Vì sao trẻ sơ sinh hay rùng mình

Ảnh minh họa


Chào em, trai của em có cân nặng tốt nhưng chiều cao như vậy là chưa đạt, em cần xem lại điều này, có phải do em đo chưa đúng không.

Vấn đề rùng mình của có thể do nhiều nguyên nhân: thiếu canxi, magiê… hoặc do bệnh lý động kinh. Em cần chú ý đến số lần rùng mình của trong ngày là bao nhiêu lần, mỗi lần kéo dài trong mấy giây, mấy phút, mức độ… sau mỗi ngày thì số lần rùng mình và thời gian rùng mình có tăng lên không. Tốt nhất, em nên đưa đến BV Nhi Đồng khám và xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Còn việc táo bón của em có thể cho uống thêm nước và bổ sung thêm men vi sinh có kèm chất xơ như Golden Lab. Em có thể dùng cho kéo dài nhiều ngày, nếu có bú thêm sữa công thức thì em nên chọn sữa có bổ sung thêm men vi sinh và chất xơ.

Ngoài ra, em cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi có tính nhuận trường rồi cho bú.

Thân mến,


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode].

Chân thành cảm ơn.


Chào bạn! Bạn sinh con lần đầu hay lần thứ hai, bạn chuyển dạ có lâu không,khi sinh cháu đẻ thường hay phải can thiệp sản khoa. Khi sinh ra cháu có khóc ngay không, cháu sinh được mấy kg?.

Chu kỳ 3 tháng kì diệu đầu đời kết thúc, bé bước vào một giai đoạn mới với nhiều thay đổi. Bé khóc ít hơn và bé khôn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Các phản xạ với tiếng động rất nhậy cảm, với tiếng động bất ngờ cũng làm trẻ giật mình do hệ thống thần kinh phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này trẻ thường xuyên chu môi, nhóp nhép miệng và chảy nước dãi đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ 3 tháng tuổi bạn đừng lo lắng gì cả. Bạn nên cho trẻ sinh hoạt và ngủ nghỉ trong môi trường yên tĩnh, tránh tiếng động mạnh kể cả nói và quát to… cũng rễ làm trẻ giật mình. Theo bạn kể thì từ khi con bạn được 3 tháng cháu hay bị rùng mình cả sáng trưa, chiều tối và cháu gồng hết người tay chân co hết lên. Thông thường trẻ khi đi tiểu hay bị rung mình còn tự nhiên cũng bị dùng mình và số lần rùng mình nhiều kết hợp với co cứng tay chân và gồng người lên thì đó là dấu hiện không bình thường ở trẻ 3 tháng như con của bạn. Hiện tượng hay rùng mình và co cứng tay chân gồng người lên thì một vài tác giả cho rằng đó là biểu hiện thiếu canxi ở trẻ. Tuy nhiên những hiện tượng trên thường liên quan đến hệ thần kinh ở trẻ. Theo tôi bạn nên cho cháu đến khám tại khoa thần kinh bệnh viện nhi trung ương- Hà nội hoặc khoa thần kinh bệnh viện nhi đồng- TP HCM để khám xác định nguyên nhân có hướng điều trị tốt nhất cho cháu. Chúc con bạn khoẻ mạnh, hay ăn, nhanh lớn.

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Các mẹ ơi Cu Bờm nhà mình được 15 tháng rồi, cao 79 cm, nặng 11,4kg nói chung là bình thường. Dạo trước cứ mỗi lần cu cậu rùng mình là muốn đi tè nhưng dạo này bé lại rất hay rùng mình mà không phải lí do đi tè như trước. Có chị trên cơ quan mình bảo ấy là do thiếu canxi làm mình lo quá. Có mẹ nào có kinh nghiệm về vụ này thì tư vấn mình với nhá :17:

Trẻ sơ sinh thường hay bị rùng mình

Chào bạn!

Hiện tượng rùng mình ở bé mà bạn quan sát thấy có thể là hiện tượng rung cơ lành tính, thường xảy ra khi ngủ, có thể bị ở tay hay chân. Hiện tượng này có đặc điểm là nếu bé đang bị rung tay hay chân mà được nắm giữ tay hay chân lại thì hết. Đây không phải là bệnh lý và sẽ tự hết.

Nếu bé rung tay chân mà khi nắm giữ lại không hết có thể là co giật do bệnh lý. Khi đó, bạn cần đưa bé đi khám và làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ, xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây co giật như động kinh, hạ calci máu, hạ magne máu… Nếu bé bị rùng mình nhiều kèm chậm lên cân, ọc sữa, khóc đêm… thì có thể bé bị còi xương, cần làm xét nghiệm máu, để được điều trị bằng vitamin D liều cao.

Theo tôi bạn nên đưa bé đến khám tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội hoặc Khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng - TP.HCM để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị tốt nhất cho cháu.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

ThS. Chu Văn Điểu - Chuyên khoa Thần kinh - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương

Hầu như tất cả mọi người sẽ quen thuộc với cảnh tượng hài hước của một em bé khi đột nhiên xuất hiện một cơn rùng mình: đây có thể là một thông báo rằng trẻ sơ sinh cần thay tã. Đó là bởi vì đi tiểu có mối liên quan với rùng mình - một hiện tượng kỳ lạ vẫn tồn tại ngay cả khi đến tuổi trưởng thành.

Rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai, và có thể xảy ra khi còn nhỏ. Có lẽ bạn đã nhìn thấy một em bé rùng mình mà không có lý do rõ ràng trước khi trẻ cần thay tã.

Đây có thể là một cảnh tượng hài hước - hoặc là hiện tượng đáng báo động, tùy thuộc vào mức độ rung mình. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng bởi đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể và không gây ra bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng.

Mặc dù ớn lạnh, rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ ai, tuy nhiên một số trường hợp có thể cảm thấy mức độ rùng mình nhiều hơn những người khác. Có một số giả thiết cho rằng hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở nam giới, tuy nhiên chưa có bất cứ nghiên cứu nào được đưa ra nhằm khẳng định điều này.

Rùng mình khi đi tiểu có thể xảy ra với bất cứ đội tượng nào

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến bạn rùng mình khi đi tiểu, một giả thuyết đã được đưa ra, cho rằng do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể ở vùng háng gây ra chứng run rẩy ở một số người.

Khi bạn cởi bỏ đồ của bạn để đi tiểu, điều này làm lộ ra một phần cơ thể bạn, khiến thân nhiệt hạ xuống đột ngột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lạnh hơn, và kết quả là cơ thể bạn có thể run lên nhằm mục đích sinh nhiệt và giữ ấm cho cơ thể.

Một giả thiết khác cũng được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng rùng mình khi đi tiêu là việc giải phóng nước tiểu ra khỏi cơ thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống do một phần nhiệt lượng đã thoát ra ngoài. Trong trường hợp này, cơ thể bạn thực hiện phản ứng theo bản năng với một cơn rùng mình để tạo ra nhiệt lượng và làm ấm.

Rùng mình khi đi tiểu được cho là cũng có thể có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương [CNS], hay cụ thể hơn là các tín hiệu hỗn hợp trong hệ thống thần kinh bởi hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát bàng quang của bạn.

Hệ thống thần kinh trung ương

Hệ thống thần kinh ngoại biên gửi thông tin từ não và tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể. Phần này của hệ thống thần kinh cũng bao gồm hệ thần kinh giao cảm [ANS], điều chỉnh các chức năng cơ thể không tự nguyện.

Theo Caleb Backe, một chuyên gia về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của Maple Holistic, hệ thần kinh giao cảm điều khiển quá trình bạn đi tiểu.

ANS được chia thành hai bộ phận: hệ thần kinh phó giao cảm và hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm là hệ thống điều khiển các phản xạ của cơ thể bạn. Hệ thần kinh giao cảm giúp cơ thể bạn thư giãn thư giãn và đưa nó trở về trạng thái nghỉ ngơi.

Khi bàng quang của bạn đầy, nó kích hoạt các dây thần kinh trong tủy sống được gọi là dây thần kinh túi. Điều này làm cho hệ thống thần kinh đối giao cảm hoạt động, khiến thành bàng quang của bạn chuẩn bị đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi nước tiểu rời khỏi cơ thể bạn, huyết áp giảm, gây ra phản ứng từ hệ thống thần kinh giao cảm.

Việc huyết áp giảm đột ngột này gây ra phản ứng từ hệ thống thần kinh giao cảm, một phần của ANS có liên quan đến các phản ứng của cơ thể. Các chuyên gia cho biết rằng khi hệ thống thần kinh giao cảm phát hiện tình trạng huyết áp thấp, nó sẽ giải phóng một loạt các chất dẫn truyền thần kinh được gọi là catecholamin nhằm mục đích ổn định huyết áp, đưa về trạng thái cân bằng trước đây. Khi bạn đi tiểu, có thể do sự tăng vọt đột ngột của catecholamine khiến bạn cảm thấy rùng mình. Hệ thống thần kinh giao giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được gọi là catecholamin nhằm nỗ lực khôi phục lại huyết áp.

Điều này tạo ra một tín hiệu hỗn hợp giữa hai thành phần của hệ thống thần kinh giao cảm, nguyên nhân khiến bạn rùng mình khi đi tiểu.

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng rùng mình khi đi tiểu xảy ra phổ biến hơn ở nam giới, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là đàn ông thường đứng khi đi tiểu - có thể làm khiến huyết áp giảm nhanh một cách đột ngột, đây được cho là nguyên nhân khiến nam giới bị rùng mình. Thêm vào đó, huyết áp có xu hướng tăng khi đứng. Vì đàn ông thường đứng lên để đi tiểu, cơ thể họ bị giảm huyết áp một cách đột ngột. Điều này có thể giải thích tại sao đàn ông đi tiểu nhiều hơn phụ nữ.

Giảm huyết áp đột ngột có thể gây rùng mình khi đi tiểu

Dù nguyên nhân là gì, bạn không nên lo lắng về hiện tượng này bởi nó thường vô hại và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào đối với cơ thể.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa lý giải được nguyên nhân chính xác vì sao xảy ra hiện tượng rùng mình khi đi tiểu.

Chứng run mình có thể là do nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, hoặc các tín hiệu lẫn lộn trong hệ thống thần kinh của bạn. Thường thì chúng được coi là vô hại.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua tất cả các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình bạn đi tiểu. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời nếu bạn bị ngất, chóng mặt hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc nếu trong nước tiểu của bạn có máu.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, livescience.com

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề