Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu

Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

  • Tác giả:Dư Hằng
  • Tham vấn Y khoa:Bùi Thanh
  • Ngày đăng:06/03/2020

Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là một câu hỏi mà bất kỳ ai khi không may mắc bệnh đầu rất quan tâm. Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm. Vậy thì hôm nay hãy cùng GENK STF cùng tìm hiểu xem ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Xem thêm:

  • Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
  • Viêm tụy cấp là gì và nguyên nhân chính dẫn đến bệnh
  • ăn gì sau khi điều trị viêm tụy cấp

Nội dung bài viết

  • 1. Ung thư tuyến tụy là gì?
  • 2. Nguyên nhân ung thư tuyến tụy
    • Yếu tố liên quan di truyền và tiền sử gia đình
    • Tuổi tác
    • Yếu tố độc hại từ môi trường
    • Giới tính
    • Các yếu tố khác
  • 3. Triệu chứng ung thư tuyến tụy
    • Vàng da, vàng mắt
    • Đau bụng
    • Phân lỏng, có mùi khó chịu
    • Tắc nghẽn đường ruột
  • 4. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
    • Ung thư tụy được phát hiện ở giai đoạn 1
    • Bệnh được phát hiện ở giai đoạn 2 sống được bao lâu
    • Ung thư tụy giai đoạn 3 sống được bao lâu
    • Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu
  • 5. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?
    • Phẫu thuật
    • Xạ trị
    • Hóa trị
  • 6. Phòng ngừa ung thư tuyến tụy

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ tuyến tụy cơ quan trong ổ bụng nằm ngang phía sau phần dưới của dạ dày. Trong tuyến tụy, các tế bào tuyến tụy ngoại tiết sản xuất dịch tiêu hóa, trong khi các tế bào tuyến tụy nội tiết sản xuất các hooc môn insulin và glucagon, là các yếu tố quy định mức đường trong máu của cơ thể.

Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư ít phổ biến nhưng có tỷ lệ tử vong rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư này chiếm khoảng 10% các bệnh ung thư đường tiêu hóa và chiếm 2% trong tổng số các bệnh ung thư trên toàn cơ thể.

Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm

Ung thư tuyến tụy bao gồm 4 giai đoạn:

  • Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu
  • Ung thư tuyến tụy giai đoạn 2
  • Ung thư tuyến tụy giai đoạn 3
  • Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

2. Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy có thể do một số các yếu tố nguy cơ như sau gây nên:

Yếu tố liên quan di truyền và tiền sử gia đình

Ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy gây ra các đột biến gen có thể dẫn tới sự phân chia mất kiểm soát của các tế bào tuyến tụy. Các đột biến gen này có thể di truyền qua các thế hệ. Cứ 100 người thì có khoảng 10 trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tụy sinh ra trong các gia đình có người bị mắc bệnh.

Tuổi tác

Tuổi đời càng cao thì có các tế bào trong cơ thể sẽ bị già hoá dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn. Theo các nghiên cứu thì hơn một nửa số ca ung thư biểu mô tuyến tụy bắt gặp ở những người trên 70 tuổi nhưng bệnh này lại hiếm gặp hơn ở những người dưới tuổi 40.

Yếu tố độc hại từ môi trường

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư tụy

Những người hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 20-30% so với người bình thường. Bên cạnh đó, việc phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại như dung môi, xăng dầu, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, cũng có khả năng bị mắc ung thư tuyến tụy cao hơn.

Giới tính

Ung thư tuyến tụy thường gặp phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ. Có thể là điều này có thể giải thích là do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới.

Các yếu tố khác

Một số các yếu đó khác cũng làm tăng như cơ mắc ung thư tuyến tụy như là bị mắc các bệnh lý như viêm tụy mãn tính, tiểu đường và thừa cân.

3. Triệu chứng ung thư tuyến tụy

Vàng da, vàng mắt

Khi bị ung thư tuyến tụy, ống dẫn mật trong đầu tụy của bệnh nhân bị cản trở khi khối u phát triển thì mật sẽ bị ứ đọng lại và làm xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Ngoài ra triệu chứng trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy còn gặp một số triệu chứng xuất phát từ biến chứng tắc ống dẫn mật là nước tiểu sẫm màu, lòng bàn tay, bàn chân râm ran ngứa.

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy. Cảm giác đau bụng lúc đầu chỉ là những cơn đau âm ỉ, xuất hiện bất chợt. Sau đó khi bệnh tiến triển nặng thì những cơn đau bắt đầu có xu hướng đẩy ra phía sau lưng, đau thuyên giảm khi cúi người về phía trước.

