Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử

Table of Contents

Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử.

Quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.

Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh - xuất xứ: Bàn luận về phép học trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 - 1791. Bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương nên biết: quân đức (đức của vua), nhân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).

a. Thể loại

Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.

Bài tấu của Nguyễn Thiếp thuộc loại văn bản nghị luận trình bày, đề nghị một vấn đề, chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục - đạo tạo con người.

b. Bố cục

Văn bản Bàn luận về phép học có bố cục khá hoàn chỉnh của một văn bản nghị luận với các phần như sau:

  • Phần 1 (từ đầu… “học điều ấy”): Nêu mục đích chân chính của việc học.
  • Phần 2 (tiếp theo… “tệ hại ấy”): Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái của việc học ở nước ta.
  • Phần 3 (tiếp theo… “thiên hạ tịnh trị”): Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
  • Phần 4 (còn lại): Lời đề nghị xin nhà vua xem xét ý kiến của mình.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nêu mục đích chân chính của việc học

Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức mạnh thuyết phục: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” để nêu bật tầm quan trọng của việc học.

Ngọc dù quý nhưng không có sự mãi giũa, chế tác thì cũng không thể thành đồ dùng hay trang sức quý báu được. Cũng như vậy, con người ta dù có sẵn thiên tư, nhưng nếu không qua học hành rèn luyện thì cũng không thể thành người tài.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử

Học đối với người xưa là để nắm được “đạo”. “Đạo” vốn là một khái niệm trừu tượng, phức tạp, có nhiều cách hiểu và giải thích. Nhưng ở đây, tác giả nên một cách hiểu về “đạo” thật ngắn gọn, dễ hiểu, nói đúng bản chất, quan trọng nhất của “đạo”: Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người và nhấn mạnh thêm “kẻ đi học là học điều ấy”.

Nguyễn Thiếp dù là một nhà nho uyên thâm, được coi là bậc hiền triết, nhưng ông không luận bàn một cách sách vở, lí thuyết về đạo (đạo trời, đạo thánh hiền, đạo của người quân tử), mà chỉ thâu tóm cốt lõi của đạo trong mối quan hệ giữa mọi người, cũng tức là “đạo làm người”.

→ Như thế, mục đích chân chính của việc học là Học để làm người.

2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc của việc học

Xuất phát từ mục đích chân chính của việc học, tác giả đối chiếu với thực tế việc học ở nước ta đương thời, thẳng thắn chỉ ra những lệch lạc, sai trái: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi”.

  • Lối học hình thức: là lối học chuộng sách vở, câu chữ mà không thấu hiểu nội dung, không chú ý vận dụng vào thực tế, học không đi đôi với hành.
  • Lối học cầu danh lợi: là học chỉ để nhằm mục đích đỗ đạt làm quan, có danh lợi, chứ không phải để hành đạo, thực hiện cái chí giúp đời, giúp nước theo lí tưởng của kẻ sĩ chân chính.
  • Tác hại nghiêm trọng của lối học ấy: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót”, người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”. Những sai trái trong cách học không chỉ gây hại đối với kẻ đi học mà còn có tác hại trầm trọng đến vận mệnh đất nước, thời đại.

→ Đây không chỉ là những suy luận của tác giả, mà nó được rút ra từ sự quan sát, trải nghiệm thực tế của Nguyễn Thiếp về thời đại của ông. Thời đại khủng hoảng của chế độ phong kiến với sự phân tranh Nam - Bắc, tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến đưa đến tình trạng hết sức rối ren, loạn li.

3. Khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn

Việc học phải được phổ biến rộng khắp “Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học”: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử

- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học tập phải:

  • Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
  • Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
  • Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn đề làm.

Đó là những chủ trương, phương pháp mới tác giả đưa ra tuy ngắn gọn, chưa thật cụ thể nhưng rất đúng, rất tiến bộ, trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ. Ngày nay, những nội dung cụ thể học trong nhà trường đã khác xưa nhưng phương châm và cách thức học tập mà tác giả đề xuất thì vẫn hết sức đúng đắn, cần thiết cho mỗi người học và phù hợp với con đường bồi đắp học vấn suốt đời của mọi người.

→ Như thế, cách học chân chính và cả cách đánh giá, tuyển chọn đúng đắn mới làm nảy nở và phát huy được nhân tài, từ đó mà đất nước hưng thịnh, vững yên: “Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn, mà thiên hạ thịnh trị”. Việc học không chỉ quan hệ mật thiết với vận mệnh, sự hưng thịnh của quốc gia, mà còn hợp với lòng người: “Đó mới thực là cái đạo ngày nay, có quan hệ tới lòng người”.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Văn bản sử dụng cách lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ xác đáng.

