Từ căn cơ có nghĩa là gì

Trong Phật giáo, đôi lúc chúng ta có nghe người ta nói như “Người có căn cơ tốt” hoặc “Người có căn tu”… Vậy ý nghĩa, hàm ý của từ “người có căn là gì”, “căn tu là gì”, hãy cùng Vô Vi giải đáp trong bài viết này.

Bạn đang xem: Căn cơ là gì


Định nghĩa căn cơ trên Google

Căn cơ là từ của Phật giáo. Căn là gốc rễ, cơ là bộ máy. Người có căn cơ là người có gốc rễ và bộ máy gần gũi với giáo pháp. Một từ khác là có “nhân duyên” với giáo pháp

Nguồn từ https://dotchuoinon.com

Căn cơ để chỉ một người có nền tảng, cơ sở vững chắc.

Nguồn từ https://vtudien.com

Vậy chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về căn là gì. Tổng hợp từ 2 nguồn tham khảo phía trên, khi người khác nói “Người có căn cơ tốt” tức là người này có một nền tảng, cơ sở vững chắc hay người này có “gốc”.


Từ căn cơ có nghĩa là gì

Căn cơ là gì?

Căn cơ trong thời hiện đại

Để giải thích rõ hơn về từ căn cơ, chúng ta hãy cùng xem xét đến một khía cạnh khác liên quan đến tâm trí. Làm sao người khác có thể cảm nhận hay nhìn được một người có căn cơ tốt hay chưa tốt?

Đọc thêm bài viết Tâm trí là gì? Định nghĩa tâm trí tại đây!

Tâm trí chúng ta là nơi sản sinh ra các ý nghĩ và năng lượng của các ý nghĩ ấy. Vì vậy, một người được xem là có năng lượng thanh thoát, nhẹ nhàng là người có ít suy tưởng bên trong tâm trí họ, họ thường không để tâm, để bụng khi có ngoài cảnh tác động đến họ. Ngược lại, người mang năng lượng nặng nề thường có những biểu hiện như sân si, bức xúc, khó chịu… khi có người khác hoặc ngoại cảnh tác động đến họ.

Vậy để quan sát được người khác có căn cơ tốt hay không, người ta chỉ cần quan sát được năng lượng của người đó hay nói cách khác là quan sát thần thái của họ. Người quan sát được người khác cũng có trực giác rất nhạy bén, hoặc năng lượng bên trong tâm trí của họ cũng phải thanh thoát mới có thể cảm nhận được năng lượng của người kia.

Xem thêm:

Ví dụ: Người có tâm trí mang năng lượng nặng nề giống như đeo cặp kính màu đen vậy, họ sẽ chỉ nhìn thấy cuộc sống họ toàn màu đen, người có tâm trí thanh nhẹ, họ nhìn cuộc sống trực tiếp thông qua đôi mắt của mình, họ cảm nhận được cuộc sống sống động hơn người thường.

Một người chứa quá nhiều năng lượng thô trược bên trong tâm trí sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng phán đoán, giải quyết công việc. Bởi vì có quá nhiều suy tưởng, nó sẽ khiến tấm trí họ thôi thúc làm hết điều này đến điều kia, làm giảm đi khả năng tập trung của tâm trí.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như người mang năng lượng rất nặng nề nhưng trí họ rất sáng, họ có thể giải quyết các vấn đề rất tốt. Năng lượng nặng nề đó do họ thu lượm từ bên ngoài vào, nó làm họ sân si, bức xúc… nhưng đó cũng là những bài học của riêng họ, họ sẽ dần dần biết cách vượt qua và trở nên tinh tường hơn.


Từ căn cơ có nghĩa là gì


Làm sao để tự mình biết rằng mình là người có căn cơ tốt hay chưa?

Không có định nghĩa cụ thể nào để biết ta có căn cơ tốt hay không, một người bức xúc cũng có thể là người có căn cơ tốt. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để biết mình có căn cơ tốt hay không:

+ Luôn phát tâm cầu đạo, tìm chân lý cho bản thân

+ Luôn cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, không mang cảm xúc tiêu cực hay tích cực

+ Ít sân si, bức xúc, khó chịu với người khác

+ Trí cực sáng, khả năng tập trung làm việc cực cao

+ Ít bị chi phối bởi cảm xúc.

+ Khả năng tiếp thu cực kì nhanh và tốt

+ Đọc và hiểu được các loại kinh sách

Những đứa trẻ hồn nhiên, ít sân si

Kết luận

Căn cơ tốt hay không phụ thuộc vào khả năng tu hành của mỗi người, tiếp tục dấn thân trên con đường tu hành, tâm trí bạn sẽ trở nên thanh nhẹ hơn, từ đó căn cơ của bạn sẽ cao hơn.

* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): căn cơ

Dựa vào những điều gì để biết một người có căn cơ thấp hay căn cơ cao? Có những tiêu chí gì để nhận biết người đó có căn cơ hay không?

 Hỏi: 

Dựa vào những điều gì để biết một người có căn cơ thấp hay căn cơ cao? Có những tiêu chí gì để nhận biết người đó có căn cơ hay không? 

Đáp: 

Căn cơ chính là khả năng và xu hướng tu hành được hình thành từ những nguyện và công đức tích lũy nhiều kiếp đến nay. Phật Pháp rất rộng lớn và vô cùng cao siêu, không có bất cứ ai có thể thành tựu được gì chỉ trong một kiếp.

Tất cả những khả năng tu hành dù là niệm Phật hay thiền định, hay tụng kinh, trì chú, những quả vị, thần thông, trí tuệ, đạo hạnh, định lực.v.v… đều phải trải qua nhiều kiếp tu tập, huân đúc, tích lũy công đức mới thành tựu được.

Sau mỗi khi đầu thai chuyển kiếp, mặc dù ta không còn nhớ gì về những kiếp trước, nhưng những xu hướng tu hành, những công đức của quá khứ đã tạo được không hề bị mất, mà tích lũy lại giúp cho ta có khả năng nhanh chóng tiếp thu và thành tựu được những pháp môn mà ta đã tu qua nhiều kiếp, khả năng này gọi là căn cơ.

Ví dụ trong thời Đức Phật, có nhiều người cùng Nghe Phật giảng trong một buổi thuyết pháp như nhau, nhưng người chứng quả A La Hán, người thì nhập ngôi Bất Thối Chuyển Bồ Tát, người lại chẳng chứng gì cả.

Người tu nên chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình

Từ căn cơ có nghĩa là gì
Ảnh minh họa.

Đó là vì nguyện và công đức quá khứ của mỗi người khác nhau. Người chứng quả A La Hán do kiếp trước từng cúng dường một đức Phật, nguyện mong thoát khỏi luân hồi sinh tử. Người được Bất Thối Chuyển Bồ Tát là vì quá khứ từng cúng dường vô lượng Đức Phật, nguyện cứu khổ tất cả chúng sinh. Còn những người không chứng gì do công đức quá khứ chưa đủ và nhiều lý do khác.

Phân tích kỹ ở đây có hai vấn đề, một là Nguyện, hai là công đức. Khi lần đầu phát nguyện ở kiếp nào đó, ta mong muốn thành tựu được gì, thì kết quả sẽ dừng ở đó.

Nếu chỉ phát nguyện chứ chưa làm công đức gì, thì lời nguyện vẫn sẽ dẫn dắt ta tạo ra nhiều công đức ở những kiếp sau, cho đến khi đủ để thành tựu những gì ta đã nguyện.

Nếu đồng thời vừa nguyện vừa tạo công đức, thì những công đức đó sẽ đi theo chỉ dẫn của Nguyện, tăng tiến dần cho đến khi thành tựu.

Ví như một người phát nguyện sớm thành Phật độ tất cả chúng sinh. Theo nhân quả, lời nguyện ấy sẽ khiến anh ta xu hướng thích tu theo Đại Thừa, ham thích học Bồ Tát đạo ( vì chỉ có tu Bồ Tát đạo mới thành Phật được), cứu độ chúng sinh, đồng thời lập lại lời nguyện tương tự rất nhiều lần nhiều kiếp.

Lời Nguyện ấy cũng sẽ thúc đẩy anh ta tạo Phước, tích lũy Công Đức liên tiếp không ngừng nghỉ, được gặp vô lượng Đức Phật để cúng dường, học đạo. Cả tâm xu hướng muốn tu theo Đại Thừa, và sự thôi thúc tạo công đức, cùng những cơ hội được gặp Phật giáo hóa… sẽ không dừng lại cho đến khi lời nguyện thành hiện thực, tức là thành Phật.

Ở chặng giữa, vì nguyện ban đầu như thế, công đức quá khứ như thế, nên sinh về nơi đâu, anh ta đều nhanh chóng gặp những pháp môn Đại thừa, nhanh chóng tiếp thu và thuần thục , dễ thành tựu xuất sắc những pháp môn ấy, vượt trội hẳn so với người khác. Đó chính là căn cơ Đại Thừa.

Đối với những Pháp môn tu khác, vì không đúng với nguyện ban đầu, nên anh ta không ham thích, không có động lực tu theo, vì không đúng căn cơ.

Còn ví dụ với người nguyện mau thoát luân hồi đau khổ này, thì theo nhân quả, lời nguyện ấy sẽ dẫn dắt anh ta được gặp Phật, khởi tâm cung kính, hầu hạ, cúng dường và cầu quả vị A-la-hán. Với công đức ấy, vào thời Đức Phật tiếp theo, anh ta sẽ sinh ra đúng thời Phật giáo hóa, được Đức Phật chỉ dạy và sẽ thành tựu qủa vị A la hán, thoát khỏi luân hồi như đã nguyện. Người này đối với những môn Tu Đại Thừa, tâm không ham thích, có ép cũng không theo được, vì trái với nguyện ban đầu, trái với căn cơ.

Để thông suốt được căn cơ của người khác, phải thành tựu Pháp nhãn ( Đại Bồ Tát trở lên mới có) Còn Phàm phu tục tử chúng ta chỉ là đoán mò mà thôi. Ta dựa vào những xu hướng, xem một người thích tu theo hướng nào, thích tu môn nào, tin tưởng những điều gì … mà “đoán mò ” ra nguyện.

Và xem khả năng tiếp thu các pháp môn khác nhau, mà đoán ra công đức đã tích lũy trong quá khứ. Điều này rất khó, dễ gặp sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, nên cực kỳ cẩn thận, không nên cố chấp những phán đoán của mình.

Thời Phật còn tại thế, có hai người đến xin xuất gia được ngài Xá Lợi Phất thâu nhận làm đệ tử. Ngài dạy một người tu phép Quán bất tịnh, người kia tu pháp Quán vô thường. Sau một thời gian hai người này không thành tựu được gì, quá chán nản hai người này xin hoàn tục.

Đức Phật quán xét thấy nên Ngài chặn lại, Phật dạy người tu môn Quán bất tịnh chuyển sang Quán vô thường, con người tu môn Quán vô thường chuyển sang tu Quán bất tịnh, không lâu sau hai người đều chứng A-la-hán.

Nhân đây Đức Phật trách cứ ngài Xá Lợi Phất về vấn đề không khéo quán sát căn cơ đệ tử, nếu không nhờ Phật, hai người kia sẽ mất hết tín tâm vào Phật pháp.

Từ căn cơ có nghĩa là gì
Ảnh minh họa.

Các pháp sám hối dành cho người có căn cơ khác nhau

Ngài Xá Lợi Phất là Trí Tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử A La Hán của Phật, có thể quan sát được 8 vạn kiếp luân hồi của người khác, vậy mà còn bị Đức Phật trách cứ, thì phàm phu chúng ta sao chắc chắn được điều gì ?

Nếu bắt buộc phải tìm hiểu căn cơ người khác để giáo hóa, ta nên giới thiệu nhiều Pháp Môn, nhiều hướng đi, rồi để người đó tự lựa chọn, chứ không ép buộc. Tiếp tục quan sát, nếu người đó có căn cơ, thì chính căn cơ ấy sẽ dẫn dắt người đó thành tựu đúng như sở nguyện.

Nhân nói về khả năng quan sát căn cơ, thời Đức Phật có một người già hơn trăm tuổi muốn xin Phật xuất gia. Ông ta lọ mọ đến Tinh Xá, nhưng gặp lúc không có đức Phật ở đó. Ông gặp ngài Xá Lợi Phất, ngài liền nhập định quán sát căn cơ, thấy suốt 8 vạn kiếp ông này không tạo được công đức gì trong Phật Pháp, nên không thâu nhận. Tương tự ông gặp ngài Mục Kiền Liên, và nhiều vị A la hán khác và đều bị từ chối, ông buồn bã bỏ về.

Đức Phật từ xa biết việc này, Phật dùng thần thông hiện ra trước mặt ông, an ủi và cho xuất gia, sau này ông cũng chứng quả A La Hán. Ngài Xá Lợi Phất ngạc nhiên hỏi Đức Phật, vì sao ông này có thể chứng quả.

Đức Phật trả lời, vì xa hơn 8 vạn kiếp trước ( vượt khỏi khả năng quan sát của ngài Xá Lợi Phất) ông này một lần vào rừng, bị hổ đuổi bắt, ông ta sợ quá trèo lên cây và niệm một câu :” Nam Mô Phật”.

Và nhờ công đức đó, kiếp này ông chứng được quả vị A-la-hán. Nhân đây ta thấy được sự vượt trội giữa trí tuệ của Phật với trí tuệ của các vị A la hán, đồng thời hiểu được việc quán sát căn cơ vô cùng khó.