Trình tự xử lý kỷ luật 2023

Theo điều 86 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng quy định về Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi khác vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

2. Đối với người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

3. Đối với người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp nhà nước.

4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên vi phạm thì ngoài việc bị Xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật còn phải bị xem xét, xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng.

5. Đối với người làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước khác thì thực hiện theo điều lệ, quy định của tổ chức đó.

                             Phòng Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông phát biểu ý kiến. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Sáng ngày 27/10, theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách.

Tham gia thảo luận, một số đại biểu đã nêu lên việc có một bộ phận cán bộ, công chức có tâm lý ngại sai, không dám làm việc, qua đó làm cản trở việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông [Bình Thuận], hiện nay kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; còn một số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự... cùng với những tồn tại, hạn chế khác mà Chính phủ nêu trong báo cáo.

Theo đại biểu, đây là những thách thức hết sức lớn trong mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2023.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 như đã đề ra, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết có hiệu quả thực trạng bất an, sợ sai, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và có những giải pháp quyết liệt để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023.

Trao đổi và làm rõ hơn ý kiến với phát biểu của đại biểu Nguyễn Hữu Thông [Bình Thuận], đại biểu Tạ Văn Hạ [Quảng Nam] bày tỏ sự đồng ý với nhận định về việc có một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, theo đại biểu, nếu chỉ đề cập đến nguyên nhân là do vướng mắc chính sách, pháp luật thì chưa đủ.

Đại biểu cho rằng qua nghiên cứu, tìm hiểu, nguyên nhân chính là do con người, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu cho biết có thể chia ra làm 3 nhóm còn "ngại việc," không dám làm việc.

Thứ nhất, nhóm cán bộ có năng lực hạn chế, có tình trạng sợ, không dám làm.

Nhóm thứ hai là những người có năng lực nhưng ý thức, tinh thần còn hạn chế, làm việc theo kiểu “nghe ngóng,” né tránh.

Nhóm thứ ba là nhóm cán bộ không muốn làm, không dám làm, làm cầm chừng bởi vì cán bộ tiền nhiệm làm không đúng, làm ẩu, làm thiếu trách nhiệm, cho nên nay làm đúng thì sẽ làm phát sinh ra những vấn đề sai phạm trước đây.

Đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng Thủ tướng rất quyết liệt triển khai, họp ngày, họp đêm, trong khi đó ở dưới, một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn có tâm lý ngại sai, không dám làm việc.

Do đó, cần phải chấn chỉnh càng sớm càng tốt, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ và công tác phục vụ nhân dân./.

Nguồn: Việt Đức [TTXVN/Vietnamplus.vn]

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ

Ngày 12/10/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật. 

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo kết luận số 1523/TB-TTKQH về nội dung này.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết trình Quốc hội xem xét, thông qua quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật hành chính của Nhà nước với kỷ luật của Đảng.

Đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cơ bản nhất trí nội dung quy định theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 387/TTr-CP ngày 09/10/2022. 

Về hình thức văn bản, tán thành với Phương án 01 được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, theo đó, đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các cơ quan của Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật tổ chức thẩm tra chính thức nội dung này, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4./.

Chủ Đề