Lời văn khúc chiết, thẳng thắn.

2. Nội dung

Văn bản Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

IV. Luyện tập

Đề: Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”.

2. Thân bài

Khát quát nội dung tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận

Trong phần cuối của bài, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học: “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa cha ông ta đã đề cao việc học phải đi đôi với thực hành. Đây là chân lí đúng đắn.

Giải thích

“Học” là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Hiểu rộng ra là học cả lý thuyết lẫn những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước trong thực tế. Ngay từ khi sinh ra và dần lớn lên đứa trẻ đã phải học nói, học cười….

“Hành” là thực hành, là làm, là ứng dụng những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, thực tiễn.

“Học” và “hành” luôn có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau.

Bàn luận

Học là để hiểu biết còn hành là để quen tay. Khi ta nắm vững được lý thuyết nhưng không vận dụng vào thực tế thì học cũng rất vô ích.

Ngược lại nếu hành mà không dựa trên lí luận, lý thuyết soi sáng thì việc thực hành sẽ mất rất nhiều thời gian mà có khi chẳng thu lại được điều gì cả hoặc nếu có thì cũng khó đạt được kết quả tốt nhất.

Bài học, mở rộng, nâng cao

Vậy muốn học và hành một cách hiệu quả mỗi người cần học tập một cách chân chính như trong bài Bàn về phép học tác giả đã chỉ rõ: học là để làm người, học từ dưới lên cao, học từ dễ đến khó, học là để áp dụng vào cuộc sống, giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Phê phán những người không biết kết hợp giữa học và hành. Cần hiểu giá trị của mối quan hệ giữa học và hành để đem lại hiệu quả trong công việc từ đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Giáo viên biên soạn: Mai Thị Trang

Đơn vị: Trường TH - THCS - THPT Lê Thánh Tông

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Học thông qua thực hành gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi đã nắm chắc lý thuyết, bạn phải thực hành mới làm tốt được. Trong bài viết này, onthihsg xin chia sẻ khái quát về mối quan hệ giữa nghiên cứu và thực hành, cùng với những bài văn mẫu cho bạn một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghiên cứu và thực hành, đồng thời viết một đoạn văn nghị luận hay, chi tiết về học tập và rèn luyện. Mời các bạn cùng tham khảo !

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Dưới đây là dàn ý từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành giúp các em làm bài tốt hơn !

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp

A. Mở bài

  • Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Di – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

B. Thân bài

Nội dung phép học

  • Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.
  • Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành).
  • Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.

Giải thích

  • Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?
  • Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.
  • Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.

Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?

  • Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
  • Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.
  • Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
  • Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.

Bình luận

  • Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
  • Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế

Liên hệ với bản thân

  • Ra sức học tập lí thuyết và thực hành trên thực tiễn để trở thành người tài.

C. Kết bài

  • Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.
  • Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.

Sau đây là Sơ đồ tư duy từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành dễ nhớ nhất !

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử

Dưới đây là Tổng hợp một số bài văn mẫu từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành hay nhất qua các kỳ thi !

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn

Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu và đích đến của riêng mình. Trên con đường đi tới thành công đó, không một ai có thể bỏ qua quá trình “học” và “hành”. “Học” và “hành” giữ vai trò hết sức quan trọng đối với thành công mỗi cá nhân. Đặc biệt, từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chúng ta càng hiểu hơn mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

“Học” và “hành” được hiểu là gì? “Học” là hoạt động tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức được truyền lại hoặc tự tìm hiểu qua sách, báo, tivi, tài liệu, từ thực tế cuộc sống…để mở mang vốn hiểu biết, tri thức cá nhân, nâng cao trình độ. “Hành” là những hoạt động thực tiễn được ứng dụng từ những kiến thức đã học. Đó đều là cả quá trình dài lâu. Khi viết bản tấu “Luận học pháp” để gửi lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã trình bày mục đích của việc học trong phần “Bàn luận về phép học”. Ở đây, Nguyễn Thiếp đã chỉ rõ mục đích chân chính của việc học: “Học để hiểu rõ đạo lý, học để làm người”. Từ đó, ông khẳng định phải học phải có phương pháp đúng đắn: “Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lượt cho gọn” và “Phải theo điều học mà làm” có nghĩa là học phải gắn liền với hành.

