Vị dụ về quan hệ pháp luật ngân hàng

Quan hệ pháp luật tài chính [tiếng Anh: Financial legal relation] là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động tài chính của các chủ thể được các qui phạm pháp luật tài chính điều chỉnh.

Hình minh họa [Nguồn: img.giaoduc.net.vn]

Khái niệm

Quan hệ pháp luật tài chính trong tiếng Anh là Financial legal relation.

Quan hệ pháp luật tài chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động tài chính của các chủ thể được các qui phạm pháp luật tài chính điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Các yếu tố của quan hệ pháp luật tài chính

Chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật tài chính là những người tham gia vào các quan hệ tài chính được nhà nước công nhận có năng lực chủ thể. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính không chỉ là nhà nước [thông qua các cơ quan nhà nước] mà còn bao gồm rất nhiều các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Khách thể

Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính chủ yếu là tiền và các giấy tờ, chứng từ có giá có thể chuyển đổi thành tiền, bên cạnh đó, khách thể của quan hệ pháp luật tài chính còn bao gồm cả những lợi ích phi vật chất khác.

Nội dung

Nội dung của quan hệ pháp luật tài chính là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể, được qui định bằng các qui phạm pháp luật hoặc được pháp luật thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Các quan hệ tài chính công khi được pháp luật điều chỉnh, hầu hết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài chính công được qui định trước trong các qui phạm pháp luật, chúng không phải là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể tham gia.

Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật tài chính cụ thể, các chủ thể được hưởng các quyền hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí mà không được tự ý xác lập hoặc thay đổi trái với pháp luật. Các quan hệ pháp luật tài chính công chỉ có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở pháp luật.

Các quan hệ tài chính tư được phát sinh giữa các chủ thể độc lập, không bị phụ thuộc, bình đẳng về địa vị, chỉ bị ràng buộc bởi yếu tố quyền lực nhà nước với tư cách nhà nước là tổ chức quyền lực công, quản lí hoạt động tài chính của các chủ thể.

Do vậy, khi tham gia các quan hệ pháp luật tài chính tư, các chủ thể có thể thỏa thuận nhằm xác lập quan hệ, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ do pháp luật qui định.

Phân loại quan hệ pháp luật tài chính

- Căn cứ vào tính chất của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

+ Quan hệ pháp luật tài chính công

+ Quan hệ pháp luật tài chính tư.

- Căn cứ vào nội dung của quan hệ tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm:

+ Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước

+ Quan hệ pháp luật bảo hiểm

+ Quan hệ pháp luật tín dụng nhà nước

+ Quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng

+ Quan hệ pháp luật tài chính các cơ quan nhà nước

+ Quan hệ pháp luật tài chính các đơn vị sự nghiệp

+ Quan hệ pháp luật tài chính doanh nghiệp

+ Quan hệ pháp luật chứng khoán

...

- Căn cứ vào yếu tố nước ngoài trong quan hệ pháp luật tài chính, quan hệ pháp luật tài chính bao gồm quan hệ pháp luật tài chính không có yếu tố nước ngoài và quan hệ pháp luật tài chính có yếu tố nước ngoài.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính]

T.H

Quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước?

1. Quan hệ pháp luật Ngân sách nhà nước là gì?

Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ khác của nhà nước được các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước điều chỉnh.

2. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước?

a] Chủ thể:

Nhà nước: tham gia với 2 tư cách:

+ Chủ thể có quyền lực được nhân dân trao cho.

+ Chủ thể thường: chi mua sắm, đấu thầu.

Các tổ chức kinh tế [ trong và ngoài nước]:

+ Chủ thể đóng thuế.

+ Chủ thể thụ hưởng: nhận tiền góp vốn của nhà nước.

Các tổ chức phi kinh doanh

+ Đảng cộng sản, công đòan, Đòan thanh niên: được cấp kinh phí

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp [ chỉ khi được nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí].

Các cá nhân

b] Khách thể:

Khách thể của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là tiền và các giấy tờ có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước.

c] Nội dung:

Nội dung của quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước do các quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước quy định hay thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

* Xét về bản chất do phát sinh trong một lĩnh vực đặc thù là lĩnh vực tài chính công nên quan hệ pháp luật NS thuộc loại quan hệ có tính chất hành chính và được điều chỉnh bới các quy phạm pháp luật thuộc ngành luật công. Tính chất hành chính, quyền lực công của quan hệ pháp luật NS thể hiện:

– Chủ thể: thành phần tham gia quan hệ pháp luật NS có ít nhất 1 bên là cơ quan công quyền, thậm chí hầu hết các quan hệ pháp luật NS đều có hai bên tham gia là các cơ quan công quyền.

– Khách thể: Mục đích của việc xác lập và thực hiện qhpl NS là thỏa mãn nhu cầu thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước [vì lợi ích công cộng].

– Nội dung: Hầu hết các quyền và nghĩ vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật NS đếu đc thiết lập nhằm hướng tới việc thỏa mãn lợi ích chung.

1. Định nghĩa:

Để có thể hiểu rõ về luật ngân hàng, chúng ta cần phải xét đến vị trí của luật ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Xu hướng chung ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là tách bạch giữa luật tài chính và luật ngân hàng. Tuy đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được xác định cụ thể nhưng chưa hẳn luật ngân hàng được thừa nhận là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật thì khái niệm luật ngân hàng phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của khái niệm này. Từ những quan điểm phổ biến và chung nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau:

Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.[1]

2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng:

Căn cứ vào khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái quát là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từ hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:

-Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

-Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này.

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau:

-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng

-Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Về phương pháp điều chỉnh, luật ngân hàng sử dụng hai phương thức chủ yếu để tác động vào các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình là: phương pháp mệnh lệnh phục tùng và phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong đó, phương pháp mệnh lệnh phục tùng chủ yếu được áp dụng trong các quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Lưu ý là, trong một số trường hợp, nếu ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, không thể hiện chức năng quản lý nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng. Các quan hệ diễn ra liên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luân chuyển tiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân hàng đối với nhóm quan hệ này chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.

3. Nguồn của Luật Ngân hàng:

– Bao gồm:

+ Hiến pháp

+ Các đạo luật [Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng]

+ Bộ luật Dân sự

+ Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư

+ Luật Tổ chức chính phủ

+ Các Nghị định, thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

4. Quan hệ pháp luật ngân hàng:

Quan hệ pháp luật về ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về ngân hàng và những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng được các quy phạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh.

Chủ thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng:

– Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng

– Chủ thể là Pháp nhân

– Chủ thể là cá nhân

Khách thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng

– Tiền, hàng, các giấy tờ có giá, vàng và những dịch vụ tiện ích của ngân hàng

Nội dung của quan hệ PLNH:

Bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệPLNH cụ thể.

[1] Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, tr42


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • tìm hiểu về luật ngân hàng
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề