở tỉnh Chungbuk có niên đại phóng xạ khoảng 15.000 năm (IRC, 2003); nhưng nước này không thể là trung tâm nguồn gốc phát sinh của cây lúa trồng Châu Á và Hàn Quốc không chứng minh được các hạt gạo khai quật đó là lúa hoang hay lúa trồng. Do đó cho đến hiện nay Trung Quốc vẫn là nước có bằng chứng cây lúa trồng sớm nhất thế giới.

2-Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng từ Ấn Độ

Giả thuyết này được chứng minh dựa trên di vật cổ nhất là hạt lúa và vỏ trấu được tìm thấy trên đồ gốm và trầm tích phân bò ở Koldihwa, Uttar Pradhesh, có niên đại phóng xạ 6.570 và 4.530 B.C. (Vishnu-Mittre 1976; Sharma et al. 1980).

Với niên đại đó vẩn muộn hơn nhiều so với các di vật cây lúa tìm thấy ở Trung Quốc.

3-Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng ở  vùng núi Đông Nam Á

Trong vùng Đông Nam Á (ĐNA) gồm cả Việt Nam, còn rất ít công cuộc khai quật trên diện tích rộng lớn để nghiên cứu so với các hoạt động khảo cổ qui mô tại hai quốc gia lớn: Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy các giả thuyết về cây lúa trồng có nguồn gốc từ vùng ĐNA và các cuộc khảo cổ học quy mô của vùng này chưa có tiếng vang để tạo sức thuyết phục đối với các nhà khảo cổ học khác trên thế giới.

Giả thuyết cây lúa trồng có nguồn gốc ở Châu Á được chứng minh thuyết phục nhất bởi Higham (1989) báo cáo vỏ trấu và liềm gặt lúa bằng vỏ sò được tìm thấy ở Khok Phanom Di gần vùng vịnh Thái Lan, có niên đại phóng xạ 6.000-4.000 năm TCN. Di chỉ này có tương quan đến di chỉ văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam. Nhưng niên đại vẩn thấp hơn các di vật cây lúa trồng ở Trung Quốc.

4-Giả thuyết đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á.

Giả thuyết này được chứng minh thuyết phục bởi Chang (1985), chuyên gia di truyền cây lúa của IRRI, ông xem xét lại tất cả tin liệu và các dữ kiện từ khoa học, khảo cổ, sinh học tiến hóa, hệ thống sinh học và lịch sử nông nghiệp để đưa ra kết luận rằng lúa trồng ở châu Á có thể bắt nguồn từ nhiều địa điểm một cách độc lập và đồng bộ, vì những nơi này hiện có nhiều loài lúa dại và lúa trồng cùng sống trong một môi trường. Những địa điểm này khởi đầu từ đồng bằng sông Ganges đến miền bắc Myanmar, miền đông bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam, miền nam và tây nam Trung Quốc, và những vùng lân cận khác.

Điều này có thể suy diễn cho nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện độc lập, vì sự di chuyển xuyên quốc gia hoặc lục địa còn rất giới hạn trong thời kỳ cách nay 10-8 thiên niên kỷ.

Giả thuyết này hợp lý hơn cả vì trước khi trồng lúa con người đã thu hoạch lúa hoang để làm lương thực. Khi lúa trồng phát triển vẩn đan xen với lúa hoang và lúa hoang mất dần và nhiều loài đã tiệt chủng.

Với giả thuyết này Việt Nam có thể là một trong những nơi phát sinh cây lúa trồng ở Châu Á.

Văn minh lúa nước là những nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng dân cư có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới, và đặc biệt tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã... mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng năm vào các mùa nước lũ.

Một số nhà khoa học khác không công nhận Đông Nam Á là trung tâm phát sinh nông nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung tâm thứ yếu. Họ cho rằng địa thế và khí hậu, cũng như chủng tộc, miền châu thổ sông Hồng cùng nguồn gốc trong tiền sử với Nam Trung Hoa. Nên vùng Đông Nam Á là nơi phát sinh thứ yếu của cây lúa trồng. 

Một số khá đông các nhà nghiên cứu khác cho rằng Nam Trung Hoa là trung tâm chính yếu phát sinh trồng trọt song song với các trung tâm khác ở Trung Đông và Ấn Độ.

Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa học về các trung tâm sơ khởi nông nghiệp. Burkill và Sauer đưa ra nhiều chứng cứ cho rằng Á Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai, củ. Sau đó theo đường hàng hải, khoai Á Đông được phân tán đi các đảo ngoài Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ.

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước Sông Hồng. 

Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này.

Là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt gạo ở dạng này hay dạng khác.

Cây lúa Việt Nam không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.

Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hoá có giá trị.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây lúa cũng đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nguồn gen thực vật quý giá này.

