Tỷ lệ tốt nghiệp thpt năm 2023

Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đang diễn ra [ngày 7 và 8/9], bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] cho biết, trong năm học 2022-2023 sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp.

Theo đó, quy chế thi, thời gian thi, cách thức tổ chức kỳ thi cơ bản giữ như các năm trước. Tuy nhiên, kỳ thi đã từng bước hướng đến đổi mới, với mục tiêu định hướng cho người học phát triển năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo. Đổi mới dễ nhận thấy nhất là ở phương diện công nghệ, kỹ thuật và chuyển đổi số, học sinh được đăng ký dự thi trực tuyến.

Với công tác ra đề ở một số môn có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, ở hai môn Ngữ văn, Lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn.

Một định hướng nữa được đặt ra và cần có lộ trình, tránh gây “sốc” cho dạy và học, đó là đề thi chú ý đến những phương diện mà người học cần tăng cường sử dụng thiết bị và yếu tố trải nghiệm. Điều này sẽ dần dần khiến nhà trường phải tăng cường thiết bị dạy học, thầy và trò giảm dần yếu tố dạy chay và học chay.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Về kỳ thi sắp tới, năm 2023 và năm 2024, quan điểm của bộ GDĐT giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, Bộ trưởng cho biết, một vài phương án đang được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm mới.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện và cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cập đến hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Trước đó, các sở GDĐT cũng kiến nghị bộ GDĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương thuận lợi trong việc xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Theo thống kê của bộ GDĐT, tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 trên cả nước là 98,57%, riêng đối với thí sinh hệ THPT đạt 99,16%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La [99,6%], Ninh Bình [99,49%], Đồng Tháp [99,38%], Điện Biên [99,24%]. Tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó có 104 đơn vị, trường học đạt 100%.

Thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa đưa ra định hướng tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn 2023 - 2024 và đổi mới kỳ thi vào năm 2025.

Tổ chức thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra từ ngày 7 - 8/9.

Theo đó, Bộ GD&ĐT định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ổn định như năm 2022 và sớm hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. 

Kỳ thi vẫn sẽ diễn ra trên nguyên tắc phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, quan điểm của Bộ GD&ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Đồng thời, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Bộ GD&ĐT cũng sẽ rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành Quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Đối với những thay đổi của kỳ thi từ năm 2025, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề cập đến 2 phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022 trên cả nước là 98,57%, riêng đối với thí sinh hệ THPT đạt 99,16%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La [99,6%], Ninh Bình [99,49%], Đồng Tháp [99,38%], Điện Biên [99,24%]. Tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó có 104 đơn vị, trường học đạt 100%.

Xem điểm thi lớp 10 TẠI ĐÂY

Theo Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM, từ ngày 12 đến 26-7, thí sinh trúng tuyển trung học phổ thông nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển. Sau 16h ngày 26-7, thí sinh không nộp hồ sơ nhập học thì trường sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển. 

Hồ sơ nhập học bao gồm: Phiếu đăng ký xét tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2022 và thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 - 2023 có ghi 3 nguyện vọng ưu tiên xét vào các trường trung học phổ thông; Phiếu báo điểm tuyển sinh 10 trên đó có ghi 3 nguyện vọng; Học bạ cấp trung học cơ sở [bản chính]; Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: bản chính [riêng với học sinh mới công nhận tốt nghiệp thì sẽ nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do các cơ sở giáo dục cấp]; Bản sao giấy khai sinh hợp lệ; Giấy xác nhận được hưởng chính sách ưu tiên [nếu có] do cơ quan có thẩm quyền cấp. 

Được biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM năm nay có 93.981 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 93.277 thí sinh tham gia dự thi. Năm học 2022 - 2023, 114 trường THPT công lập trên địa bàn TP tuyển 72.784 học sinh vào lớp 10 công lập.

Học sinh lớp 9 ở TP.HCM xem điểm thi tuyển sinh lớp 10 trên Tuổi Trẻ Online - Ảnh: NHƯ HÙNG

Năm nay là năm đầu tiên mà điểm thi tuyển sinh lớp 10 được tính theo cách mới: là tổng điểm 3 môn thi toán, văn, ngoại ngữ, tất cả đều tính theo hệ số 1.

Những năm trước, điểm thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM là tổng điểm 3 môn thi: toán, văn, ngoại ngữ; trong đó toán và văn nhân hệ số 2.

Chủ Đề