Vì sao thức ăn là nhân tố quan trọng nhất

Nội dung Bài 39: Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Qua bài học kể tên được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người. Từ đó rèn luyện kỹ năng năng quan sát, phân tích tranh, sơ đồ. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

– Nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng,…

– Rất nhiều tác nhân như ma tuý, rượu, thuốc lá,… có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.

– Có nhiều biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật như cải tạo giống, thức ăn, chuồng trại,…

– Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số như cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích,…HocTapHay.Com

Câu hỏi 1 bài 39 trang 155 SGK sinh học lớp 11: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

Giải:

– Cá rô phi Việt Nam chết ở dưới \(\)\(5,6^0C\) và trên \(42^0C\), sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở \(30^0C\).

– Thiếu vitamin A mắt trẻ em bị khô giác mạc.

– Thức ăn thiếu prôtêin động vật gầy yếu, chậm lớn và dễ mắc bệnh.

– Phơi nắng lúc sáng sớm kích thích tổng hợp vitamin D ở dưới da.

Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.

Ví dụ: Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là đối với động vật biến nhiệt.

Ví dụ: Vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống \(16 – 18^0C\), cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của chúng.

Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua các cách sau:

– Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.

– Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

Câu hỏi 2 bài 39 trang 155 SGK sinh học lớp 11:

– Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

– Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?

– Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu). sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

Giải:

– Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được có thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.

– Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?

+ Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn… giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

+ Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.

– Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu). sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

Riêng đối với người, có rất nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giai đoạn phôi thai. Ví dụ, mẹ nghiện rượu, nghiện ma tuý, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường. Trong những tháng đầu mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virut cúm, con sinh ra có thể bị dị tật như hở hàm ếch, thiếu ngón chân, ngón tay,… Mẹ nghiện thuốc lá, con sinh ra cân nặng giảm so với bình thường từ 200 – 500g,…

Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết về quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật, con người đã tìm ra rất nhiều biện pháp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi.

Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện địa phương, người ta đang áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lại giống, công nghệ phôi,…

Cho đến nay, con người tiếp tục sử dụng rất nhiều nhân tố môi trường như thức ăn, chuồng trại… để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi.

Câu hỏi 3 bài 39 trang 156 SGK sinh học lớp 11:

– Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.

– Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.

Giải:

– Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.

+ Lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo giống ỉ lai tăng năng suất thuần (40kg), ỉ lai (100kg).

+ Lai giữa khoai tây trồng với khoai tây dại tạo được 20 giống mới có giá trị, có sức đề kháng cao, năng suất cao.

+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

– Dựa vào những hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.

+ Có chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn khác nhau.

+ Sử dụng hoocmôn sinh trưởng bằng cách tiêm hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi.

+ Cải tạo môi trường sống đầy đủ các yếu tố như lượng \(O_2, CO_2\), nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ấm về mùa đông và mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non để động vật không bị mắc bệnh, không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số (tăng chiều cao, cân nặng, không mắc dị tật,…) của người Việt Nam như nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai (ví dụ, đột biến nhiễm sắc thể gây ra bệnh Đao,…), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống sử dụng ma tuý, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia,…

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 39: Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?

Lý thuyết Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật. Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.

Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều sẽ làm chậm sinh trưởng.

Vì sao thức ăn là nhân tố quan trọng nhất
Hình 41.2. Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

Hình 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi

Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.

– Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt độ môi trường là 16-180C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

– Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.

– Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.

– Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt

Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi

Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi… tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại…).

– Biện pháp:

+ Có các chế độ ăn thích hợp với động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau (khi mang thai, con non, …)

+ Chuẩn bị chuồng trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm cho động vật để động vật không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời nóng.

+ Tiêm phòng các bệnh thường gặp cho vật nuôi.

Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…)

Áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Bảo vệ môi trường, hạn chế làm ô nhiễm môi trường.

Chống lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu bia, thuốc lá,…

Câu 1: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

A. Giai đoạn phôi thai

B. Giai đoạn sơ sinh

C. Giai đoạn sau sơ sinh.

D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 2: Giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người chịu ảnh hưởng rõ nhất của các nhân tố môi trường?

A. Giai đoạn sau sơ sinh.

B. Giai đoạn sơ sinh.

C. Giai đoạn phôi thai.

D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 3: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường

B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.

C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu 4: Nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. Thức ăn.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Khí hậu.

Câu 5: Những con thỏ cái quá mập đôi khi không có khả năng sinh sản, điều giải thích hợp lý nhất là

A. Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa

B. Thức ăn thừa đạm

C. Rối loạn tiết hormone sinh dục

D. Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng

Câu 6: Những con thỏ cái quả gầy đôi khi không có khả năng sinh sản. điều giải thích hợp lý nhất là

A. Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa

B. Thiếu dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển không đầy đủ, khả năng sinh sản kém

C. Rối loạn tiết hormone sinh dục

D. Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng

Câu 7: Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng axit amin nào trong khẩu phần ăn?

A. Lizin

B. Histidin

C. Axit glutamic

D. Valin

Câu 8: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.

B. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.

C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.

D. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương – hệ cơ.

Câu 9: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển không bị ảnh hưởng?

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 10: Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển?

A. Không bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.

B. Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.

C. Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh

D. Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.

Câu 11: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng

B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng

D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm

Câu 12: Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do

A. cơ thể bị mất nhiều nhiệt.

B. hoạt động co cơ quá mức để chống lạnh.

C. quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm.

D. các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn.

Câu 13: Vào mùa đông cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ khi nhiệt độ hạ xuống dưới

A. \(5^0C\)

B. \(15^0C\)

C. \(18^0C\)

D. \(10^0C\)

Câu 14: Cá chép sinh trưởng – phát triển ở nhiệt độ nào của môi trường?

A. \(2 – 40^0C\)

B. \(18 – 35^0C\)

C. \(2 – 42^0C\)

D. \(5,6 – 40^0C\)

Câu 15: Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi

B. Tăng mối quan hệ giữa bố mẹ và con

C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển

D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh

Câu 16: Tại sao tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương

B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.

C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.

D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.

Câu 17: Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền sinh tố D thành sinh tố D?

A. tia hồng ngoại

B. tia tử ngoại

C. tia alpha

D. tia sáng nhìn thấy được.

Câu 18: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A. Rượu và vitamin

B. Ma túy, Thuốc bổ

C. Chất kích thích, chất gây nghiện

D. Đồ hộp

Câu 19: Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A. Rượu và chất kích thích

B. Ma túy, Thuốc lá và bia

C. Chất kích thích, chất gây nghiện

D. Ma túy, thuốc lá, rượu

Câu 20: Để nâng cao chất lượng dân số, cần áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

B. Luyện tập thể dục thể thao

C. Tư vấn di truyền

D. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là biện pháp điều khiển sinh trưởng – phát triển ở động vật và người?

A. Cải thiện chất lượng dân số.

B. Cải thiện môi trường sống của động vật.

C. Cải tạo giống.

D. Luôn làm mát không khí nơi có động vật ở.

Ở trên là nội dung Bài 39: Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Động Vật (Tiếp Theo) thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Ở bài học trước các bạn đã được tìm hiểu về các nhân tố bên trong. Vậy những nhân tố bên ngoài nào sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật cùng HocTapHay.Com tìm hiểu qua nội dung bài học trên nhé. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.