Trong thời kỳ tiền sử ở Việt Nam đã trải qua các nền văn hóa sau đây:

Nguồn: Văn hóa Đông Sơn-http://vi.wikipedia.org/wiki/

Bối cảnh xuất hiện cây lúa trồng ở Việt Nam trong thời kỳ tiền sử

Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc cuối thời đại đồ đá mới và sơ kỳ thời đại đồ đồng, khoảng 3.500 -2.500 năm TCN. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Trong nền văn hóa Phùng Nguyên đã xuất hiện công cụ trồng lúa.

Trong thời đại đồ đồng nền văn minh lúa nước ở Việt Nam đã phát triển rực rở ở đồng bằng sông Hồng. Các di chỉ đồ đồng của người Việt rất phong phú với các di vật bằng đồng, trong đó nổi tiếng nhất là Trống đồng Ngọc Lũ.

Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến khoảng 1200 năm TCN-1000 năm SCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng Ngọc Lũ. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.

Trong thời kỳ tiền sử này kể từ hậu kỳ đồ đá mới trải qua thời kỳ đò đồng, đồ sắt,  nền văn Minh lúa nước của Văn Lang, Âu Lạc phát triển rực rở. Nền văn hóa xóm làng phát triển mạnh mẽ. Từ đó làm cho người Việt sau này có ý thức bảo vệ được nền văn hóa đặc sắc riêng của mình, không bị đồng hóa suốt 1000 năm Bắc thuộc.

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) - một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng nghìn năm, với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.

Qua nghiên cứu khảo sát các nền văn hóa trên, sự tiến bộ của nông cụ có liên quan đến nghề trồng lúa từ hậu kỳ đồ đá mới , đến đồ đồng, đồ sắt. Thời kỳ này trùng khớp với triều đại Hồng Bàng trong dã sữ Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ Bắc thuộc,Việt Nam đã chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc như sau đây:

Thuộc Nhà Triệu (Nam Việt)

Thuộc Tây Hán

Thuộc Đông Ngô (thời Tam Quốc)

Thuộc Tấn

Thuộc Lưu Tống (Nam Bắc triều Trung Hoa)

Thuộc Tề (Nam Bắc triều Trung Hoa)

Thuộc Lương (Nam Bắc triều Trung Hoa)

Nhà Tiền Lý, quốc hiệu Vạn Xuân

Thuộc Tùy

Họ Khúc giành quyền tự chủ

Dương Đình Nghệ tiếp tục sự nghiệp của ba đời họ Khúc

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất (chống quân Nam Hán)

Tình hình phát triển cây lúa ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc

Về giống lúa, trải qua hàng ngàn đời, người nông dân đã chọn lọc những biến dị trong tự nhiên những giống lúa đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao. Cây lúa trở thành cây trồng chính ở đồng bằng sông Hồng suốt thời kỳ Bắc thuộc.

Mặc dù sử sách có ghi lại công lao của Thái thú Sĩ Nhiếp (137-226) thuộc cuối đời Đông Hán và đầu đời Tam Quốc đã có công truyền bá Nho giáo và dạy người Giao Chỉ (tên nước ta là một quận của Trung Quốc vào thời kỳ Bắc thuộc) về nghề trồng lúa nhưng về cơ bản cây lúa trồng ở nước ta phát triển từ nội sinh là chính.

Không những cây lúa cung cấp lương thực nuôi sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này, mà nền văn minh lúa nước là nền tản tinh thần để phát triển xóm làng, phong tục và nền văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.

Nhờ ý thức văn hóa dân tộc khởi nguồn từ nền văn minh lúa nước mà người Việt Nam không bị đồng hóa bởi người Tàu trong suốt 1000 năm Bắc thuộc.

Nhiều kinh nghiệm quý báo của thời kỳ này về nghề trồng lúa vẩn còn truyền tụng trong dân gian qua ca dao, tục ngữ vẩn còn lưu truyền cho đến hiện nay.

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ Phong kiến độc lập, Việt Nam đã trải qua các triều đại sau đây:

939 - 967

Nhà Đinh, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư

968 - 980

Nhà Lý, quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long

1010 - 1225

Nhà Trần, quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long

1226 - 1400

Nhà Hồ, quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô Tây Đô

Kháng chiến chống quân Minh

Khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi

Nhà Hậu Lê (thời Lê Sơ), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Kinh (Hà Nội)

1428 - 1527

Nhà Mạc, kinh đô Thăng Long và sau là Cao Bằng

1527 - 1595

Nam Bắc triều và cuộc xung đột Lê - Mạc

1533 - 1592

Nhà Tây Sơn, kinh đô Phú Xuân (Huế) và Phượng Hoàng trung đô (Vinh)

1786 - 1802

Nhà Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam, kinh đô Huế

1802 - 1945

Tình hình phát triển cây lúa Việt Nam trong thời kỳ  Phong kiến độc lập.

Khoảng 500 năm đầu của thời kỳ này cây lúa Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển chậm chạp, không có nhiều biến đổi  so với thời kỳ Bắc thuộc.

Tuy nhiên quá trình mở rộng bờ cổi về phương Nam đã từng bước mở rộng diện tích trồng lúa. Từ đồng bằng sông Hồng, nghề trồng lúa phát triển đến đồng bằng Thanh Nghệ Tỉnh rồi đến đồng bắng Nam Bộ.

Bước nhảy vọt của thời kỳ này vào triều các Chúa Nguyễn và sau đó được phát triễn ở đỉnh cao trước khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ thuộc Pháp (9/1858-3/1945) có những sự kiện đáng ghi nhận như sau:

-Ngày 1/9/1858 hạm đội Pháp - Tây Ban Nha chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

-Ngày 17/2/1859 Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

-Ngày 5/6/1862 Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa cho Pháp.

-Năm1867 ÷ 1874 Pháp tiếp tục chiếm 3 tỉnh miền Tây, tới chiếm toàn bộ Nam kỳ.

-Ngày 20/6/1867 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam kỳ là lãnh địa của Pháp.

-Năm 1873 ÷ 1874 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất.

-Ngày 15/3/1874 Triều đình Huế ký Hiệp ước với Pháp, chấp nhận chủ quyền của Pháp đối với tỉnh Bình Thuận trở vào (toàn bộ Nam kỳ) để Pháp rút khỏi Bắc kỳ.

-Năm 1882 ÷ 1883 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, hoàn thành xâm lược Bắc kỳ.

-Ngày 20/8/1883 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế.

-Ngày 25/8/1883 Triều đình ký Hiệp ước với Pháp tại Huế thừa nhận Bắc kỳ là thuộc địa của Pháp và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung kỳ.

-Ngày 6/6/1884 Triều đình ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại.

-Năm1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, chế độ toàn quyền Đông Dương.

-Năm1911 Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

-Năm1914 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.

-Ngày 3/2/1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

-Ngày 1/9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

-Ngày 22/9/1940 Phát xít Nhật đưa quân vào Đông Dương.

-Ngày 8/2/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

-Ngày 19/5/1941Thành lập Mặt trận Việt Minh.

-Ngày 22/12/1944 Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

-Ngày 9-3-1945 : Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kì Pháp thuộc kết thúc.

-Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 25 triệu).

Tình hình phát triển cây lúa Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.

Trong thời kỳ Pháp thuộc cây lúa Việt Nam đã phát triển thêm một bước nhảy vọt. Không phải vì sự đầu tư của thực dân Pháp mà là do sự khai thác chín mùi tiềm năng nông nghiệp của người Việt Nam ở ĐBSCL.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, ở ĐBSCL đã có hàng ngàn giống lúa mùa địa phương thuộc loài indica phát triển. Cây lúa được trồng chủ yếu 1 vụ trong năm. Có một số giống indica chín sớm đã được trồng hai vụ trong năm ở những vùng không bị ngập lũ như giống Samo tiêu, Nàng Quớt, Nanh Chồn..

Cây lúa chịu nước được trồng trên vùng ngập cạn ĐTM, cây lúa nổi được nhập vào Việt Nam năm 1904 (theo nhà văn Sơn Nam) và cho đến thập kỷ 1980 vẩn còn hàng trăm giống lúa chịu ngập và giống lúa nổi ở ĐBSCL.

Rất tiếc hiện nay gần như các giống lúa đặc biệt này đã bị tiệt chủng vì chúng không kịp gởi vào ngân hàng gen của IRRI để bảo quản.

Trong đầu thế kỷ 20 người Pháp cũng quan tâm khai thác cây lúa ở ĐBSCL. Nhiều địa chủ Pháp và người Việt thân Pháp đã sở hữu hàng ngàn đến hàng chục ngàn ha đất ở vùng ĐTM ( trên danh nghĩa pháp lý) nhưng chúng chẳng thu được lợi nhuận nào.

Người Pháp đã đầu tư đào một số kênh quan trọng ở Vùng ĐTM và tứ giác Long Xuyên nhằm khai thác vùng đất phèn ngập lũ nhưng họ đã thất bại vì thời đó chưa có giống lúa cải tiến, các giống lúa mùa năng suất cao thì không chịu ngập và kinh doanh lúa nổi thì không hiệu quả, nên họ phải rút lui.

Việc người Pháp đào kênh trên vùng ĐTM và tứ giác Long Xuyên tạo điều kiện cho người Việt vùng này bám trụ để sản xuất cây lúa vượt nước.

Trong những năm 1936-1939 ở Miền Nam lúa gạo dư ăn, đời sống người nông dân đầy đủ và khá giả. Sản xuất lúa hàng hóa đã phát triển, hệ thống nhà máy xay lúa bằng máy hơi nước được thiết lập ở vùng Cái bè, Cai Lậy, Chợ Gạo thuộc tỉnh Mỹ Tho để kinh doanh lúa gạo. Vào thời kỳ này người Pháp đã xuất khẩu hàng năm từ 100.000-300.000 tấn gạo từ Nam Kỳ lục tỉnh.

Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở Miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ ngã, năng suất thấp.

Trong Chiến tranh thế giới II, khi người Nhật chiếm đóng Việt Nam và khai thác đồng bằng giàu có bằng cách xuất khẩu gạo cho đất nước của họ, để bị đói cho gần vài triệu người Việt Nam. Trong khi Việt Nam bị chiếm đóng bởi Nhật Bản, các nước Đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, thường đánh bom đường giao thông, làm cho việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc vô cùng khó khăn. 

Cả Pháp và Nhật Bản buộc phải tích trữ thực phẩm từ nông dân để nuôi quân đội của họ, trong khi chính quyền Pháp không thể cung cấp và phân phối thực phẩm. Việc cung cấp thực phẩm không đầy đủ gây ra nạn đói tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 1943, đạt đỉnh điểm tháng ba, tháng năm 1945 và tiếp tục cho đến khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương là nạn đói chưa từng có. Hai triệu người Việt Nam bị phát hiện đã chết vì đói là do các quy định của Nhật Bản và thêm phức tạp bởi lũ lụt chưa từng có. 

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có những sự kiện đáng ghi nhận như sau:

-Ngày 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công.

-Ngày 2-9-1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

-Ngày 23-9-1945: Quân Pháp quay trở lại miền Nam. Ngày Nam Bộ Kháng chiến.

-Ngày 6/1/1946 Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội.

-Ngày 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ về Việt Nam được kí kết tại Hà Nội.

-Ngày 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp tạm ước tại Pari.

-Ngày 19-12-1946: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

-Ngày 3/3 -7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 1954

-Ngày 8-5-1954: Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tại vĩ tuyến 17.

-Ngày 10/10/1954 Ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.

-Ngày 1/1/1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà ( Hải Phòng).

Tình hình sản xuất cây lúa thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Đây là thời kỳ đen tối nhất trong nghề trồng lúa ở Việt Nam. Giặc Pháp khống chế tối đa giao thương lúa gạo. Trong vùng chúng kiểm soát đặt ra nhiều loại tô tức và thuế dựa trên người nông dân sản xuất lúa.

Ở vùng kháng chiến, chính quyền Việt minh vận động nông dân trồng lúa để tự túc lương thực. Nhìn chung trong chiến tranh phần lớn diện tích ruộng lúa bị bỏ hóa do lực lượng lao động chính ở nông thôn tham gia kháng chiến hoặc bị giặc bắt lính.

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) có những sự kiện đáng ghi nhận như sau:

-Ngày 2-8 và 4-8-1964: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

-Ngày 5-8-1964: Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu ném bom miền Bắc.

-Từ ngày 18-30/12/1972: Trận Điện Biên Phủ trên không.

-Ngày 2-9-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

Tình hình cây lúa ở Miền Bắc

Tình hình phát triển cây lúa ở Miền Bắc từ năm 1954-1975 có một bước phát triển vượt bậc so với các thời kỳ trước đó.

Trong cuối thập kỷ 1960s giống lúa IR8 được nhập vào Miền Bắc được đặt tên là Nông Nghiệp 8 để thay thế các giống lúa địa phương.

Công lao phát triển giống lúa cải tiến ở Miền Bắc nhờ Giáo sư Lương Định Của làm thay đổi đáng kể năng suất và sản lượng lúa ở Miền Bắc trong thời kỳ 1966-1968.

Thái Bình là tỉnh đạt danh hiệu 5 tấn lúa/năm, là tỉnh có năng suất lúa cao nhất thời bấy giờ. Trong thời kỳ này Giáo sư Bác sỹ Nông học Lương Định Của đã chọn tạo ra các giống lúa mới quan trọng cho Miền Bắc:

1-Chọn giống từ IR8 ra dòng NN8-388 (là giống lúa cải tiến đầu tiên được tạo ra ở Miền Bắc).

2-Tạo ra giống Nông nghiệp 1 (lai giữa Ba Thắc, Nam Bộ x Kunko, Nhật).

3-Tạo ra giống NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1).

4-Tạo ra giống lúa mùa muộn Saibuibao, giống lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi).

5-Tạo ra nhiều giống cây trồng khác như: khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống tam bội, dưa hấu không hạt…

Phong trào thâm canh lúa được phát động rộng rãi đi cùng với phong trào dùng phân chuồng, phân xanh, bèo hoa dâu trong thập kỷ 1960s và thập kỷ 1970s.

-Phía lực lượng kháng chiến

-Năm 1959 -1960 Phong trào Đồng Khởi.

-Ngày 20-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.

-Tháng 1/1961 Trung ương cục miền Nam thành lập.

-Ngày 15/2/1961 Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

-Ngày 30-1-1968: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn.

-Ngày 27-1-1973: Hiệp định Paris được kí kết. Quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam.

-Ngày 10-3-1975: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Buôn Mê Thuột, bắt đầu cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975.

-Ngày 30-4-1975: Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc. Việt Nam thống nhất.

-Phía chính quyền Sài Gòn

-Ngày 26-10-1955: Việt Nam Cộng hòa thành lập. Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

-Ngày 1-11-1963: Đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.

-Ngày 8-3-1965: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000.

-Ngày 3-9-1967: Nền Đệ nhị cộng hòa tại Miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống.

-Ngày 17 đến 19-1-1974: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tình hình sản xuất cây lúa ở Miền Nam

Các giống lúa trồng trước đây ở Miền Nam Việt Nam là các giống lúa cổ truyền với năng suất tiềm năng chỉ đạt 3-4 tấn/ha, ít có phản ứng khi được bón phân, nhất là phân đạm, có quang cảm và dễ ngã.

Trong năm 1966 IRRI cho ra giống IR8, còn được gọi là “miracle rice” và Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa ở Long Định nhập một số hạt của giống này và trồng thí nghiệm trên 2.000 mét vuông. Đến khi gặt, giống IR8 cho ra năng suất 4 tấn/ha trong khi đó giống lúa cổ truyền cho ra năng suất 2 tấn/ha (Trần Văn Đạt, 2002).

Trong tháng 11 năm 1967 giống IR8 có tên là Thần Nông 8 ở miền Nam Việt Nam (Tôn Thất Trình). Giống IR8 và các giống lúa cao năng suất được tạo ra sau IR8 có những đặc tính sau: Năng suất cao (có thể lên đến 10 tấn/ha); thân thấp/lùn (90-100 cm); không ngã khi được bón phân; lá ngắn, đứng thẳng và có chiều rộng trung bình; tỷ số hạt/rơm = 1; và không có quang cảm.

Từ 1967 đến 1975, miền Nam Việt Nam nhập các giống IR8, IR5, IR20, IR22, RD1 và IR26 để trồng.

Theo báo cáo của Viện Thống Kê Quốc Gia (chế độ Sài Gòn), vào vụ mùa 1969/70, lúa cải tiến được trồng trên 204.000 ha hoặc độ 30% diện tích tưới tiêu, 452.100 ha vào 1970/71, 674.740 ha vào 1971/72, và 835.000 ha vào 1972/73. Đến vụ mùa 1973-74, diện tích các giống lúa cải tiến hay cải thiện (IR8, IR5, IR20, IR22, TN 73-1 và TN 73-2) chiếm độ 32% hay 890.000 ha với năng suất bình quân 4 t/ha và sản lượng của lúa Thần Nông chiếm 53% tổng sản lượng lúa Miền Nam. Vào vụ mùa 1974/75, tổng sản lượng lúa ở miền Nam uớc độ trên 7 triệu tấn lúa (chiếm 70% sản lượng lúa cả nước). Diện tích lúa cải tiến cao sản ở miền Nam Việt Nam lên đến 900,000 ha trong năm 1975. (Trần Văn Đạt).

Tổng hợp chung trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tình hình sản xuất trên cả nước được được biểu thị theo bảng sau đây:

1961

1962

1963

1964

1965

1966

1967

1968

1969

1970

1971

1972

1973

1974

1975

Bối cảnh lịch sử: Trong thời kỳ đất nước thống nhất, nước Việt Nam hiện đại có những sự kiện đáng ghi nhận như sau:

Thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô Hà Nội

Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc

Chiến tranh biên giới Tây Nam với chế độ Khmer đỏ

Chiến tranh biên giới phía Bắc với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Thực thi nền kinh tế tập trung bao cấp (thời bao cấp)

Bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới, mở cửa nền kinh tế

Xung đột quần đảo Trường Sa Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO

Tình hình sản xuất cây lúa ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp (1975-1986)

Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) đi đến thống nhất Tổ quốc (2/7/1976) nề kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản suất cây lúa nói riêng gặp vô cùng khó khăn vì những lý do sau đây:

-Cả nước tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh cả về sức người và của.

-Nền kinh tế bị bao vây cấm vận bởi các nước thù địch có liên quan trực tiếp trong quá khứ chiến tranh.

-Tình trạng vật tư phục vụ nông nghiệp như máy móc, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiếu thốn.

-Chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía bắc gây mất ổn định trong sản xuất vùng biên giới.

-Tình trạng dịch rầy nâu và bệnh lùn xoắn lá lúa phát triển diện rộng liên tục trong các năm 1976-1979.

-Thiên tai xảy ra nghiêm trọng như rét ở Miền Bắc làm mất giống vào vụ xuân năm 1977 và trận lũ lớn ở ĐBSCL vào năm 1978.

-Cơ chế quản lý bao cấp không phát huy hiệu quả trong sản xuất, làm cho nông dân mất tính chủ động, sáng tạo và không phát huy được thế mạnh vốn có của nền kinh tế thị trường vốn đã tồn tại do khách quan.

Trong năm 1975, Việt Nam được xếp vào các nước nghèo và kém phát triển nhất trên thế giới. Trong năm này diện tích đất nông nghiệp chỉ có khoảng 7,3 triệu ha, trong đó đất lúa khoảng 5 triệu ha, chiếm gần  70%. Diện tích trồng lúa cả nước trong năm 1975 thu hoạch được 4,85 triệu ha với năng suất bình quân 2,17 triệu tấn và tổng sản lượng đạt 10,29 triệu tấn. Trong năm 1975 dân số Việt Nam khoảng 48 triệu người, bình quân sản lượng lúa/đầu người chỉ có 214, 5 kg lúa, quy ra khoảng 150 kg gạo. Trong khi gạo là lương thực duy nhất nên ngay trong năm 1975 người dân Việt Nam đã thiếu ăn. Chính phủ phải nhập 538.462 tấn gạo trong năm 1975 để cung cấp lương thực cho dân chúng.

Từ 1975 đến 1980, ngành sản xuất lúa gạo ở trong thời kỳ này với các chương trình có mục tiêu  để tạo điều kiện căn bản cho sản xuất lúa như khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích trồng lúa và phát triển các giống lúa cải tiến ngắn ngày ở cả hai miền để thay thế dần cho các giống lúa mùa địa phương chỉ trồng được một vụ trong năm và cho năng suất thấp.

Theo kinh nghiệm, nông dân từ Quảng Trị vào Nam, chuyển mùa từ lúa Mùa qua lúa Hè Thu để tránh lụt trong các tháng 10 và 11. Nông dân cũng tăng diện tích lúa Đông Xuân, mùa có nhiều ánh sáng nên năng suất lúa thường cao hơn (Nguyễn Văn Ngưu và De Datta, 1979).

Sau năm 1975 đất đai ở ĐBSCL được phát triển và cải thiện cho công việc trồng lúa. Diện tích lúa được thu hoặch do đó tăng nhanh, từ 4,85 triệu ha trong năm 1975 lên đến 5,60 triệu ha trong năm 1980.

Diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu trong năm 1980 chỉ có 1,7 triệu ha (FAOSTAT). Phần lớn ruộng lúa còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên và dể bị rũi ro như khô hạn và lũ lụt. Vì thiếu tưới tiêu chủ động nên nông dân không bón nhiều phân cho lúa. Tổng số lượng phân bón dùng trong nước chỉ có 155.176 tấn trong năm 1980. Năng suất lúa bình quân giữa 1975 và 1980 có chiếu hướng giảm - 2.120 kg/ha trong năm 1975 còn 2.020 kg/ha trong năm 1980 – do phần lớn diện tích đất mới khai hoang chưa ổn định cho dù nông dân đã trồng các giống lúa cải tiến có tiềm năng năng suất cao.Tổng sản lượng lúa, do đó, chỉ tăng tăng thêm hơn 1 triệu tấn (từ 10,29 triệu tấn năm 1975 lên 11,67 triệu tấn năm 1980). Bình quân tổng sản lượng lúa chỉ tăng chừng 5 kg/người/năm giữa 1975 đến 1980. Dân không đủ gạo để ăn no và Chính phủ phải nhập gạo để bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước.

Giống IR8 cũng được trồng đại trà ở ĐB Sông Hồng và có tên là Nông Nghiệp 8.Trong năm 1978, Việt Nam nhập 250 tấn hạt giống lúa IR36 và trong năm 1981 giống IR42 được nhập vào để trồng trên các vùng đất nhiểm mặn. Từ 1978 đến 1983, Việt Nam nhập 11 giống lúa từ IRRI để trồng (Darymple, 1986 và Khush et al., 1995). 

Kinh nghiệm trong thời kỳ (1975-1980) cho thấy các giống lúa cải tiến cao sản và diện tích đất trồng lúa nhiều hơn cũng không tăng tổng sản lượng lúa nhanh để cung cấp đủ gạo ăn trong nước. Các chương trình có mục tiêu phát triển diện tích đất trồng lúa có tưới tiêu do đó được đẩy mạnh. Diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu trong năm 1985 lên đến 2,5 triệu ha (FAOSTAT). Nhờ có tưới tiêu nông dân dùng nhiều phân. Lượng phân bón dùng trong nước tăng lên đến 385.600 tấn trong năm 1985 (FAOSTAT). Dân chúng vẫn chưa có điều kiện để thâm canh nên diện tích gặt lúa trong năm 1985 chỉ có 5,70 triệu ha. Nhờ có tưới tiêu và phân bón năng suất tăng lên nhanh, đến 2785 kg/ha trong năm 1985. Tổng sản lượng lúa do đó tăng lên đến 15,87 triệu tấn với bình quân là 268,6 kg/người trong năm 1985, cho dù dân so có tăng.

Thành công khích lệ trong các năm 1980 – 1985, chứng minh vai trò quan trọng của tưới tiêu và phân bón trên sản xuất lúa.

Bảng sau đây cho biết quá trình phát triển diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam trong giai đoạn 1975-1986:

Năm

1975

1976

1977

1978

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

Tình hình sản xuất cây lúa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2012)

Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 bắt đầu chuyển sang thời kỳ đổ mới. 

Rút kinh nghiệm trong vòng 1 thập niên đất nước hòa bình, thống nhất nhưng vẫn còn đói, nghèo. Quyết tâm của Chính phủ và người dân là tập trung tăng tốc sản xuất lúa để bảo đảm an ninh lương thực.

Ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

-Giai đoạn khởi đầu (1986-1990).

-Giai đoạn tăng tốc (1991-2000).

-Giai đoạn ổn định (2001-2012).

Giai đoạn khởi đầu (1986-1990)

Tập trung quyết liệt vào mở rộng diện tích ở ĐBSCL, trong đó khai hoang vùng ĐTM và vùng Tứ Giác Long Xuyên trước kia chủ yếu là hoang hóa và một phần diện tích được trồng lúa nổi với năng suất chỉ 1-2 tấn/ha được chuyển thành đất 2 vụ lúa cải tiến cao sản có tưới trong mùa khô.

Nông dân bắt đầu tăng gia thâm canh, trồng 2-3 vụ lúa trong năm. Hệ số canh tác lúa trong năm 1985 đã đạt được 1,33 và tăng lên đến 1,47 trong năm 1990 (Thống Kê Nông Nghiệp, 1996).

Diện tích đất nông nghiệp có tưới tiêu tiếp tục được tăng lên đến 2,9 triệu ha trong năm 1990 (FAOSTAT). Diện tích của lúa Mùa giảm từ 3,08 triệu ha trong năm 1985 xuống còn 2,73 triệu ha trong năm 1990; trong khi đó diện tích lúa Hè Thu (0,85 lên đến 1,21 triệu ha) và của lúa Đông-Xuân (1,76 lên đến 2,07 triệu ha) tăng nhanh (Nguyễn Sinh Cúc, 1996 và Thống Kê Nông Nghiệp, 1999).

Bằng kinh nghiệm mở mạng lưới kênh đào, áp dụng biện pháp canh tác ém phèn né lũ, biến vùng ngập lũ hoang hóa ở ĐBSCL trở thành vựa lúa của những năm sau này.

Các giống lúa cải tiến nhập từ IRRI đã phát huy tác dụng, bên cạnh đó các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học Nông nghiệp trong nước đã tự lai tạo thành công nhiều giống lúa cải tiến trong nước để phục vụ sản xuất. Các tỉnh Miền Bắc cũng bắt đầu nhập giống lúa ưu thế lai F1 từ Trung Quốc để cải thiện năng suất ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng.

Thực ra Việt Nam đã xuất khẩu 2,09 triệu tấn gạo đặc sản và chỉ nhập khẩu khoảng 81 ngàn tấn  gạo thông dụng trong năm 1989 (FAOSTAT).

Trong năm 1990 diện tích lúa thu hoạch cả nước đạt được 6,02 triệu ha, năng suất lúa tăng lên đến 3.181 kg/ha, và tổng sản lượng lúa lên đến 19,25 triệu tấn. Sản xuất lúa đã không những cung cấp đủ lúa tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu.

Ngành sản xuất lúa trong thời kỳ khởi đầu này đã chuyển Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo trở thành một nước đủ ăn và bắt đầu có dư gạo để xuất khẩu.

Trong giai đoạn khởi đầu của cây lúa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với kết quả sản xuất như bảng sau:

1986

1987

1988

1989

1990

Giai đoạn tăng tốc (1991-2000)

Các chương trình có mục tiêu phát triển diện tích đất trồng lúa có tưới tiêu được tiếp tục đẩy mạnh. Trong các năm 1995 - 1997, diện tích gặt lúa toàn nước gồm có: 3,18 triệu ha lúa nước có tưới tiêu, 1,21 triệu ha lúa nước không có tưới tiêu, 410.000 ha lúa nước ngập sâu và 420.000 ha ruộng lúa rẫy (Huke và ctv -1997).

Trong năm 1991 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua một số hạt giống lúa lai F1 từ Trung Quốc và trồng thí nghiệm trên 100 ha ở miền Bắc.

Khi thu hoạch các giống lúa lai này cho năng suất cao hơn các giống lúa có năng suất cao nhất khoảng 20%, tương đương 1 tấn/ha (Nguyễn Công Tạn, 1994). Với giúp đỡ kỹ thuật của FAO trong năm 1992, diện tích lúa lai ở Việt Nam tăng từ 11.300 ha trong năm 1992 lên đến 102.800 ha trong năm 1996 (Quách Ngọc Ân, 1998). Do đó, năng suất tăng lên đến 4.243 kg/ha trong năm 2000.

