Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học tập

Bài tập 4: Trang 82 sgk Ngữ văn 8 tập hai

Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu", em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?

Có thể tham khảo trình tự sắp xếp luận cứ trong đoạn văn sau:

Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều

[Hồ Chí Minh, Cách viết]

Xem lời giải

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Dàn ý Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

* Thực trạng

- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

-Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

-Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

* Nguyên nhân

-Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

-Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

* Hậu quả

-Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

-Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

-Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

* Giải pháp

-Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

-Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

-Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt - Mẫu số 1

Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt - Mẫu số 2

Hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học vẹt. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt - Mẫu số 3

Học tủ và học vẹt đang là tình trạng chung của nhiều học sinh hiện nay.Học vẹt là cách học làu làu không suy nghĩ, học mà không nắm rõ nội dung mình học là gì, còn học tủ là chỉ học cầu may, rủi, đoán đề mà thành công. Cả hai cách học đều trở thành một lối học khiến cho học sinh hổng kiến thức, không nắm rõ được nội dung bài học, học theo môt típ và may rủi hạn chế khả năng tư duy và sáng tạo, đồng thời khiến chúng ta phụ thuộc nhiều vào hên xui.Thật đáng buồn thaycho những học sinh đang có cách học đó, cố nhồi nhét kiến thức vào đầu trong khi mình không hiểu rõ hay nhiều học sinh dựa vào vận may rủi của riêng mình. Bởi lẽ sự học còn dài, học tập là quá trình trau dồi khiến thức cho bản thân, giúp chúng ta có nhều kiên thức vận dụng vào đời sống, đạt được nhiều thành công trên quãng đường đời chứ không phải là hình thức học đối phó như thế. Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta hãy ý thức cho riêng mình sự học quan trọng như thế nào, và tìm ả cho mình con đường đi đúng đắn. Học tập chính là cho chính bản thân chúng ta. Tôi và các bạn, chúng tahãy cùng nhau cố gắng nhé!

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bàivăn mẫu hay Viết đoạn văn trình bày luận điểm về học vẹt để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh.Chúc các emhọc tốt môn Ngữ Văn!

Bài làm:

Bạn hãy thử tưởng tượng, chúng ta có thể làm được gì nếu thiếu đi tri thức và hiểu biết? Học tập chính là con đường để mỗi người tiếp thu và rèn luyện bản thân, nắm bắt được tri thức. Bạn ước mơ được trở thành một kĩ sư, phi công, giáo viên, bác sĩ… đòi hỏi bạn cần có sự nỗ lực trong học hành để đạt đến vinh quang đó. Các bạn học sinh hiện nay có rất nhiều mối quan tâm như các trò chơi giải trí, mối quan hệ bạn bè hay những sở thích, đam mê… Đó là những nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân nhưng nhiều người đã mải mê theo đuổi chúng mà bỏ quên học hành. Dần dần, những lỗ hổng kiến thức khiến bạn chán nản việc học, ngày càng tụt lùi lại phía sau so với bạn bè. Mỗi chúng ta chỉ có 12 năm để học tập và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, Quãng thời gian tưởng chừng là dài nhưng lại trôi qua rất nhanh chóng. Do đó, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với mỗi bạn học sinh.

Câu hỏi Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về việc học và hành

Từ xưa đến nay, học luôn đi đôi với hành là phương thức giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn, vận dụng tốt hơn vào thực tiễn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài siêu hay giúp chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành.

  • Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài luôn là chân lý đã được rất nhiều người áp dụng và thực hiện để nâng cao vốn kiến thức và phát triển bản thân. Sau đây là các mẫu đoạn văn suy nghĩ về học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài, mời các bạn cùng tham khảo.

Mở đoạn: giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.

Thân đoạn:

- Giải thích: “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Ý cả câu khuyên nhủ chúng ta nên thực hiện phương pháp học đi đôi với hành.

- Phân tích những ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp này cũng như tác động to lớn của nó đối với đời sống con người.

Kết đoạn: khái quát lại giá trị, vai trò của phương pháp này đối với con người.

2. Đoạn văn mẫu Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài

“Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Ngày nay xã hội phát triển ko ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có 1 cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả 2? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm 1 phần kiến thức. Học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như Toán, Lý, Hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà ko làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau 1 thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn không rèn luyện nó và ko hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi ko học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bẳng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn hs rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề