Văn học dân gian và văn học hiện đại

- Chủ đề bao trùm trong những ngày đầu đất nước -vừa giành được độc lập (1845-1946) là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Với những tác phẩm tiêu biểu: Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)...

- Sau năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

- Các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ(Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnhkhuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp..., Tủy tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam (Trường Chinh)...

2) Giai đoạn từ 1955 đến 1964

- Chúng ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.

- Văn học đạt được nhiều thành tụm trên cả ba thể loại:

+ Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện thực đời sống.

+ Thơ phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dàn tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng và cái chung và đã có một mùa gặt bội thu.

+ Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)...

3) Giai đoạn từ 1965 đến 1975

Toàn bộ nền văn học cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Tiền tuyến lớn miền Nam với những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Mùa văn học nở rộ thành công với những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, với thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...

- Miền Bắc với những tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Cháu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của TốHữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu... Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, cái ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đặc biệt họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Họ đã đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi, thông minh.

- Kịch chống Mĩ cũng có những thành tựu với nhiều tác phẩm đáng ghi nhận: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)... đã tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.

- Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận phê bình xuất hiện và có giá trị. Tiêu biểu là những công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...

.Đánh giá những thành tựu chủ yếu của giai đoạn 1945 - 1975

- Dựng lên dược hình tượng những con người mới trong lao động sản xuất và chiến đấu.

- Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà; ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan tin tưởng.

- Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; khơi dậy được tinh thần yêu nước của toàn dân.

- Nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao biểu hiện sự tìm tòi cách thể hiện mới và cách tân. Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam; khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tương chính luận, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.

- Mang đến cho văn học tính chất trẻ trung, sôi nổi, thông minh, lạc quan, yêu đời...

b) Nêu những điểm phân biệt văn học dân gian với văn học viết.


Văn học dân gian:

  • Là sáng tác của tập thể nhân dân (sáng tác vô danh, mang tính tập thể)
  • Khó xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại
  • Có tính không ổn định và thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau.
  • Mang tính thực hành, nảy sinh trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt cộng đồng.
  • Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.

Văn học viết: 

  • Sáng tác cá nhân (tính hữu danh, tính cá thể)
  • Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời
  • Lưu truyền bằng văn tự ( văn bản)
  • Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản.
  • Mang tính thường thức của cá nhân nghệ sĩ, nảy sinh do cảm hứng sáng tác.
  • Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút…


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi, tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trang 124, tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

