Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

1. Em hãy vỗ tay cho hành động mình có thể tự làm.

Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

Hướng dẫn:

  • Tranh 1: bạn nam tự đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ
  • Tranh 2: bạn nam tự ăn cơm.
  • Tranh 3: bạn nam tự mặc quần áo.
  • Tranh 4: bạn nam tự tắm cho mình.

=> Các em hãy vỗ tay cho thấy đó là những việc mình có thể tự làm.

2. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.

Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

Câu hỏi:

- Lợn con không tự giác làm việc gì?

- Lợn con cảm thấy thế nào khi cô giáo nói chuyện với mẹ?

Hướng dẫn:

1. Vào một buổi sáng lợn con vẫn đang say sưa  nằm ngủ trên giường thì lợn mẹ mở cửa đi vào và gọi Con ơi, dậy đi học nào!

2. Để chuẩn bị đi học lợn con phải thay quần áo nhưng lợn con đã không tự mặc áo và nhờ đến mẹ, lợn con nói: Mẹ mặc áo cho con nhé!

3. Vừa đi học về đến nhà thấy bạn thỏ đang đứng đợi ngoài cổng, lợn con vội vàng bỏ cặp xuống ghế và nói với mẹ: con đi chơi đây!

4. Lợn con đi chơi mãi muộn mới về và lợn con nghe được cuộc điện thoại giữa mẹ và cô giáo. Lợn mẹ nói: chào cô giáo. Cô giáo nói: độ này lợn con còn hay mải chơi và cháu hay quên sách vở? Lợn mẹ hỏi lại cô giáo: Cháu hay quên sách vở ạ? Nghe xong lợn mẹ cảm thấy rất buồn về lợn con. Từ hôm sau, lợn con đã giác làm mọi việc và không quên sách vở nữa.

  • Lợn con không tự giác dậy đi học, không tự mặc quần áo, không tự giác soạn sách vở,...
  • Khi cô giáo nói chuyện với mẹ, lợn con cảm thấy rất buồn và biết mình cần phải tự giác làm việc mình có thể tự làm.

3. Tìm hành động em có thể tự giác làm.

Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

Hướng dẫn:

Quan sát tranh, em thấy:

  • Tranh 1:  bạn gái đang lau bàn => em đã tự lau bàn học ở nhà và ở lớp
  • Tranh 2: Bạn nam đang nhặt rác bỏ vào sọt rác.=> em đã tự nhặt rác vỏ vào thùng, không vứt rác bừa bãi.
  • Tranh 3: Bạn nam đang tự buộc lại dây giày => em tự buộc dây giày khi dây bị tuột
  • Tranh 4: bạn nữ tự gấp chăn mền => em tự gấp chăn mền khi ngủ dậy
  • Tranh 5: bạn nam đang tự đi tắm. => em tự tắm cho mình.
  • Tranh 6: bạn nữ tự nhận thức ăn tại căn tin của trường => em tự nhận thức ăn khi ở trường.

=> Em phải tự giác làm việc của mình vì đó là công việc của mình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, em làm một số việc để giúp đỡ bố mẹ….

=> Em còn tự giác làm những việc như: tự giác sắp xếp đồ dùng học tập, chuẩn bị sách vở trước khi đến lớp, dọn dẹp phòng ngủ và góc học tập của mình, tự giác học bài và làm bài,….

4. Em hãy cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì?

Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

Hướng dẫn:

  • Tranh 1: Bạn nam mới đi đá bóng về, mà đã vào phòng nằm => Bạn nam chưa tự giác thay đồ, tắm rửa trước.
  • Tranh 2: bạn nữ vừa nghịch đất ngoài vườn vào chưa rửa tay mà đã lấy bánh ăn, như thế làm không hợp vệ sinh => bạn nữ chưa tự giác rửa tay trước khi ăn.
  • Tranh 3: bạn nam mặc quần áo chưa gọn gàng, cần chỉnh sửa lại quần áo cho ngay ngắn => bạn nam chưa tự giác mặc quần áo gọn gàng.
  • Tranh 4: bạn nữ để bàn học của mình bừa bộn, sách vở không ngăn nắp => bạn nữ chưa tự giác sắp xếp bàn học gọn gàng.

5. Em hãy kể cho thầy, cô giáo và các bạn nghe:

- 3 việc em đã tự giác làm khi ở nhà.

- 3 việc em đã tự giác làm khi ở trường.

- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện tốt các việc đó?

Hướng dẫn:

  • 3 việc em đã tự giác làm khi ở nhà: Tự gấp quần áo, soạn sách vở, dọn dẹp phòng ngủ
  • 3 việc em đã tự giác làm khi ở trường:  tự giác dọn vệ sinh lớp học, tự giác xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn
  •  Em cảm thấy rất vui, rất thích, rất tự hào, …..

