Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 11 trang )


Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐNBÀI TIỂU LUẬNMÔN TRIẾT HỌCMỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊNGiảng viên: TS Bùi Văn MưaLớp: Cao học Khóa 8.1 – 2014Học viên: Lê Đăng Anh – MSHV: CH130100308/20141I. MỞ ĐẦUTriết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phảnánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động vàphát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối củanhững quy luật nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử hìnhthành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên khôngnhững đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy luôn luôn có mối liên hệ mật thiết vớinhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa họctự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìmthấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và phương phápluận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. C. Mác và Ph. Ăngghen sở dĩ cónhững cống hiến lớn lao cho khoa học nói chung, triết học nói riêng là bởi vì haiông thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học tự nhiên, phát hiện ranhững vận động nảy sinh, phát hiện những biến đổi diễn ra trong xã hội, diễn ratrong đời sống của con người bởi tác động của khoa học tự nhiên, tác động củakỹ thuật máy móc. Như chính Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Mỗi lần có một phátminh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủnghĩa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó”.2II. NỘI DUNGII.1.Mối liên hệ giữa giữa triết học và khoa học tự nhiên là tất yếu củalịch sử:Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tựnhiên và mỗi lần có những phát minh vạch thời đại trong lĩnh vực tự nhiên thìchủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó.F.Engen đã nói: “Cái thúc đẩy các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉriêng sức mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thự tế,cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càngnhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”.Luận điểm này đã vạch rõ về mặt lý luận, quy luật phát triển tiến lên của triết họcsát cánh với khoa học tự nhiên.Khoa học tự nhiên về phần mình cũng ra đời và phát triển trên cơ sở sự pháttriển của đời sống vật chất, kinh tế của hội, liên hệ chặt chẽ với triết học và ngaytừ đầu đã được xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật. Khoa học tự nhiênđược triết học cung cấp cho phương pháp nghiên cứu chung những phạm trù,những hình thức tư duy logic mà bất kỳ khoa học tự nhiên nào cũng không thểthiếu. Với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận chung đó, triết học đã đitrước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng chỉ đạođúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không ngừng vạch đườngcho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phương pháp vàcông cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn, trở ngại vấp phải trên đường đicủa mình.Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử ra đời và phát triển của mình, triết họcduy vật và khoa học tự nhiên luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, nương tựa vàthúc đẩy lẫn nhau. Trong lịch sử, mỗi hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật đềutương ứng với một trình độ nhất định của khoa học tự nhiên. Logic của sự pháttriển bên trong của triết học duy vật là trùng hợp với logic của sự phát triển bêntrong của khoa học tự nhiên. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đến một trình3độ nhất định sẽ vạch ra phép biện chứng khách quan của tự nhiên. Thích ứng vớitrình độ khoa học tự nhiên hiện đại là triết học duy vật hiên đại – triết học củachủ nghĩa C.Mac, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vàmối liên minh giữa các nhà triết học biện chứng duy vật với các nhà khoa học tựnhiên hiện đại ngày càng chặt chẽ là một tất yếu lịch sử.II.2.Mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên qua các thời kỳ:Thời cổ đại Hy Lạp, triết học duy vật mộc mạc và phép biên chứng tự phát làtương ứng với trình độ ban đầu của khoa học tự nhiên. Thời bấy giờ, những kiếnthức khoa học về tự nhiên, dưới hình thức những dự kiến, những phát kiến rờirạc, chưa có hệ thống, đang hòa lẫn trong kho tàng các kiến thức triết học. Nhữngkiến thức khoa học về khoa học tự nhiên lúc này về cơ bản được quy vào khoahọc hình học của Euclide, lý thuyết về hệ thống mặt trời của Ptôlêmê, cách tínhthập phân của người Ả-rập, vào những kiến thức sơ đẳng về đại số học, nhữngchữ số hiên nay. Lúc này triết học và khoa học tự nhiên chưa có sự phân biệt rõ rệt. các nhàtriết học duy vật đồng thời cũng là những nhà khoa học tự nhiên. Triết học duyvật mộc mạc và biên chứng tự phát cổ đại Hy Lạp được gọi là triết học tự nhiên.Nhận thức triết học và khoa học tự nhiên đã tạo nên một bức tranh về thếgiới , một bức tranh tổng quát đầu tiên trong lịch sử nhận thức khoa học coi thếgiới như là một chỉnh thể, một toàn bộ khong phân chia về các sự vật và hiệntượng xảy ra trong tự nhiên. Ở đó, mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều biến đổi, đềuliên hệ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau, không có cái gì là vĩnh viễn, làbất biến.Bức tranh đầu tiên về thế giới đầu tiên này , về căn bản là tính đúng đắn. Nóđược tạo ra trên trên những dự kiến thiên tài và những kết luận chính xác vềtrạng thái của các sự vật và hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Nhưng bức tranhmới chỉ nêu lên những hiểu biết về cái toàn thể, mà chưa nêu lên được nhữnghiểu biết chi tiết , những biểu tượng cụ thể của các sự vật, hiện tượng. Nó nêu lênđược trạng thái vận động, liên hệ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau trong giới tự4nhiên, nhưng không nêu lên được vì chính cái gì đó đang vận động, liên hệ, tácđộng và chuyển hóa lẫn nhau.Thời kỳ Phục hưng, giữa thế kỷ XV, như Enggen nói, đó là thời đại khi màgiai cấp tư sản đập tan sự thống trị của chế độ phong kiến, khi mà ở hậu trườngcủa cuộc chiến đấu giữa giai cấp tư sản thành thị với giai cấp phong kiến quý tộcđã xuất hiện giai cấp nông dân bạo động, và đi sau nông dân là những người tiềnbối cách mạng của giai cấp vô sản hiện đại, lúc đó tay cầm cờ đỏ và đã hô vangchủ nghĩa cộng sản, đó là thời đại đã tạo ra những nhà nước quân chủ lớn ở ChâuÂu, đã đập tan sự chuyên chính về tinh thần của Giáo Hoàng, đã làm sống lạithời cổ đại Hy Lạp, đã phá vỡ những giới hạn của thế giới cũ và npói đúng hơn làlà lần đầu tiên khám phá ra trái đất. Đó là thời đại cần có những người khổng lồvà đã sinh ra những người khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính cách, về tàinăng, về mặt học thức….Đó là thời đại của cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà trướcđó trái đất chưa từng thấy.Chính trong bầu không khí cách mạng sôi sục ấy của thời đại, khoa học tựnhiên thông qua đấu tranh chống tôn giáo, thần học, chống triết học kinh viện màphục hồi lại và phát triển lên với một tinh thần triệt để cách mạng chưa từng thấy,nó đã phát triển lên song song với nền triết học mới nổi dậy.Khoa học tự nhiên đi sâu vào phần cụ thể, chi tiết, đã bổ sung vào bức tranhvề thế giới mà các nhà triết học và các nhà khoa học tự nhiên thời cổ đại Hy Lạpđã không làm được. Nhưng phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên đã bộclộ nhược điểm của nó. Sự vật và hiên tượng trong tự nhiên được xem xét trongtrạng thái yên tĩnh, cố định, ở ngoài mọi vận động, biến hóa, trong trạng thái táchbiệt, cô lập, ở ngoài mọi liên hệ, tác động, chuyển hóa qua lại lẫn nhau.Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII về căn bản là máy móc, siêu hình. Nótương ứng với trình độ khoa học tự nhiên lúc này. Nó tạo nên một bức tranh cụthể của những cái cụ thể, chi tiết. Trình độ lúc này của khoa học tự nhiên đã gâynên tính hạn chế của triết học, thì đến lượt nó, triết học duy vật máy móc, siêuhình, với tư cách là phương pháp luận phổ biến chỉ đạo cho khoa học tự nhiên lạitác động hạn chế trở lại khoa học tự nhiên.5Đến giữa thế kỷ XIII, khoa học tự nhiên chuyển sang giai đoạn mới cao hơn,giai đoạn tổng hợp, trở lại nghiên cứu giới tự nhiên với tính cách là một chỉnhthể, toàn bộ, liên tục, vĩnh viễn vận động và phát triển, liên hệ, tác động lẫn nhaukhông ngừng.Thời đại này, bức tranh mới đã thay thế bức tranh siêu hình để trở lại với bứctranh thời cổ đại lúc ban đầu, dĩ nhiên trên trình độ cao hơn, hoàn chỉnh hơn.Nókhắc phục được nhược điểm của hai bức tranh trước đây, đồng thời khái quát hóavà nâng cao thêm những yếu tố tích cực vốn có của hai bức tranh trước.Như vậy, logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự nhiên cho thấy,lúc đầu xuất hiện quan niệm biện chứng về tự nhiên , biểu thị sự trực quan đốivới tự nhiên, coi như là một toàn bộ không phân chia; thay thế cho quan niệm đólà quan niệm máy móc, siêu hình về tự nhiên, phân chia giới tự nhiên thànhnhững bộ phận cá biệt, riêng lẻ, cách xem đó được cố định trong phương pháp tưduy siêu hình, đến lượt nó, quan niệm về máy móc, siêu hình lại được thay thếbằng sự tái tạo lại một cách tổng hợp bức tranh về thế giới trong tính toàn vẹncủa nó, trên cơ sở những kết quả đạt được của nhận thức khoa học từ trước đếnnay. Đi đôi với sự thay thế này là bước diễn biến từ phương pháp tư duy siêuhình sang phương pháp tư duy biện chứng. Và logic của sự phát triển bên trongcủa khoa học tự nhiên là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của triếthọc duy vật.II.3. Sự tương tác giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tựnhiênLịch sử phát triển của triết học cũng như của khoa học tự nhiên đã cho thấy,không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan vàphương pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tựnhiên phát triển, và ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên làcơ sở khoa học để chứng minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học.Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn,những hiểu biết về những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một pháttriển, các nguyên lý, các lý thuyết về thiên văn học, toán học, vật lý, hoá học,…6dần dần được tích luỹ với những phát triển của khoa học triết học nói chung vàkhoa học cụ thể nói riêng. Thực tế đã cho thấy, càng đi sâu vào nghiên cứu cáchiện tượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đềmà tự nó không giải quyết được vì những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết vớikhoa học tự nhiên nhưng lại là những vấn đề triết học. Điều này đã được A.Einstein khẳng định: “Những khó khăn mà vật lý hiện nay đang vấp phải tronglĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiềuhơn so với các nhà vật lý của các thế hệ trước”.Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nóichung trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thứccòn đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai,nên triếthọc hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả cácvấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phácthảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện. Tính bao trùm ấy của tri thứctriết học khiến nó được xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả cácmôn khoa học khác”. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử và Ph.Ăngghen đã gọi hệ thống Hegel là “cái thai đẻ non cuối cùng” theo nghĩa này.Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, cùng với quá trình chuyên biệt hoá tri thức, triếthọc, xét về tính chất của nó không còn đóng vai trò là “khoa học của các khoahọc” nữa (nghĩa trực tiếp). Trong thời đại của chúng ta các nhà khoa học có thểtrở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại. Ý tưởng “triết học – khoahọc của các khoa học” biểu thị một truyền thống, hơn là thực chất của vấn đề. Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những phươngpháp nghiên cứu mới không ngừng ra đời. Mặt khác, cuộc cách mạng ấy cũngđang đặt ra hàng loạt vấn đề về phong thái tư duy khoa khọc, về những bước pháttriển mới của nhận thức, của khoa học trong tương lai. Và đứng trước những đổithay lớn lao của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiênhiện đại, thì nhà khoa học không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyênmôn hẹp của mình, họ không chỉ vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả7những vấn đề triết học do chính lĩnh vực của mình đặt ra và buộc họ phải suynghĩa để giải quyết. Như Max Born (1882-1970) – nhà vật lý lý thuyết ngườiAnh, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử, đã nhận xét: “Mỗi nhàvật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta quyện chặt với triết học, vànếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó sẽ là một việc làmhết sức vô ích. Bản thân tôi đã chịu sự chi phối của tư tưởng đó và tôi cố gắngtruyền nó cho học trò của mình”. Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đãcó sự ngộ nhận rằng, triết học là một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạmtrù khoa học xã hội – nhân văn. Nhưng ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng,ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học tự nhiên đã không tách rời nhau vàđược gọi bằng một tên chung: Triết học tự nhiên, bắt đầu từ khoa học tự nhiên.Nhưng như chính C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, việc khôi phục triếthọc tự nhiên theo nghĩa đen của nó (triết học là “khoa học của mọi khoa học”)vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể. Bởi vì, khoa học triết họcvà các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêucầu mới được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật. Tuy vậy, mối liên hệgiữa triết học và khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác độnglẫn nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa họctự nhiên là mối quan hệ qua lại, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng pháttriển. Có thể nói rằng, từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệgiữa triết học và khoa học tự nhiên mới thật sự bước sang một giai đoạn mới.Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyếttương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng (1916); thuyếtlượng tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của NielsBohr (1913); lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg (1925), lý thuyết thôngtin, lý thuyết điều khiển (những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lýthuyết phân hình, lý thuyết hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX), v.v…Đã tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con