Cơ giới hóa trong nghề trồng lúa trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng. Số máy cày cả nước trong năm 1999 là 145.850 chiếc.Trong năm 2001 diện tích đất lúa được làm đất bằng máy cày đã lên đến 2.526.000 ha ,gần 63,5% tổng số diện tích đất lúa trong năm này (Thống Kê Nông Nghiệp, 2002). Nhờ có sức máy công việc làm đất để trồng lúa  ít mất công sức và thời gian hơn. 

Các giống lúa ngắn ngày (90 - 100 ngày), năng suất cao và không có quang cảm được lai tạo trong nước  trong thập niên 1990s được dân trồng phổ biến (Bùi Bá Bổng, 2000). Nhờ các yếu tố này nông dân đã tăng gia thâm canh và hệ số thâm canh lúa tăng nhanh lên đến 1,80 trong năm 2000. Diện tích lúa cả nước trong năm 2000 đạt được 7,66 triệu ha.

Lượng gạo xuất khẩu trong những năm cuối thập niên 1990s đã lên đến gần 4 triệu tấn/năm. Số ngoại tệ thu được do xuất khẩu gạo trung bình khoảng 500 triệu USD/ năm.

Trong năm 2000 tổng sản lượng lúa đã đạt 32,52 triệu tấn, bình quân sản lượng lúa lên đến 416,3 kg/ người.

Bình quân sản lượng lúa trên đầu người trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới cho đến năm 2000 được ghi nhận như sau:

            Như vậy cho đến năm 1990 gạo Việt Nam tương đối đủ ăn, an ninh lương lương thực bảo đảm, trong giai đoạn 1991-2000 Việt Nam đã có dư gạo để xuất khẩu và bắt đầu xâm nhập vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới.

            Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam trong giai đoạn tăng tốc 1990-2000 được liệt kê qua bảng sau đây:

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Tình hình sản xuất cây lúa Việt Nam trong thế kỷ 21 (2001- đến nay)

Trong thời kỳ này sản xuất cây lúa được tập trung vào chiều sâu. Diện tích đất trồng lúa đã đạt ngưỡng giới hạn và có xu thế giảm do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sản lượng lúa tăng nhanh chủ yếu dựa vào thâm canh tăng năng suất là chính.

Diện tích lúa có tưới tiêu ngày nay đã hơn 80% tổng số diện tích trồng lúa trong cả nước (Bùi Bá Bổng, 2004). 

Diện tích lúa lai tiếp tục tăng trong thời kỳ này. Trong năm 2004 diện tích lúa lai ở Việt Nam đã có 600.000 ha với năng suất lúa lai cao hơn năng suất của lúa cải tiến cao sản khoảng 20-25% (tăng khoảng1,5 tấn/ha) (Lê Hồng Nhu, 2006).

Nhờ khai thác tiềm năng của các giống lúa cải tiến cao sản và các giống lúa lai nên năng suất lúa bình quân cả nước tăng từ 4.243 kg/ha trong năm 2000 lên đến 4.885 kg/ha trong năm 2005 và 5.322 kg/ha trong năm 2010.

Tuy nhiên, diện tích trồng lúa toàn quốc đã giảm xuống từ 7,66 triệu ha trong năm 2000 xuống đến 7,32 triệu ha trong năm 2005. Diện tích trồng lúa còn tiếp tục giảm cho đến năm 2010 chủ yếu do xây dựng những khu công nghiệp và phát triển đô thị trên đất lúa. Từ đó Chính phủ có chủ trương bảo vệ cho bằng được diện tích đất trồng lúa hiện có sau năm 2010.

Từ năm 2010 trở đi cây lúa Việt Nam đi vào ổn định và còn tiếp tục phát triển theo theo nội dung chiều sâu vừa bảo đảm giữ vững và tăng năng suất, vừa cải thiện chất lượng hạt gạo để mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam trên thế giới.

Trong năm 2011 Việt Nam phá kỷ lục xuất khẩu gạo từ trước đến nay, đạt 7 triệu tấn gạo xuất khẩu, đứng thừ I trên thế giới trong khi Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số I thế giới trong hai thập kỷ trở lại đây bị lũ lụt nặng trong năm 2011 và đầu năm 2012.

Bảng sau đây liệt kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa sản xuất ở Việt Nam trong thời kỳ 1961-2010:

1961

1965.

1970

1975

1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2012 | 04 May 2012

            1-http://en.wikipedia.org/wiki/Rice_production_in_Vietnam

3-http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam

4-Văn hóa Đông Sơn-http://vi.wikipedia.org/wiki/

5-Tiến sĩ Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo trên thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 502 tr.

6- T.S. Nguyễn Văn Ngưu: Thư Ký Điều Hành, Ủy Ban Lúa Gạo Quốc tế,FAO, Rome, Italy, Sản Xuất Lúa Gạo Trong Thế Kỷ 21: Thử Thách, Cơ Hội Kỹ Thuật và Chính Sách 

                                                                                                                                      Kỹ sư Hồ Đình Hải