Quả thực, “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, gắn bó, hỗ trợ và nâng cao lẫn nhau. Nếu bạn nắm chắc lý thuyết và tri thức nhưng không vận dụng vào thực tiễn thì đó chỉ là lý thuyết suông, cuộc sống không tránh khỏi lúng túng thiếu kinh nghiệm. Ví như Ê – đi – xơn có trí tuệ hơn người nhờ tinh thần tự học, song nếu ông không đem trí tuệ đó để sáng tạo những phát minh vĩ đại cho loài người thì liệu có ai biết đến và ghi nhớ cống hiến của ông như ngày hôm nay? Những sinh viên y khoa chưa từng tham gia thực hành khám chữa bệnh liệu có thể chữa trị thành công cho người bệnh hay không? Ngược lại, không có tri thức khoa học, không có lý thuyết soi đường dẫn lối, con người ta lại không thể tham gia vào thực tế cuộc sống. Khi ấy, mọi việc sẽ trở nên rối loạn, thậm chí thất bại.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp

Kết hợp “học” với “hành” là một trong những phương pháp hiệu quả để thành công. Thực tế cuộc sống đã chứng minh từ rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Bạn muốn giỏi ngoại ngữ, nhưng bạn ngại giao tiếp, ngại thực hành thì kiến thức có tốt đến đâu cũng không thể nâng cao khả năng của bạn. Nhiều trung tâm Ngoại Ngữ đã chứng minh cách thực hành, nói chuyện trực tiếp với người bản xứ đạt hiệu quả cao hơn việc làm bài tập và thi cử thông thường. Nhìn vào lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Nhờ tinh thần tự học và cuộc sống giao tiếp thường ngày, Người giỏi tới hơn hai mươi thứ tiếng. Suốt những năm tháng đó, nếu không nhờ “Chủ nghĩa Mác – Lênin” và hành động của Người, liệu dân tộc Việt Nam có được độc lập tự do như ngày hôm nay? Những minh chứng xác thực đó đã chứng minh sức mạnh của “học” đi đôi với “hành”. Tri thức học được sẽ tạo động lực để ta tự tin ứng dụng cải tạo thực tiễn. Trong quá trình vận dụng ấy, không tránh khỏi những khó khăn thất bại, nhưng một lần thất bại lại giúp ta rút ra kinh nghiệm quý giá để nhanh chóng khắc phục và đi đến thành công.

Như vậy, “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho việc học, giúp người đọc phần nào ý thức được mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Để rồi từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình. “Học phải đi đôi với hành” như Bác Hồ đã từng căn dặn. Chúng ta không thể chỉ học mà quên đi hành. Tích cực, chủ động tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức để bồi đắp và trang bị cho mình hành trang sẵn sàng dấn thân vào cuộc sống. Dùng hành động thực để ứng dụng những thứ mình đã học, rút kinh nghiệm, sáng tạo để thành công. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước cần thực hiện tốt phương pháp này để góp phần dựng xây Tổ Quốc mai sau như lời Hồ Chủ tịch lúc sinh thời : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Biết kết hợp có hiệu quả “học” và “hành”, chắc chắn bạn sẽ hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức, có đạo đức, tài năng và nhân cách, kỹ năng tài giỏi.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ văn bản bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp

Hơn hai trăm năm đã qua đi nhưng lời dạy thuở nào của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị. Đó không chỉ là bài tấu trình vua của một bậc phu tử đời đời kính trọng mà còn là lời khuyên đúng đắn của thế hệ đi trước cho những thế hệ nối bước theo sau. “Học” và “hành” đi đôi với nhau chính là một phương pháp học tập thành công cho mỗi con người

Đã từ bao đời nay, dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, việc học luôn rất được chú trọng trong cuộc sống của mọi người. Dưới thời đại phong kiến, giáo dục nước ta lại mang đầy tính khoa cử : học cốt là để đi thi, đi thi là để làm quan và do vậy phần “hành” cũng đã bị coi nhẹ. Tuy vậy, ngay từ thế kỉ XVIII, trong bài tấu lên vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, đã có cách nhìn rất tiến bộ, vượt lên góc nhìn của thời đại về mối quan hệ giữa ”học” và “hành” cùng mục đích của việc học.

Để hiểu được mối quan hệ giữa “học” và “hành”, trước tiên, ta cần phải hiểu được : Học là gì ? Học là tiếp thu và tích luỹ kiến thức từ trong sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh. Khái niệm học rất rộng, nó theo ta suốt cả cuộc đời. Khi còn là một đứa trẻ, ta phải tập đĩ, tập nói, tập nhận biết những điều đơn giản xung quanh, đó là học. Rồi lớn lên, suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường, ta phải đọc sách vở, nghe thầy cô giảng để có được kiến thức cho mình, đó cũng là học. Rồi khi lớn hơn nữa, ta bước ra ngoài xã hội, ta phải quan sát, hỏi những người xung quanh nhiều kinh nghiệm hơn để thu thập kiến thức đời sống, kiến thức về công việc, đó cũng lại là học. Như vậy, ta thấy được học là một quá trình trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ, cần thiết cho mọi giai đoạn trong cuộc sống mỗi con người.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp

Từ thế kỉ XVIII, khi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi bản tấu lên vua Quang Trung đã nói : “Ngọc không mài không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Vậy “đạo” là gì ? Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người với nhau, đi học là học điều ấy. Mở đầu văn bản, Nguyễn Thiếp cho ta khái niệm “Học là gì ?”. Ấy là một quá trình tích luỹ tri thức không phải một sớm một chiều, mà là hàng tháng, hàng năm hay thậm chí cả đời. Học để thấy được cái thâm thuý của cuộc sống, học vì tương lai của bản thân, học để bằng bạn bằng bè. Như Bác Hồ đã nói, trách nhiệm của giới trẻ là học để xây dựng “non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp” và giúp cho “dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là trách nhiệm của kẻ học, kẻ cầm bút, đọc sách.

“Học” như vậy còn “hành” là gì ? “Hành” có nghĩa là làm, là áp dụng những gì đã học vào đời sống thực tế. Và cũng như học, việc hành cũng theo ta suốt cả cuộc đời, tất cả những việc ta làm hằng ngày cũng đã kể như là “hành” vậy.

Và trong tác phẩm “Bàn luận về phép học”, tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đặt ra phải “theo điều học mà làm”. Điều này có nghĩa là “học” phải luôn đi đôi với “hành”. “Học” mà không “hành” thì không thể nào hiểu được thấu đáo vấn đề, không vận dụng được trong đời sống thì việc học cũng chẳng thể có ích. Mặt khác, nếu chỉ có “hành” mà không “học” thì không thể có đủ kiến thức mà thực hiện, “hành” như vậy là chưa tới nơi tới chốn, không thể tạo nên được kết quả cần thiết. Bạn hãy thử nghĩ xem, trong các môn khoa học, nếu chỉ học lí thuyết mà không có thí nghiệm thì làm sao bạn có thể hình dung đầy đủ được những điều trong sách. Nếu bạn học cách làm văn mà không làm đi làm lại nhiều lần thì không thể có được những bài văn hay. Còn ngược lại, nếu một người không học lí thuyết kĩ càng mà làm văn thì bài làm cũng không thể đầy đủ và chính xác được.

Hơn nữa, xã hội của chúng ta đang ngày càng phát triển, xã hội ta không cần những con người chỉ biết có lí thuyết suông mà còn cần phải biết vận dụng những điều mình hiểu biết vào trong cuộc sống. Sống trong một xã hội như thế, con người không chỉ cần liên tục mở mang kiến thức mà còn cần tiếp tục luyện tập, áp dụng không ngừng vào cuộc sống nữa.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Không chỉ nói về cách học, Nguyễn Thiếp còn nêu ra những ý kiến của ông về mục đích đúng đắn của việc học. Đó là học không chỉ vì cầu danh lợi mà phải học cái lẽ đối xử giữa mọi người, học để lấy kiến thức. Nếu theo thời nay thì việc học và hành nhằm trang bị kiến thức tốt để đạt nhiều hiệu quả trong lao động. Có vậy mới trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người góp công xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” và sẽ “sánh vai với các cường quốc năm châu” như niềm mong đợi của Bác Hồ. Muốn vậy, chúng ta phải luôn tìm cho mình cách học phù hợp, “học” phải đi đôi với “hành”, có mục đích, động cơ tốt đẹp mới có thể có được kết quả tốt. “Học” đúng phương pháp, “hành” đúng yêu cầu là phương châm phấn đấu của học sinh chúng ta.

Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và thực tiễn của nó : giữa “học” và “hành” có mối quan hệ khăng khít, ví như “học” là kim chỉ nam dẫn đường, còn “hành” là con thuyền đưa kim chỉ nam ấy băng qua đại dương kiến thức bao la. “Học” hướng dẫn “hành”, “hành” bổ sung, nâng cao và làm cho việc “học” thêm hoàn thiện.

Với cách lập luận chặt chẽ, bài “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp giúp ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tài năng không phải chỉ mưu danh lợi như quan niệm của sĩ tử xưa kia. Muốn học rộng phải có phương pháp đúng, đặc biệt “học phải đi đôi với hành”.

Khép bài tấu lại, dư âm của nó như nhắc nhở, động viên lớp thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện “học” và “hành” cho tốt. cần tìm cho mình một lí tưởng sống cao đẹp để mà phấn đấu trong sự nghiệp học hành : đó là vì một Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, hùng cường.

