Trung tâm trợ giúp pháp lý là gì năm 2024

Trợ giúp viên pháp lý là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này?Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Trần Minh Thi, email là thi***@gmail.com. Em có một người bác hiện đang làm trợ giúp viên pháp lý cho Trung tâm pháp lý nhà nước tỉnh Bình Định. Em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Trợ giúp viên pháp lý là gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

  • Khái niệm trợ giúp viên pháp lý đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2006. Theo đó, trợ giúp viên pháp lý được hiểu là: viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm trợ giúp viên pháp lý. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2006. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: [028] 7302 2286 E-mail: nhch@lawnet.vn

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Được thành lập vào ngày 21/9/1998 theo Quyết định số 4899/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân dân Thành phố, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng; chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố; dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển là 1 chặng đường đầy gian khó để Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước khẳng định cho mình 1 chỗ đứng 1 vị thế, 1 mô hình tổ chức phù hợp, phản ánh đúng vị trí vai trò đồng thời phát huy hiệu quả của tổ chức trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trung tâm đã chủ động triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, truyền thông phù hợp đến từng đối tượng để mọi người có thể tiếp cận gần hơn với công tác Trợ giúp pháp lý, góp phần vào việc giải tỏa các vướng mắc pháp luật trong người dân, nâng cao hiểu biết pháp luật, góp phần vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Đồng thời, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng về vai trò của trợ giúp pháp lý đối với người dân đặc biệt nhóm người yếu thế trong xã hội, giải tỏa các xung đột giữa chính quyền và người dân, giữa người dân với người dân, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tăng cường quy chế dân chủ, góp phần giữ gìn trật tự xã hội.

Để đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của một tập thể, trong đó đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý là những người đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho những người yếu thế, là những chiến sĩ trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo về pháp luật, nâng cao dân trí, để làm nên cái gọi là niềm tự hào "thương hiệu" của nghề, không đơn thuần chỉ là những câu khẩu hiệu mà đòi hỏi sự tận tâm, miệt mài và sẵn sàng cống hiến. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Cấp Ủy, của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị hữu quan và sự đồng lòng của đội ngũ luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý vào công tác mang tính nhân đạo mà chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại.

  1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Trung tâm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động đã được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 4726/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố;

Trung tâm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Trung tâm thực hiện các hoạt động: tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật, quản lý, phát triển mạng lưới Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước còn phối hợp tốt với các cơ quan tổ chức liên quan để thực hiện tuyên truyền trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật ngoài trụ sở; công tác trợ giúp pháp lý đã tạo sự kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm đối tượng yếu thế khác trong xã hội, góp phần giải tỏa vướng mắc pháp luật, giảm bớt khiếu kiện, các tranh chấp phải đưa ra cơ quan tư pháp giải quyết.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

* Lãnh đạo của Trung tâm:

1. Ông Huỳnh Tấn Đạt: Giám đốc Trung tâm

2. Ông Trần Minh Huệ: Phó Giám đốc

* Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm:

1. Ông Huỳnh Tấn Đạt

2. Ông Trần Minh Huệ

3. Ông Nguyễn Thanh Giang

4. Bà Phan Thị Ngọc Thanh

5. Bà Trần Đồng Minh Ngọc Kim Khánh

6. Bà Trần Thị Hợi

7. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như

  1. LĨNH VỰC, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Các hình thức trợ giúp pháp lý gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng.

Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo chỉ đạo của Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.

Trung tâm trợ giúp pháp lý làm những công việc gì?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý giúp cho họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Ai được trợ giúp pháp lý miễn phí?

Theo đó, có 14 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí gồm: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, ...

Trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền: a] Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; b] Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; ...

Chuyện viện trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp đặc thù có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện được TGPL, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà ...

Chủ Đề