Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét

Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Vỏ trai vỏ ốc được cấu tạo bởi:

Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn

Phương pháp tự vệ của trai là

Cơ quan di chuyển của trai sông là

Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở

Trai sông dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ vào

Cơ quan trao đổi khí ở trai sông

Trai sông có vai trò trong việc

Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là

Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét

  • cuong1272006
  • Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét
  • Câu trả lời hay nhất!
    Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét
  • 06/11/2019

  • Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét
    Cám ơn 10


Vì sao khi mài vỏ trai lại có mùi khét

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 7 - TẠI ĐÂY

Câu hỏi: Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Trả lời:

Đáp ánđúng: C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

Khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét vìphía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về trai sông nhé!

1. Hình dạng, cấu tạo

- Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Hai mảnh vỏ được gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở của vỏ. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxy, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic).

- Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.

2. Cách di chuyển của trai sông

- Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ. Vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn để mở đường. Sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy để trai có thể tiến về phía trước.

- Trai di chuyển với tốc độ 20 – 30cm/giờ. Vì cơ chân của trai kém phát triển nên khi di chuyển sẽ để lại phía sau một đường rãnh trên bùn.

3. Cách dinh dưỡng của trai sông

- Thức ăn chủ yếu của trai sông là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh. Trai dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang. Trai lấy mồi ăn và ôxi chỉ nhờ vào cơ thể lọc từ nước hút vào. Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng.

- Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

4. Sinh sản

- Trai sôngthụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh,trứngnon đẻ ra được giữ trong tấm mang.Trứng được bảo vệ để không bị động vật khác ăn mất.Ấu trùngnở ra, sống trongmangmẹ một thời gian, sau đó bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

- Dinh dưỡng

- Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.

- Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

- Do đó, khi ở những vùng nước ô nhiễm, nếu xuất hiện trai thì chúng ta không nên ăn. Vì khi lọc nước lấy thức ăn trai giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể, nếu ăn trai ở vùng này chúng ta sẽ rất dễ bị ngộ độc.

5. Một vài công dụng của trai sông

- Trai có nhiều công dụng mà không phải ai cũng hiểu rõ. Trai sông có tính hàn, ăn vào rất mát, giúp thanh nhiệt cơ thể. Cũng chính vì vậy, trai thường được dùng trong các vị thuốc để chữa trị các bệnh như chữa bệnh hay ra mồ hôi ở trẻ em, trị đau đầu, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, nhức mỏi xương khớp,…

- Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai. Trai sông tạo ra ngọc nhưng hạt ngọc nhỏ và không đẹp như trai ngọc ở biển và trai cánh ở nước ngọt.

- Ngoài ra trai còn có chức năng giải nhiệt và bổ sung chất dinh dưỡng cho các mẹ bầu. Trong giai đoạn thai kỳ các mẹ có thể sử dụng trai để chế biến các món ăn đầy dưỡng chất như: cháo trai, trai xào xúc bánh tráng, trai nướng kèm với lá lốt,…

- Vì phía ngoài của vỏ trai là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các loài động vật khác nên khi mài nóng cháy thì sẽ ngửi thấy mùi khét.