Vì sao con quạ lại giống bàn làm việc

Các nhà nghiên cứu tâm lý trên toàn thế giới thường dùng những câu hỏi này để tìm hiểu xem ai đó là một thiên tài hay bị tâm thần phân liệt. Dưới đây là ba câu hỏi quan trọng nhất để xác định được những suy nghĩ trong đầu của bạn là gì, bạn là người như thế nào.


  • Máy đọc sách kindle giá SHOCK!

  • Máy tính bảng giá SHOCK!

1. Điểm chung của ấm đun nước và một tàu hơi nước?

2. Điểm chung của một chiếc xe đua và một cơn lốc xoáy?

3. Điểm chung giữa chiếc giày và cây bút chì?

Và bây giờ là phần thú vị nhất: Bạn là người như thế nào?

Trước tiên hãy xem câu trả lời:

Câu 1: Đáp án: Hơi nước.

Câu 2: Đáp án: Xe đua và cơn lốc đều chuyển động tròn.

Câu 3: Đáp án: Cả hai đều để lại dấu vết thể hiện sự hiện diện của chúng.

Nếu bạn không thể nghĩ ra câu trả lời cho các câu hỏi này thì cũng đừng lo lắng, tâm trạng của bạn hoàn toàn “khỏe mạnh” và bình thường. Nhưng nếu đối với bạn những câu hỏi trên là đơn giản, bạn có thể có chút xáo trộn về tâm lý, đôi khi rất phức tạp và có phần khác biệt. Bạn nên đến gặp các chuyên gia tâm lý để xác định rõ hơn về con người mình.

Đây là một bài kiểm tra mà thường được dùng để tiết lộ mức độ nhận thức của ai đó. Nếu một người nào có tâm lý bình thường và ổn định, được hỏi những câu hỏi như: “Điểm chung của con quạ và cái bàn là gì”, có lẽ họ sẽ trả lời “không có gì”. Xét ở một khía cạnh nào đó, họ đã đúng.

Nhưng đối với một người được cho là thiên tài hoặc tâm thần phân liệt thì có thể ngay lập tức sau khi nghe câu hỏi, sẽ tìm kiếm những điểm nổi bật nhất của đối tượng và liên kết chúng lại với nhau. Và sẽ không mất quá nhiều thời gian để họ có thể đưa ra câu trả lời rằng: những người ngồi viết chữ trên bàn làm việc và một con quạ có lông được dùng để làm bút viết – đây chính là điểm chung giữa hai đối tượng.

Nhưng làm sao để phân biệt được ai đó là thiên tài hay bị chứng tâm thần phân liệt. Sự khác biệt ở đây là với ai bị chứng tâm thần phân liệt họ sẽ trả lời câu hỏi gần như ngay lập tức, trong khi một thiên tài sẽ mất thời gian tập trung, thu nhặt những ý tưởng hợp lý và thú vị nhất, sau đó sẽ là một câu trả lời rất độc đáo.

Theo Giadinhvetnam

1.Đầu tiên là bài hát The logical song của Supertramp. Bài này tui thường nghe trên radio vào mỗi buổi sáng:

When I was young, it seemed that life was so wonderful, a miracle, oh it was beautiful, magical. And all the birds in the trees, well they’d be singing so happily, joyfully, playfully watching me. But then they send me away to teach me how to be sensible, logical, responsible, practical. And they showed me a world where I could be so dependable,

clinical, intellectual, cynical.

There are times when all the world’s asleep, the questions run too deep for such a simple man. Won’t you please, please tell me what we’ve learned I know it sounds absurd

but please tell me who I am.

Now watch what you say or they’ll be calling you a radical, liberal, fanatical, criminal. Won’t you sign up your name, we’d like to feel you’re

acceptable, respectable, presentable, a vegetable!

At night, when all the world’s asleep, the questions run so deep for such a simple man. Won’t you please, please tell me what we’ve learned I know it sounds absurd

but please tell me who I am.

Theo Wiki, ý nghĩa của bài hát này là:

The lyrics are a “story of innocence and idealism lost”[1] with Hodgson condemning an education system not focused on knowledge and sensitivity.[2] The song tells the story of a man who: • is taken away from the unspoilt immediacy of childhood [When I was young, it seemed that life was so wonderful, a miracle, oh it was beautiful, magical], • undergoes education [but then they sent me away to teach me how to be sensible, logical, responsible, practical], • sees a future prepared for him lacking any spontaneity of reaction [And they showed me a world where I could be so dependable, clinical, intellectual, cynical], • feels constricted in his freedom of speech [Now watch what you say or they’ll be calling you a radical, liberal, fanatical, criminal], • is put under pressure to conform [Won’t you sign up your name, we’d like to feel you’re acceptable, respectable, presentable, a vegetable]

• and ends up confused, without a coherent self-image [please tell me who I am].

