Uống sữa lạnh có tốt không

Chăm sóc cho trẻ nhỏ là điều không phải dễ dàng, và đôi khi những lầm tưởng rằng trẻ có thể sử dụng được những thực phẩm tương tự như chúng ta. Một trong những công việc cơ bản là pha sữa cho trẻ, và trong một số trường hợp như giữa đêm mùa đông lạnh, liệu bạn có sẵn sàng thực giấc và hâm nóng sữa cho bé hay tự nhủ rằng cho trẻ uống sữa nguội cũng được?

Contents

Trẻ nhỏ có thể uống sữa nguội (lạnh) hay không?

Điều đầu tiên cần nói đến là trẻ có thể uống sữa nguội lạnh, và bạn tin hay không là tùy bạn. Đa phần các bậc phụ huynh đều chọn phương án hâm nóng sữa cho trẻ, tuy nhiên điều này là do sở thích chung là vậy, chứ không phải cho mục đích sức khỏe.

Khi trẻ bú mẹ, sữa sẽ có nhiệt độ phụ thuộc nhiệt độ cơ thể người mẹ. Đối với sữa công thức, trẻ có thể uống với nhiệt độ hơi ấm, nhiệt độ phòng và thậm chí có thể ở cả nhiệt độ mát trong tủ lạnh. Một trong những điều quan trọng của việc hâm nóng sữa cho trẻ là làm sao có thể sử dụng loại nước phù hợp với công thức pha sữa mà nhà sản xuất đưa ra, và có thể là đảm bảo cả nguyên tắc bảo quản sữa công thức hoặc sữa mẹ một cách phù hợp. Theo đó, việc trẻ bú mẹ với nhiệt lượng từ cơ thể mẹ hay uống sữa nguội (lạnh) trong tủ lạnh đều có thể, và đương nhiên là nó cũng giúp bạn đỡ vất vả hơn trong những lần cho trẻ ăn vào ban đêm.

Một điều lưu ý là bạn không nên cho trẻ sử dụng sữa bò nếu trẻ dưới 1 tuổi. Sữa bò chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Sữa chúng ta nhắc đến trong bài là sữa mẹ và sữa công thức.

Uống sữa lạnh có tốt không

Có an toàn khi cho trẻ uống sữa nguội (lạnh)?

Cần khẳng định điều này là an toàn.

Thực tế, đông lạnh sữa mẹ có thể được sử dụng như một hình thức giảm đau cho trẻ mọc răng. Đối với việc hâm nóng sữa mà nhiều bậc phụ huynh lựa chọn, chúng còn nhiều yếu tố rủi ro hơn so với việc cho trẻ uống sữa nguội (lạnh).

Uống sữa nóng có ảnh hưởng gì?

Điều lo ngại đầu tiên là việc sử dụng lò vi sóng. Thực tế bạn không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Lý do đầu tiên là lò vi sóng không làm nóng một cách toàn diện. Dù bạn đã kiểm tra sữa và thấy đủ ấm, trẻ vẫn có thể bị bỏng trong miệng và họng nếu sữa bên trong quá nóng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng cách phổ biến và an toàn hơn là đặt bình sữa vào chậu nước ấm hay ly nước ấm trước khi cho trẻ uống. Điều quan trọng là bạn cần lưu ý về nhiệt độ một cách cẩn thận vì với nhiệt độ quá cao, các yếu tố miễn dịch và các giá trị dinh dưỡng trong sữa có thể bị phá hủy và tiêu diệt.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các máy móc hay phương pháp làm nóng sữa có thể làm nóng quá mức 80 độ C, và khiến các thành phần có lợi biến mất. Do vậy, bạn nên để nhiệt độ ở mức vừa phải, tránh quá nhiệt. Việc hâm nóng lại sữa đã hâm nóng 1 lần cũng là không nên. Với những bình sữa đã bỏ ra ngoài trên 2 tiếng nhưng trẻ chưa sử dụng hết, bạn nên bỏ đi và thay thế bằng sữa mới.

Uống sữa lạnh có những ảnh hưởng gì?

Đối với nhóm trẻ sinh non, sữa được hâm nóng lại là một sự lựa chọn rất tốt và phù hợp cho trẻ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sinh non có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiệt độ từ sữa, và sữa ấm – nóng sẽ giúp dung nạp sữa tốt hơn, kể cả sữa mẹ và sữa công thức. Thực tế bạn có thể cho trẻ uống sữa nguội (lạnh) để kích thích tiêu hóa của trẻ phát triển, hay bạn có thể dùng sữa ở mức ấm vừa phải bằng cách ngâm trong chậu nước ấm đều được.

Vậy những lo lắng của các bậc cha mẹ là như thế nào?

Với những lý giải trên, bạn có thể cảm thấy lạ rằng vậy tại sao cha mẹ lại có xu hướng chọn cho trẻ sử dụng sữa ấm, nóng mà rất ít khi cho trẻ uống sữa nguội, lạnh. Vậy tại sao lại như thế?

Cần nhắc lại 1 điều là sữa mẹ sẽ có nhiệt lượng từ cơ thể mẹ ủ ấm, nên nếu trẻ bú mẹ trong thời gian dài, trẻ chắc chắn sẽ quen với cảm giác sữa ở nhiệt độ này. Theo đó, khi bạn thay đổi và cho bé sửa dụng sữa nguội lạnh, trẻ sẽ có thể trở nên nhạy cảm. Điều này giải thích cho việc vì sao bạn nên cho trẻ uống sữa nếu nguội thì chỉ từng ít một. Trẻ kém bú có thể khó khăn hơn trong việc thích nghi ngay lập tức, do vậy bạn nên thử trước nhiệt độ của bình sữa.

Nhiều bậc phụ huynh có những lo lắng về việc sữa mẹ bị tách chất khi để lạnh. Thực tế, các chuyên gia cho rằng sự phân lớp này là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bạn cũng có thể lắc nhẹ bình sữa để sữa hòa trộn lại bình thường. Nếu cảm thấy sữa chưa hòa trộn hoàn toàn, bạn có thể làm ấm sữa 1 chút sẽ giúp hòa trộn nhanh hơn.

Uống sữa lạnh có tốt không

Còn nếu bạn vẫn lo lắng và đắn đo về việc bé có thể dùng sữa nguội (lạnh) ngay hay không, có thể bạn nên thử từng chút một. Mỗi ngày, bạn giảm nhiệt độ hâm sữa 1 chút, và theo dõi sự đáp ứng của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ thích nghi tốt và điều này giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Tổng kết

Có thể thấy rằng việc hâm nóng sữa cho trẻ là do cha mẹ lựa chọn cách làm đó chứ không phải mục đích nào cụ thể. Nếu bạn lựa chọn cách thức này, bạn cần đảm bảo sữa ở nhiệt độ phù hợp và không gây những ảnh hưởng tiêu cực như bỏng hay mất chất trong sữa. Bạn cũng không nên dùng lò vi sóng, và nhớ kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ sử dụng.