Từ trạng thái nghĩa là gì

Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái: Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái đều là động từ nhưng từ chỉ hoạt động có thể nhìn thấy được, còn trạng thái thì không.

  1. Động từ chỉ hoạt động: là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài, mình có thể nhìn thấy được.

Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, học, viết…

Lưu ý: Động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong…)

  1. Động từ chỉ trạng thái: là những vận động diễn ra ở bên trong hoặc tự thân diễn ra (không có tác động nào cả), chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được.

Ví dụ: nghĩ, buồn, vui, ghét, rơi, ngã, chết, sống…

Lưu ý: Động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …).

Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái * Mấy lưu ý về động từ chỉ trạng thái:

  1. Các loại động từ chỉ trạng thái:

+ Từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có… Ví dụ: Mẹ hết tiền rồi; Anh Chiến hai em gái..

+ Từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá… Con chim bỗng hóa thành cây thị

+ Từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu… Em bé không chịu ăn cháo

+ Từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là…

  1. Phân biệt từ chỉ hoạt động với từ chỉ trạng thái Một số “nội động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng… Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).

VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu)

Anh ấy đứng tuổi rồi.

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ)

  1. Các ‘ngoại động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tâm lí) : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu… Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ.

– Có một số động từ chỉ hành động dược sử dụng như một động từ chỉ trạng thái.

VD: Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

  1. Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

Nội động từ: Là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng…). Nội động từ không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1: Bố mẹ rất lo lắng cho tôi

Ngoại động từ: là những động từ hướng đến người khác, vật khác ( xây, phá, đập, cắt…). Ngoại động từ có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2: Bố mẹ rất thương yêu tôi.

– Để phân biệt Nội động từ và Ngoại động từ, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau động từ. Nếu có thể dùng một bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

Hỏi : yêu thương ai ? > yêu thương tôi.

Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi. ( không thể hỏi: lo lắng ai ? )

Để phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái, học sinh cần nắm chắc lý thuyết, hiểu rõ đặc điểm và làm quen các dạng bài.

Bạn đang xem: Từ chỉ trạng thái là gì

Các từ loại trong tiếng Việt rất đa dạng, để ghi nhớ và phân biệt chúng không hề dễ dàng. Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái là nội dung quan trọng nằm trong chương trình Tiếng Việt 3, tuy nhiên học sinh rất hay nhầm lẫn giữa hai loại từ này. Để học sinh nắm chắc kiến thức và phân biệt rõ ràng hơn, cô Trần Thị Vân Anh – giáo viên ngữ văn của Hệ thống Giáo dục ttmn.mobi đã thực hiện video bài giảng chuyên đề: Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.

Tổng quan lý thuyết về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Hiểu rõ khái niệm và nắm chắc lý thuyết là nội dung quan trọng giúp học sinh có được nền tảng kiến thức trước khi đi vào bài tập cụ thể. Để học sinh có cái nhìn tổng quát nhất về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái, cô Vân Anh đã đưa ra các khái niệm sau:

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà nhìn thấy ở bên ngoài, hướng ra bên ngoài (có thể nhìn thấy, nghe thấy, …).

Ví dụ: viết, nói, cười,…đều nhìn thấy được, nghe thấy được hay nhận biết bằng các giác quan khác.

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài (sự hướng vào bên trong), hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.

Ví dụ:

“yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…

“rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.

Cách phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái.

Để phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, ta chủ yếu dựa vào khái niệm để nhận dạng chúng. Tuy nhiên, cô Vân Anh cũng gợi ý một đặc điểm tiêu biểu khác biệt giữa hai loại từ này: Dù cùng chỉ sự vận động nhưng từ chỉ hoạt động dễ dàng nhận biết qua các giác quan (nghe thấy, nhìn thấy,…) còn từ chỉ trạng thái thường không cảm nhận được trực tiếp (không biểu hiện ra bên ngoài).

Ví dụ:

“Một chú chim đang bay trên trời”

=> từ chỉ hoạt động ở đây là “bay”, ta có thể dễ dàng nhìn thấy một chú chim đang bay bằng mắt.

“Mẹ buồn vì Nga không chịu nghe lời”

=> từ chỉ trạng thái ở đây là “buồn”, ta không thể tự nhìn thấy hay biết mẹ đang buồn hay vui.

Từ trạng thái nghĩa là gì

Chuyên đề phân biệt loại từ: từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái – phần 1 – cô Trần Thị Vân Anh

Bài tập loại từ cơ bản về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Để luyện tập các bài tập từ loại vững vàng hơn, ta có thể tham khảo một số bài tập tiêu biểu như sau:

Dạng 1: Phân biệt từ chỉ hoạt động, trạng thái với các loại từ khác

Bài 1: Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:

(yêu, làm, cấy, thùng, nhớ, mua, kể, câu chuyện, trận mưa, đặt, công ty, mất, sân chơi, máy tính).

Xem thêm: So Sánh Từ Điển Giấy, Kim Từ Điển Là Gì Cho Bạn? Kim Từ Điển Giúp Ích Gì Cho Bạn

Nhóm từ chỉ sự vật: thùng, câu chuyện, trận mưa, công ty, sân chơi, máy tính.

Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: yêu, làm, cấy, nhớ, mua, kể, đặt, mất.

Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Bài 2: Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:

a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.

Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.

b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.

Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.

c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước

Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.

d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.

Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.

Bài 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào lag từ chỉ trạng thái?

“buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.

Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

Các bài tập loại từ rất đa dạng và đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức của mỗi dạng để phân loại và xa hơn là vận dụng trong bài tập làm văn. Bài giảng chuyên đề về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái của cô Trần Thị Vân Anh đã khái quát lý thuyết, đồng thời đưa ra dấu hiệu nhận biết và ví dụ tiêu biểu trong phần này.

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo trực tiếp Video bài giảng về từ chỉ hoạt động, trạng thái do cô giáo Trần Thị Vân Anh giảng dạy bao gồm phần 1, phần 2, phần 3.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

trạng thái tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ trạng thái trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ trạng thái trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ trạng thái nghĩa là gì.

- d. Cách tồn tại của một vật xét về những mặt ít nhiều đã ổn định, không đổi : Các thiên thể ở trạng thái không ngừng chuyển động. Cg. Thể. Cách tồn tại của một vật tùy theo độ liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phân tử của nó : Ba trạng thái của vật chất là các trạng thái rắn, lỏng và khí.
  • Quang Ninh Tiếng Việt là gì?
  • lộ diện Tiếng Việt là gì?
  • thư viện học Tiếng Việt là gì?
  • luyến ái Tiếng Việt là gì?
  • nông chính Tiếng Việt là gì?
  • ngoại ngữ Tiếng Việt là gì?
  • thuần chủng Tiếng Việt là gì?
  • tô hồng Tiếng Việt là gì?
  • tướng công Tiếng Việt là gì?
  • Thằng xe cho nợ Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của trạng thái trong Tiếng Việt

trạng thái có nghĩa là: - d. . . Cách tồn tại của một vật xét về những mặt ít nhiều đã ổn định, không đổi : Các thiên thể ở trạng thái không ngừng chuyển động. . . Cg. Thể. Cách tồn tại của một vật tùy theo độ liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phân tử của nó : Ba trạng thái của vật chất là các trạng thái rắn, lỏng và khí.

Đây là cách dùng trạng thái Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ trạng thái là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.