Ví dụ cách ghi sổ nhật ký chung theo thông tư 200

Mẫu sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 200

Lượt xem: 11921

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản [Định khoản kế toán] để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Sau đây Kế toán Hà Nội xin gửi tới các bạn Mẫu sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

I. Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 200


Các bạn tải mẫu về tại đây:

>> Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 200 [File Word]

>> Mẫu sổ nhật ký chung theo thông tư 200 [File Excel]

II. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ

1. Nội dung sổ nhật ký chung

Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản [Định khoản kế toán] để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

2. Kết cấu và phương pháp ghi sổ nhật ký chung

Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.

Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.

Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung

Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.

Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.

Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.

Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.

Trên đây làMẫu sổ nhật ký chungmàKế Toán Hà Nộimuốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.

Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Mẫu sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

Khóa học kế toán thực tế

Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

Dịch vụ Quyết toán thuế

Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính


Video liên quan

Chủ Đề