6. Em cần tự giác làm gì trong các tình huống sau?

Vì sao phải tự giác làm việc ở nhà

Hướng dẫn:

  • Tranh 1: Phòng chưa được tắt điện, quạt. Em sẽ tắt giúp cô giáo.
  • Tranh 2: Lớp học chưa sạch sẽ, em sẽ quét dọn lớp học, có thể nhờ các trong lớp cùng giúp đỡ để làm công việc nhanh hơn.

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 Bài 6 Em tự giác làm việc của mình giúp các em học sinh nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường và giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC (CÁNH DIỀU)

Bài 6. EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

          Học xong bài ày, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

          – Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

          – Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.

          – Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

          – SGK Đạo đức 1

          – Một số đạo cụ để đóng vai.

          – Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác.

          – Mẫu “Giỏ việc tốt”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KHỞI ĐỘNG

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hành động, đoán việc làm”

– HD cách chơi luật chơi

– Nhận xét, giới thiệu bài

KHÁM PHÁ

HĐ 1. Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường

a) Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục a trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm.

– Gọi HS mô tả việc mà các bạn trong tranh đang thực hiện

– Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Theo em các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?

+ Em nên tự giác làm những việc nào?

+ Vì sao em nên tự giác làm việc của của mình?

– Kết luận

HĐ 2. Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình

a) Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở lớp

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục b (SGK) trang 31 và nêu một số cách làm tốt việc của mình

– Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mở rộng:

+ Ngoài những cách làm trên, còn có những cách nào khác để làm tốt việc của mình?

+ Em đã thực hiện được một trong những cách nào đã nêu chưa? Nếu có, hãy kể lại cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường

– Kết luận

LUYỆN TẬP

HĐ 1. Đóng vai xử lí tình huống

a) Mục tiêu:

– HS có kĩ năng ứng xử phù hợp để tự giác làm việc của mình trong một số tình huống cụ thể

– HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS xem tranh tình huống ở mục a SGK trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh

– Mời HS nêu nội dung của mỗi tình huống

– GV mô tả tình huống

+ Tình huống 1:

+ Tình huống 2:

– Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 1: Nhóm 1, 2, 3

+ Tình huống 2: Nhóm 4, 5, 6

– Thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:

+ Theo em cách ứng xử của bạn trong tình huống phù hợp hay chưa phù hợp?

+ Em có cách ứng xử nào khác không?

– Định hướng cách giải quyết:

+ TH 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.

+ TH 2: Em nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước rồi mới xem ti vi.

HĐ 2. Tự liên hệ

a) Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường

b)  Cách tiến hành

– Yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm các câu hỏi:

+ Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm?

+ Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình?

+ Em đẫ tự chăm sóc bản thân như thế nào?

– Mời HS chia sẻ trước lớp

– Tuyên dương, động viên các em đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường

HĐ 3. Thực hành

a) Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch đẹp

b) Cách tiến hành

– Giao nhiệm vụ: Sắp xép bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của lớp (dựa vào thực tế của lớp để tổ chức cho HS thực hành cho phù hợp)

– GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS, đảm bảo VS cá nhân

– HD HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm

VẬN DỤNG

1 Vận dụng trong giờ hoc:

– Giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp

– HS thảo luận phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,… chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

2. Vận dụng sau giờ học:

– Yêu cầu HS thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường

– HS thực hiện nhiệm vụ

+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp

+ Hằng ngày tự giác làm việc của mình ở nhà và ở trường: học tập, trực nhật lớp, làm việc nhà phù hợp với khả năng

+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình

– HD HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cành hoa vào “Giỏ việc tốt”

– Yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ

TỔNG KẾT BÀI HỌC

(?) Em rút ra được điều gì sau học bài này?

– GV tóm tắt nội dung của bài học

– HD HS đọc lời khuyên SGK/33

– Nhận xét tiết học

– Lắng nghe

– Tham gia trò chơi

– Làm việc cá nhân

– Trình bày

– Nhóm đôi

– Xung phong trả lời

– Quan sát theo nhóm 4 HS

– Các nhóm trình bày

– Làm việc theo nhóm đôi

– Đại diện các nhóm trình bày

– Các nhóm khác trao đổi, bổ sung

– Trả lời

– Làn việc nhóm đôi

– Lắng nghe

– Thảo luận theo nhóm (6 nhóm)

– Đại diện các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử

– HS trình bày ý kiến

– Chia sẻ theo nhóm đôi

– Xung phong trình bày

– HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công

– Nhận xét

– Lắng nghe

– Thảo lận nhóm 4

– Lắng nghe

– 2 HS

– 2 HS

– Đọc ĐT

>> Xem thêm: Bài 5 Chăm sóc bản thân khi bị ốm – Đạo Đức 1 (Cánh Diều)