Trong bài dâng lên vua Quang Trung tháng 8 năm 1791, ở mục “Bàn về việc học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: Như vậy, từ hàng trăm năm trước, La Sơn Phu Tử đã nhận ra tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nó cho chúng ta biết rằng có một mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời giữa hai yếu tố “học” và “hành”.

Vậy “học” là gì? Học tập là quá trình tiếp thu kiến ​​thức và chuyển kiến ​​thức đã thu nhận thành kiến ​​thức của bản thân. Việc học đạt được không chỉ nhờ sự hướng dẫn của thầy cô và truyền kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước, mà còn nhờ sự tương tác với bạn bè, đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo. và những quan sát trong cuộc sống thực. Nhưng việc “học” chỉ dừng lại ở mức lý thuyết. Để biến những gì bạn học được thành hiện thực, bạn cần phải trải qua quá trình thực hành.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

“Nhiệm vụ” là các nhiệm vụ nhằm mục đích áp dụng các kỹ năng và kiến ​​thức thu được để giải quyết các tình huống và vấn đề cụ thể. Không có môn học nào mà không có phần thực hành. Sau khi học lý thuyết, thực hành được thể hiện thông qua việc thực hành các môn vật lý, hóa học, sinh học. Thông qua các động tác thể dục. Theo La Sơn Phu Tử, được trình bày trong “Bàn về việc học”, “thực hành” là sự áp dụng đạo đức của người trưởng thành vào cuộc sống và thể hiện cá tính bằng cách biến triết học trừu tượng thành hành động cụ thể. phẩm giá con người.

Hồ Chí Minh đã nói “Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành”. Những lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Thực hành củng cố kiến ​​thức và khắc sâu những gì đã học. Một người có học mà không thể áp dụng những gì đã học vào thực tế thì thật vô ích. Sau mỗi tiết học lý thuyết đều có phần thực hành lồng ghép và kiến ​​thức đã học được khắc sâu sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành. Nếu không có thực hành và thử nghiệm, những gì chúng ta học được sẽ chỉ là lý thuyết vô ích.

Đối với các liệt sĩ ngày xưa, đi học là để hiểu Đạo. Đó là cách mọi người đối xử với nhau hàng ngày. Kẻ đi học mà không biết Đạo thì không biết áp dụng đạo lý của bậc hiền nhân mà chỉ “học nhau để cầu danh lợi, không biết Tam Quốc và Ma tộc”. Nó sẽ dẫn đến kết quả là trở thành một “vị thần thường nịnh hót”. Và kết quả tất yếu là “nước mất nhà tan”.

Đúng hơn, xã hội sẽ tốt hơn nhiều nếu mọi người có thể áp dụng giáo lý vào cuộc sống của họ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nhấn mạnh “Học làm thầy thì có nhiều người tốt, có nhiều người tốt thì triều đình xét xử ngay thẳng, thiên hạ sẽ trị vì”.

Từ bàn luận về phép học của la sơn phu tử
Từ bài bàn luận về phép học của la sơn phu tử nguyễn thiếp

Nhưng để thành công, thực hành phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với lý thuyết. Những kiến ​​thức bạn học được luôn có tác dụng định hướng việc thực hành của bạn đi đúng hướng. Một người thực hiện mà không có sự hướng dẫn của giáo dục có rất ít hy vọng đạt được mục tiêu của mình như một người đi trong bóng tối mà không có ngọn đuốc soi đường. Không một học sinh nào có thể làm bài tập mà không dựa vào công thức hoặc định lý đã học. Ngoài ra, không ai thành công trong lần thử nghiệm đầu tiên nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Qua buổi biểu diễn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nghiêm túc đề nghị vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập phù hợp nhằm củng cố và phát huy vai trò của việc học. . Nếu bạn muốn học Tứ thư, Ngũ kinh và lịch sử, hãy học rộng và tóm tắt ngắn gọn những gì đã học ”.

Khi phương pháp học tập đúng đắn, đúng đắn kết hợp với thực hành có hệ thống thì kết quả học tập nhất định được nâng cao và “tiên nhân mới thành đạt, có như vậy mới yên bề gia thất”. .

Tóm lại, khi học bài “Bàn về việc học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi nhận thấy rằng hai yếu tố “học” và “hành” đều quan trọng như nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. cùng với nhau. ‘Học tập’ có tác dụng dẫn dắt ‘thực hành’, và ‘thực hành’ có tác dụng củng cố, khắc sâu và hoàn thiện ‘học tập’. Sau đó, cần thay đổi phương pháp học tập một cách chính xác, kết hợp và vận dụng tốt hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. ngắn gọn.