2.Trở lại với Alice in Wonderland. Tui đã kỳ vọng vào bộ phim này rất nhiều, tới mức đã quyết đi xem vào ngày đầu tiên phim ra rạp. Kết quả: ngồi sát màn hình ở dãy ghế số 5,số 6 gì đó, mỏi cổ hết sức, dù đã chạy như điên cho kịp giờ. Trước khi đi còn kịp tròng vào người cái áo coat màu trắng chưa từng mặc mà tui định dành cho một dịp thật đặc biệt hehe. Đây là lần đầu tiên tui đi coi phim mà ngồi gần như vậy vì tính tui ít khi bon chen, lại thong thả, hem có chỗ đẹp là miễn xem. Xem phim, cũng giống như ăn uống, hít thở,nghỉ ngơi,làm việc, tui đều muốn “dọn mình” làm thật cẩn thận, tỉ mỉ, thật “enjoyable”. Nhưng lần này thì khác.

3.Alice in Wonderland là cuốn sách tui đọc hồi còn bé xíu. Hồi đó, khoảng 6,7 tuổi. Nhà tui có rất nhiều sách. Và tui đọc say mê. Hồi đó, đọc Alice chỉ nhớ là nó thú vị, vui vẻ, vớ vẩn nhưng hấp dẫn vô cùng. Hồi đó, làm sao biết được những ẩn dụ của Lewis Carroll về “sự chuyển đổi từ một cô bé đến ngưỡng cửa người lớn”, rằng “màu đỏ là màu của kinh nguyệt, sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sản”, đến câu hỏi triết lý “tôi là ai”, đến nỗi cô đơn lạc loài trong một thế giới không ai hiểu mình, cả những ám chỉ về các nhân vật chính trị, những bài thơ giễu nhại các tác phẩm nổi tiếng thời Lewis Carroll cùng những đặc điểm linguistic trong ngôn ngữ câu chuyện, bài thơ. Ngay cả bài học luân lý “hãy luôn giữ gìn đứa trẻ thơ ở trong ta, hãy luôn đuổi theo con thỏ trắng” tui cũng không thể biết. Tui chỉ đọc một hơi hết cuốn sách và bắt gặp mình vớ vẩn theo những câu hỏi như “Vì sao con quạ lại trông giống như một cái bàn viết?” Tóm lại, tui thích cuốn sách đó vô cùng vì nó vui, nó vớ vẩn, lắm lúc vô nghĩa, nhưng nó liền lạc, tuôn trào, thư giãn và trong trẻo như một cơn gió trưa hè, đánh thức trí tưởng tượng, ý thích phiêu lưu và khám phá thế giới xung quanh.

4.Alice in Wonderland của Tim Burton, bỏ qua đoạn mở đầu khá choáng so với nguyên gốc Lewis Carrol – là Alice giờ đây đã là một thiếu nữ 19 tuổi bị mẹ ép kết hôn với một chàng trai quýstộc mặt rất dull [có lẽ là ý đồ của Tim lộ liễu phô bày cho ý tưởng “dấn thân vào ngưỡng cửa người lớn”. Trước nguy cơ phải kết hôn với một thằng mặt dull như vậy thì [chả trách gì] Alice co giò phi theo con thỏ trắng] – thì mở đầu phim coi như khá sát với cuốn sách. Cũng rơi tằng tằng qua mấy tầng trái đất, cũng có cái bàn mặt kính tròn, chiếc chìa khóa trêu ngươi, cái chai dán nhãn “drink me” rùi cái bánh “eat me”. Tui tưởng rằng mình sắp được coi một Alice dựng sát theo cốt truyện nhưng với kỹ xảo 3-D màu sắc thăng hoa và độ dày độ phồng vượt bực. Nhưng từ đoạn đó trở đi, té ra, đây là một Alice khác, một Alice của Tim Burton hơn là Alice in Wonderland của Lewis Carroll. Lẽ ra, tui đã phải nhận ra điều này và lập tức nghe theo linh cảm của mình ngay từ những lợn cợn đầu tiên: vì sao Alice mặt mày trông lại căng thẳng và cau có đến như vậy? Khi đọc sách, người ta tưởng tượng ra một Alice hồn nhiên, thích đặt câu hỏi, vừa tò mò háo hức, can đảm [ăn uống tùy tiện, thoải mái, ai bảo gì ăn nấy] vừa ngơ ngác và có những lúc than khóc, yếu mềm. Alice trong phim Tim do Mia Wasikowska thực hiện, là một thiếu nữ cứng cỏi, tinh thần và ý chí nữ quyền mạnh mẽ toát ra 24/24 chớ không cần chờ tới đoạn kết khi cô deliver thông điệp, tuy đã thoát thân vào wonderland nhưng mặt mũi lúc nào cũng hằm hằm đầy vẻ chống đối và đối phó như khi đang đứng trước thằng mặt dull quỳ mọp. Nói theo các thầy tướng số thì nhìn một khuôn mặt căng thẳng như vậy ắt sẽ có hỗn chiến hay một cái gì đó kinh khủng xảy ra.

5.Và quả thực. Alice in Wonderland 2010 này là một bộ phim phiêu lưu pha bạo lực. Màu sắc vừa tươi sáng vừa âm u kiểu goth. Đẹp thì đã hẳn. Kinh phí của phim nghe đâu lên tới 250 triệu, chừng đó tiền chắc cũng đã đổ hết cả vào cho kỹ xảo. Nhưng ngoài đẹp ra, tui khó có thể khen thêm một cái gì hơn nữa mặc dù nếu tách riêng Alice – Team Burton cho nó độc lập hẳn với Alice – Team Lewis, thì đây là một bộ phim dành cho trẻ con không tồi chút nào: có sứ mạng, có chiến đấu ác liệt, có quái vật mặt xanh nanh bạc, có bảo bối hay vũ khí này kia. Tui không phải là loại khán giả hẹp hòi, hễ thích cái gì thì khư khư đeo bám theo cái đó. Thậm chí, đã nhiều lần tui thấy thực sự thích thú và tò mò trước những bản remake mang tính đột phá, thử nghiệm, đầy sáng tạo. Nhưng với Alice thì không. Tui cảm thấy đuối hẳn khi tinh thần vớ vẩn hết sức “nonsense”, tinh thần háo hức tò mò khám phá, thả lỏng tự do đi lung tung lang tang từ nơi này sang nơi khác của truyện gốc bị phá hỏng. Phim hem có vui gì hết. Ngay cả bữa tiệc trà crazy hết sức của Lewis khi vào tay Tim Burton thì thành một buổi tiệc trà kinh dị, lởm chởm với những ly tách thủng đáy trong làn sương mờ lảng vảng. Tim như bị lạc lối trong chính thế giới mà ông đã cố tạo ra, cố sức làm khác đi so với những gì đã được bày biện sẵn. Và nó dẫn chúng ta tới nowhere.

6.Mad Hatter [Johnny Depp], là một ví dụ cho sự đột phá quá trớn tới mức làm nhạt đi “chất” của câu truyện. Trong truyện, Mad Hatter là tay Thợ Mũ điên khùng ngồi thốt ra những lời lảm nhảm [“ In Lewis Carroll’s Alice’s Adventures in Wonderland, the heroine notices that there are only three guests at the Mad Hatter’s famous tea party [with herself the fourth] but the table has many more pristine, unnecessary place-settings.The Hatter explains, “It’s always tea-time, and we’ve no time to wash the things between whiles.’ ‘Then you keep moving round, I suppose?’ said Alice. ‘Exactly so,’ said the Hatter, ‘as the things get used up.’ ‘But what happens when you come to the beginning again?’ Alice ventured to ask. ‘Suppose we change the subject,’ the March Hare interrupted.” Mischievously, maddeningly, Lewis Carroll withholds for ever the secret of what happens when the tea-party guests use up the dishes – the story’s action exists in the eternal present of a riddle.” – Peter Bradshaw, The Guardian]. Lên phim, Hatter trở thành một nhân vật phức tạp, u ất với một quá khứ nặng nề. Chính những thứ thêm thắt vào nhân vật như vậy đã đem lại cảm giác khó thích nghi cho người xem. Giải thích cho vẻ bề ngoài kỳ dị sặc sỡ mắt mi thâm tím của Mad Hatter, Depp cho biết sở dĩ mái tóc của Hatter có màu da cam là vì hắn ta bị nhiễm độc thủy ngân trong quá trình làm nghề.

7.Có 2 nhân vật sát với tinh thần truyện nhất là Cheshire Cat và Red Queen. Cheshire Cat lên phim khá cool và mang lại những giây phút thư giãn, hài hước [dù rất nhiều người phàn nàn là sự quay lại như vậy là chưa đủ so với tầm cỡ] trong khi Red Queen [Helena Bonham Carter] đã không hề phụ lòng tin tưởng của lang quân để cho ra một Hoàng hậu Cơ giọng nói the thé, nhỏ bé nhưng đanh thép, vừa tự tôn vừa rất insecure và che dấu sự bất ổn của mình bằng cách thét lên “Off with his head!”. Theo ngôn ngữ của marketing, thì Tim đã thành công khi mươn những nhân vật quá nổi tiếng này đưa vào phim ông để tạo nên một cảm giác quen thuộc kết nối tức thì giữa người xem với bộ phim. Riêng tui, thì những chấm phá quen thuộc vượt trội này tuy khá hoàn hảo nhưng chưa đủ mạnh để nối liền các dấu chấm tạo nên trong người xem một cảm xúc liền mạch. Thế mạnh của cuốn sách Alice in Wonderland đó là tài kể chuyện, cứ dàn trải, ê a, tùy hứng, nhưng lôi cuốn. Còn bộ phim của Tim Burton, cố tạo nên những sự kiện giật gân, những khúc mắc, sứ mạng, thách thức, thì lại càng không thể kết dính chúng lại nhất là đối với đối tượng xem là người lớn.

8.Tóm lại là đẹp, nhưng mà chán. Và rối. Và rời. Truyện cỡ Alice của Carroll mới khó tìm, mới là unique, mới đi vào kinh điển, chớ truyện cỡ người hùng lạc vào lòng đất, tìm bảo bối giết quái vật, thì tới Đô-rê-mon nó cũng mần được. hehe

Video liên quan

Chủ Đề