núi, từ Bắc vào Nam. Chúng ta thấy vang lên trong không gian của nước Việt Nammới rất nhiều những câu ca dao kháng chiến, những câu tục ngữ mới để nêu caonhững khẩu hiệu tấn công trên mặt trận diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…Chúng ta đứng trước cảnh tượng là cả nước đánh giặc cả nước làm thơ, đúng nhưHoài Thanh đã nhận xét: “Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếngsúng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hoà điệu” ( Nói chuyện thơ kháng chiến năm1951).Trong phong trào cải cách ruộng đất chúng ta có VHDG để phát động quần chúng,trong phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa chúng ta có thơ ca dân gian về hợp tác hoánông nghiệp và hiện đại hoá công nghiệp, trong cuộc chống chiến tranh xâm lượcchúng ta có phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Từ sau CMT8/1945, theo phươngchâm văn nghệ của Đảng “dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá” và “nội dungxã hội chủ nghĩa, tính chất dân tộc” VHDG của ta một mặt có những sáng tạo mới,mặt khác đã phát huy những truyền thống tốt đẹp. Do đó nó đã có những đóng gópxứng đáng vào nền văn học chung của dân tộc trên mặt trận văn hoá. Con người xãhội chủ nghĩa của nước ta không chỉ biết hấp thụ những thành tựu mới nhất của nềnvăn minh hiện đại mà còn phải kế thừa và phát huy những tính tốt đẹp tiêu biểu chocon người Việt Nam hun đúc suốt bốn ngàn năm lịch sử. Theo nhà nghiên cứuNguyễn Xuân Kính “Chúng tôi khẳng định có VHDG cổ truyền và VHDG hiện đại,mốc phân kì của hai thời kì văn học này là CMT8 1945” và ông cũng đã rất thốngnhất với nhận định của Mỹ Lộc “VHDG hiện đại của ta bắt đầu với CMT8”. Nhữngquan điểm trên của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ căn cứ, từ sự tán đồng với ýkiến của Nguyễn Tấn Đắc : “Còn dân thì còn Folklore, dân vạn đại thì Folklorecũng vạn đại.” [Dẫn theo 43]1.2. 2 Nhận diện đặc điểm của VHDG hiện đại.Folklore – văn hoá dân gian nói chung và VHDG nói riêng luôn luôn có giá trịcho đời sống tinh thần của con người. Folklore thực tiễn giúp con người biết làm ăn,trồng trọt, buôn bán, hành nghề. Nó chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm màtrường lớp chỉ dạy một phần. Folklore tinh thần giúp con người tự khẳng định,không lạc loài so với đồng loại, nó chỉ huy ứng xử con người trong cộng đồng bằngtập quán, phong tục, dư luận. Nó điều chỉnh hành vi hướng tới những giá trị tốt đẹp,23 rút kinh nghiệm cho những hành vi têu cực. Nó cân bằng sự phát triển thái quá, dẫnđến khủng hoảng xã hội. Dù phương Đông hay phương Tây nền văn học bất cứ mộtdân tộc nào cũng phải sinh ra và lớn lên trên “cái nôi” truyền thống. Muốn pháttriển bền vững thì hãy tôn trọng và biết lắng nghe Folklore.VHDG xuất hiện sớm vàvai trò của nó đã được khẳng định là “ngọn nguồn- bầu sữa mẹ” nuôi dưỡng nềnvăn học dân tộc. Dù cho văn học viết của một dân tộc đã chiếm ưu thế lớn trongsinh hoạt văn hoá, tinh thần của số đông thì nó cũng không thể làm cho VHDG maimột, trái lại nó sẽ góp phần đáng kể để cho VHDG thêm mới mẻ. Mối quan hệ giữaVHDG và văn học viết không chỉ là hiện tượng vốn có từ lâu mà còn là hiện tượngđang diễn ra trong cuộc sống mới của xã hội hiện đại “Xã hội công nghiệp là một xãhội-kinh tế và do sức mạnh to lớn của sản xuất công nghiệp nên xã hội ngày càngmang tính chất dân chủ, quần chúng. Động lực phát triển của xã hội là kinh tế,khoa học kĩ thuật. Vì vậy văn hoá trong xã hội ngày càng mang rõ tính chất dânchủ, quần chúng. Có lẽ từ đấy không còn những điều kiện thuận lợi cho Folklorephát triển nữa, nó vẫn tồn tại không thể mất hẳn, nhưng thu hẹp dần trong vươngquốc của mình” [48, tr37]. Diện mạo của VHDHG hiện đại so với VHDG truyềnthống có nhiều biến đổi. VHDG truyền thống đã được xác định, những đặc điểmcủa nó tương đối ổn định và thống nhất. Còn đối với VHDG hiện đại một số đặcđiểm truyền thống vẫn được bảo lưu, một số khác đã biến đổi cho phù hợp với hoàncảnh mới, một số nữa mới xuất hiện và đang được khẳng định.Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất của VHDG hiện đại đó là tấm gương phảnánh hiện thực xã hội. Hơn ở đâu hết các tác phẩm văn học dân gian hiện đại đã pháchoạ cho ta thấy diện mạo của cuộc sống và con người thời hiện đại. Đời sống xã hộikhông ngừng vận động và biến đổi trong tiến trình lịch sử và VHDG cũng là “ngườithư kí trung thành của thời đại”. Tìm trong VHGD ta sẽ thấy tính chất thời đại vàtâm lí cộng đồng “Có một nền VHDG hôm nay và đừng quên vai trò ngự sử trên đờisống dư luận của nó” [48, tr44]. VHDG đã phản ánh một cách cụ thể sinh động cácchặng đường phát triển của xã hội hiện đại. Trong thời kì kháng chiến ta bắt gặpkhông khí của một xã hội với tinh thần, ý thức tập thể được khơi dậy “Người ngườithi đua, nhà nhà thi đua, thi đua là yêu nước”. Để làm nên sức mạnh dân tộc trong24 cuộc kháng chiến, sức mạnh của nhân dân đã được đề cao “Dễ trăm lần không dâncũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, tinh thần đoàn kết được khơi dậy“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thànhcông, thành công, đại thành công”. Hình ảnh những con người thời đại này đượcphác hoạ gắn với tầm vóc hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và làm chủ đất nước, tíchcực trong lao động “Tay súng, tay cày, tay búa tay liềm” “Chân đồng, vai sắt, mắtthần tiên”, “Cướp súng giặc, giết giặc”... Sau này trong thời kì hoà bình thốngnhất, đổi mới xây dựng đất nước VHDG cũng bám sát thực tế và luôn gắn với haixu hướng ca ngợi những cái tốt, những mặt tích cực để phát huy và lên án những cáixấu, tiêu cực để răn đe, bài trừ. Mang tính chiến đấu mạnh mẽ, VHDG đã đáp ứngnhu cầu phản ánh kịp thời thái độ và tâm trạng của nhân dân lao động đối với cáchiện tượng chính trị tốt, xấu đang diễn ra trong thực tế. Đồng thời nó gián tiếp vàkhéo léo tuyên truyền kịp thời những chủ trương của chính quyền và tham gia vàonhiều hoạt động xã hội như nhắc nhở an toàn lao động xã hội “An toàn là bạn, tainạn là thù” hay chống tệ nạn xã hội “Ma tuý mại dâm là mầm Sida” hoặc phêphán lối sống thực dụng thời kinh tế thị trường “Đầu tiên, tiền đâu”. Đi cùng vớichức năng phản ánh VHDG hiện đại đã thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ. VHDGhiện đại đã dành một khối lượng không nhỏ các sáng tác để bám sát và phản ánhnhững hiện tượng chính trị, tư tưởng, tâm lí nóng hổi diễn ra trong các giai đoạn cụthể của đất nước.VHDG hiện đại có thể chia làm hai giai đoạn: Từ năm 1945 đến năm 1975và từ năm 1975 đến nay. Ngoài những đặc điểm chung của VHDG hiện đại, ở mỗigiai đoạn này VHDG lại có những đặc điểm riêng, đặc sắc. Cùng có chức năng phảnánh cuộc sống, bám sát thực tế nhưng VHDG thời kì 1945-1975 thiên về ngợi cahơn là phê phán, nó mang đậm tính chất hô hào, khẩu hiệu để hướng tới nhiệm vụchính trị là tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu. Còn VHDG từ 1975 đến nay lại thiên vềphê phán, nó thể hiện tiếng nói thì thầm về thân phận “Trong thời chiến tiếng nóicủa cái tôi bị át đi, chìm đi bởi cái ta dân tộc, cộng đồng. Cuộc sống hoà bình ngàynay khiến nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu tâm linh và tnh thần tăng nhanh, sự phân biệtgiàu nghèo ngày càng lớn đâỷ những bộ phận dân chúng khác nhau về những đối25 cực, không ít người tha hoá không chết trong bom đạn kẻ thù mà chết trong chănấm, đệm êm, nhà cao ngất trời” [27, tr75]. Tuy nhiên tiếng nói về thân phận củaVHDG vẫn mang tính chất chung của một lớp người, một loại người chứ khôngphải tiếng nói riêng của cá nhân. Chính vì thể hiện âm hưởng chung của thời đại vànói được tâm tình của nhiều người nên VHDG hiện đại nói về thân phận vẫn có sứclan toả lớn.VHDG hiện đại có sự tham gia sáng tác của lực lượng trí thức. Ở VHDG cổtruyền lực lượng sáng tác chủ yếu và mang dấu ấn đậm nét nhất là nông dân bởi hơn90% dân số nước ta trước CMT8 là nông dân. Dấu ấn nông dân in hình rõ nét ởnhiều thể loại VHDG. Tất nhiên cũng không thể phủ nhận ở VHDG cổ truyền thờiphong kiến có sự tham gia của tầng lớp Nho sĩ nhưng xét ra đây chỉ là bộ phận nhỏkhi đặt trong rất nhiều những thế hệ nông dân Việt. Khác với thời đại xuất hiện vàlưu truyền của VHDG truyền thống, VHDG hiện đại có sự tham gia tích cực củatầng lớp trí thức, các nhà giáo, kĩ sư, bác sĩ…Điều này cũng dễ hiểu bởi hơn nửa thếkỉ qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà đã cung cấp cho xã hội một lựclượng tri thức dồi dào, mạnh mẽ. Thêm nữa lao động sản xuất xã hội được mở ranhanh chóng không chỉ hoạt động nông nghiệp mà đã có thêm nhiều nghành khác,thậm trí ngay cả trong nông nghiệp cũng có sự tham gia rất lớn của độ ngũ tri thức.Sự tham gia của họ khiến cho VHDG hiện đại mang đậm giá trị trí tuệ, sắc sảo,sáng tạo, gia tăng tính chính trị và mang dấu ấn riêng của tầng lớp có học này.Ở VHDG hiện đại không phải các thể loại được lựa chọn và sáng tác tương đốiđồng đều như với VHDG truyền thống. Gắn với tâm lí và mĩ quan hiện đại nhữngthể loại VHDG mang tính chất thơ ca được lựa chọn nhiều hơn như ca dao, tục ngữ,vè, các loại hình sân khấu, truyện cười, câu đố… Một số thể loại gắn nhiều với yếutố hoang đường, kì ảo như truyện thần thoại, truyện cổ tích, ngụ ngôn… dần thu hẹpvà không được tiếp tục nữa. Điều này có lẽ xuất phát từ tâm lí và sự phát triển trithức của người hiện đại đã thực tế hơn. Những thể loại được nhân dân lựa chọn đểsáng tác thường ngắn gọn, súc tích. Các thể loại tự sự chỉ có truyền thuyết vì đặctrưng thể hiện nhận thức và tình cảm của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịchsử dân tộc nên vẫn được tiếp tục. Ngoài ra truyện cưòi gắn với chức năng giải trí và26 phê phán cũng được sáng tác mạnh mẽ. Trong các thể loại trữ tình thì ca dao đượcsáng tác với khối lượng dồi dào hơn cả có lẽ bởi nó gắn với lối diễn đạt có vần điệu,dễ đi vào lòng người và thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người. Riêngtục ngữ được nhìn nhận là thể loại cùng với ca dao có một vị trí đặc biệt trongVHDG hiện đại. Tục ngữ vẫn phát huy chức năng tổng kết, khái quát kinh nghiệmvà nêu những lời khuyên thiết thực cho con người trong cuộc sống.Như vậy có thể đưa ra nhiều tiêu chí để nhận diện VHDG hiện đại nhưng cóthể đi đến kết luận: dù ở thời đại nào Folklore nói chung và văn học dân gian nóiriêng vẫn hoà vào dòng chảy của nền văn hoá và văn học dân tộc. Ở mỗi giai đoạnnó gắn với đặc thù riêng cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật thipháp. Mặc dù hiện nay văn học viết của chúng ta khá phát triển và có nhiều thànhtựu nhưng VHDG hiện đại vẫn có những ưu thế và sức hấp dẫn riêng trong sự phảnánh thực tế mà văn học viết không thể thay thế. Vì đó không phải là tiếng nói, nhậnthức hay tâm sự của một người mà nó là sự tập trung trí tuệ, khái quát nhìn nhận,bày tỏ nguyện vọng, cách nghĩ, đời sống tình cảm của một lớp người, tập thể ngườitrong xã hội. Dù thời hiện đại của xã hội Việt Nam có khoảng thời gian chưa lâunhưng VHDG đã hình thành diện mạo và đã phần nào phát huy vai trò của nó. Nhậndiện VHDG hiện đại chúng ta sẽ có cơ sở kết nối để tìm hiểu tục ngữ người Việtthời hiện đại trong một mối dây liên hệ từ đó tìm ra những sự đồng điệu của thể loạinày so với các thể loại khác đồng thời cũng tìm ra những nét riêng để có thể địnhhình nó trong dòng chảy của VHDG hiện đại.1.3 Nhận diện tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại:1.3.1 Thời điểm xuất hiệnNhư chúng tôi đã trình bày trong phần nhận diện về VHDG hiện đại, mốcCMT8/ 1945 có ý nghĩa quan trọng không chỉ với lịch sử dân tộc Việt Nam mà nócòn là dấu mốc quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học nói riêng và VHDG nóichung. Đặt tục ngữ trong hệ thống thể loại của VHDG ta sẽ thống nhất mặc định tụcngữ hiện đại là những câu tục ngữ ra đời từ sau CMT8/ 1945. Trong dòng chảy củakhoảng thời gian vài chục năm chắc chắn chưa thể làm nên những bãi bồi phù samàu mỡ để tục ngữ hiện đại sinh sôi nảy nở nhưng dù khối lượng mới có khiêm tốn27 và chất lượng, giá trị chưa ổn định nhưng nó đã hình thành diện mạo để ta có thểphân biệt với các thể loại VHDG khác. Khi nghiên cứu VHDG cổ truyền ta thấynhững đặc trưng cơ bản của tục ngữ. Đó là những phán đoán hoàn chỉnh, những câunói hàm súc, ngắn gọn. Những phán đoán được diễn đạt trong tục ngữ không chỉ cótính chất tự biện mà phần nhiều là kết quả của sự quan sát cụ thể những kinhnghiệm lâu đời của nhân dân. Tục ngữ có chức năng đúc kết kinh nghiệm một cáchtrực tiếp và đầy đủ. Những kinh nghiệm của thời đại cách mạng và thời kì đổi mớicủa đất nước đã được tục ngữ hiện đại đúc kết theo một cách riêng gắn với đặctrưng thể loại.1.3.2 Nhận diện đặc trưng của tục ngữ hiện đại.Để đưa ra những tiêu chí nhận diện cho một thể loại văn học không phải là điềuđơn giản. Như đã khẳng định tục ngữ là thể loại có sức sống lâu bền của sáng tácdân gian. Nhưng trên thực tế tục ngữ đã có sự vận động biến đổi và ở thời hiện đạikhái niệm này ít đứng một mình, nó thường đi kèm với các yếu tố khác như “thànhngữ, tục ngữ mới”, “ca dao,tục ngữ thời hiện đại” . Khảo sát trong 120 bài báo in vàbáo mạng có đề cập đến việc tìm hiểu nghiên cứu tục ngữ hiện đại chúng tôi thốngkê được chỉ có 16 lần/120 bài (chiếm khoảng 13%) khái niệm tục ngữ hiện đại đượcdùng riêng và không gắn liền với các thể loại khác. Những thể loại văn học dân giantừ trước đến này thường gây ra sự tranh cãi và chưa có những phân định rạch ròi vớitục ngữ đó là thành ngữ và ca dao. Rất nghiều nhà nhiên cứu tục ngữ cổ truyền đãđưa ra những cách định nghĩa để có thể nhận diện tục ngữ cổ truyền và phân biệt nóvới ca dao, thành ngữ. Chúng tôi thống nhất với quan điểm khi cho rằng thành ngữlà những ngữ cố định và là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ còn tục ngữ là câuhoàn chỉnh. Tục ngữ mang tính lí tính, đúc rút kinh nghiệm còn ca dao thiên về trữtình bộc lộ cảm xúc. Những tiêu chí để nhận diện tục ngữ cổ truyền cũng đượcchúng tôi lấy làm tiêu chí và cơ sở khoa học để nhận diện tục ngữ hiện đại. Tấtnhiên bên cạnh đó việc nhận diện tục ngữ hiện đại cũng gắn với những “tiêu chímở” của thời hiện đại.Đời sống xã hội không ngừng vận động, biến đổi trong tiến trình lịch sử. Là mộthình thái ý thức xã hội có quan hệ mật thiết với đời sống xã hội, văn học cũng28