Phân lỏng, có mùi khó chịu

Tiết dịch vị tiêu hóa là một trong những chức năng quan trọng của tuyến tụy nội tiết. Khi bị ung thư thì khối u tại tuyến tụy sẽ chặn đường đi của các enzyme tiêu hóa đến ruột, làm suy giảm khả năng tiêu hóa chất béo của cơ thể. Điều đó dẫn đến chất béo dư thừa không được tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng và có mùi rất khó chịu.

Tắc nghẽn đường ruột

Khi ung thư tuyến tụy phát triển chèn ép vào thành tá tràng gây ra tình trạng Tắc nghẽn đường ruột, gây hậu quả ngăn chặn dòng chảy thức ăn từ dạ dày đến ruột non.

4. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Trong số các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tụy được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị tích cực sớm. Giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố có vai trò quyết định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu.

Ung thư đầu tụy sống được bao lâu?

Việc đưa ra nhận định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố như: giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, mức độ bệnh tiết triển, khả năng đáp ứng điều trị,

Ung thư tụy được phát hiện ở giai đoạn 1

  • Đối với những người ở giai đoạn 1A khối u nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thời gian bệnh nhân có thể sống trên 5 năm là khoảng 14%.
  • Với những bệnh nhân mà được phát hiện ở giai đoạn 1B. Lúc này khối u đã bắt đầu to lên khi đó cơ hội bệnh nhân có thể sống trên 5 năm là khoảng 12%.

Bệnh được phát hiện ở giai đoạn 2 sống được bao lâu

  • Giai đoạn 2A là giai đoạn mà kích thước của khối u đã phát triển lớn hơn nữa. Nếu như bệnh nhân đáp ứng tốt và điều trị đem lại hiệu quả cao thì cơ hội bệnh nhân sống trên 5 năm là khoảng 7%.
  • Giai đoạn 2B khối u lúc này đã phát triển nhanh, cơ hội bệnh nhân có thể sống trên 5 năm là khoảng 5%.

Ung thư tụy giai đoạn 3 sống được bao lâu

Khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn 3 thì lúc này khối u đã khá lớn. Nó đã bắt đầu xâm lấn sang một số cơ quan bên cạnh tụy. Nếu được điều trị tích cực và có đáp ứng tốt thì bệnh nhân sống trên 5 năm là khoảng 3 %.

Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu

Ở giai đoạn cuối các khối u đã di căn đến cả các cơ quan ở xa tụy. Thời gian sống còn lại của bệnh nhân rất ngắn và cơ hội sống trên năm năm chỉ còn 1% nếu tích cực điều trị.

Ung thư tụy di căn sống được bao lâu?

5. Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?

Tương tự như cơ sở để bác sĩ đưa ra dự đoán bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu, điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay được sử dụng bao gồm:

Phẫu thuật

Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy chỉ được phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn muộn. Phương pháp phẫu thuật không thể chữa lành nhưng có thể giúp người bệnh đỡ ngứa và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư tuyến tụy

Xạ trị

Nếu không thể phẫu thuật thì xạ trị là phương án tiếp theo có thể sử dụng để can thiệp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy để giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, vàng da. Đồng thời xạ trị cũng có thể ngăn ngừa bệnh tái phát nếu tiến hành xạ trị sau khi phẫu thuật.

Hóa trị

Hoá trị là phương pháp điều trị có thể kết hợp để hỗ trợ cho xạ trị hoặc áp dụng nếu xạ trị và phẫu thuật không còn thích hợp bởi tình trạng bệnh nhân ung thư trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư tuyến tụy kéo dài sự sống, giảm đau đớn khi bước vào giai đoạn cuối.

6. Phòng ngừa ung thư tuyến tụy

Hiện nay vẫn chưa có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa ung thư tuyến tụy, tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

Tập thể dục đều đặn là một cách để phòng ngừa ung thư tuyến tụy

  • Xây dựng lối sống khoa học: bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn đặc biệt là ăn nhiều rau xanh, tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố độc hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá và các hóa chất độc hại khác
  • Nếu gặp các bệnh lý về tiểu đường hay bệnh lý liên quan đến tụy thì nên đi khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để có thể sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn để giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi ung thư tuyến tụy sống được bao lâu. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn để bạn có những biện pháp để bảo vệ cho sức khỏe của bạn và người thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

VTC14: Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

Video liên quan

Chủ Đề