Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa tội phạm và vi phạm hành chính

Mục lục bài viết

  • 1. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
  • 2. Các tiêu chí phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác
  • 2.1 Đối với cơ quan xây dựng luật:
  • 2.2 Đối với cơ quan giải thích pháp luật
  • 2.3 Đối với người áp dụng pháp luật
  • 3. Cấu thành tôi pham là gì ?
  • 4. Yếu tố cấu thành tội phạm
  • 5. Ý nghĩa của viêc cấu thành tội phạm

Việc phân biệt này không chỉ có ý nghĩa trong khi áp dụng luật mà có ý nghĩa ngay cả khi xây dựng và giải thích luật.

Nhận thức đầy đủ về tội phạm cũng như về ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là cơ sở cần thiết cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật hình sự.

1. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Tội phạm khác các vi phạm pháp luật khác ở các điểm sau:

- Về nội dung:

Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội khác với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Các vi phạm pháp luật khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ chưa đáng kể. Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể. Ranh giới giữa "nguy hiểm đáng kể" và "nguy hiểm chưa đáng kể" là ranh giới cần được xác định khi xây dựng luật cũng như khi giải thích và áp dụng luật hình sự.

Căn cứ vào ranh giới này, nhà làm luật xác định những hành vi bị coi là tội phạm và quy định trong luật hình sự. Khi tội phạm đã được quy định trong luật hình sự, ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có thể đã được xác định một cách dứt khoát, hành vi bị quy định chỉ có thể là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác được. Ví dụ: Hành vi giết người [Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015], hành vi hiếp dâm [Điều 141 BLHS]...

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp điều luật chưa thể hiện được cụ thể và dứt khoát ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, hành vi bị quy định có thể là tội phạm trong trường hợp này nhưng ở trường hợp khác chỉ là vi phạm pháp luật khác. Ví dụ: Hành vi hành hạ người khác [Điều 140 BLHS], hành vi gây rối trật tự công cộng [Điều 318 BLHS]...

Đối với những trường hợp này, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có sự giải thích khi nào những trường hợp đó bị coi là có tính nguy hiểm đáng kể, khi nào thì chưa. Trong trường hợp ranh giới này chưa được giải thích, người áp dụng pháp luật phải tự giải thích để xác định trường hợp cụ thể là tội phạm hay chưa là tội phạm.

Như vậy, việc áp dụng luật hình sự có thể cũng đòi hỏi người áp dụng phải tự xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác vì không phải tất cả các điều luật cần giải thích đều đã được giải thích và sự giải thích nhiều khi cũng chỉ có tính tương đối. Trong những trường hợp này, người áp dụng pháp luật phải tự đánh giá tính nguy hiểm của hành vi [đã được quy định trong luật hình sự] xem hành vi đó có tính nguy hiểm đáng kể hay chưa.

- Về hình thức pháp lí:

Tội phạm được quy định trong luật hình sự; các vi phạm pháp luật khác được quy định ưong các văn bản của các ngành luật khác. Tuy chỉ là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí nhưng dấu hiệu được quy định trong luật hình sự hay trong các ngành luật khác có ý nghĩa quan trọng đối với những người áp dụng pháp luật. Đây là căn cứ đầu tiên mà người áp dụng phải dựa vào để xác định hành vi có phải là tội phạm không. Hành vi chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu đã được quy định trong luật hình sự. Hành vi chưa được hoặc không được quy định trong luật hình sự thì đối với người áp dụng, vấn đề xác định có phải là tội phạm hay không không được đặt ra, vì hành vi đó đã rõ ràng không phải là tội phạm.

- Về hậu quả pháp lí:

Tội phạm bị xử lí bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt; các vi phạm pháp luật khác chỉ có thể bị xử lí bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn.

2. Các tiêu chí phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác

2.1 Đối với cơ quan xây dựng luật:

Đối với cơ quan xây dựng luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.

. Tội phạm là hành vi có tính "nguy hiểm đáng kể" cho xã hội. Để đánh giá hành vi có tính nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể để quy định là tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật khác, cơ quan xây dựng luật có thể căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp của nhiều loại tình tiết khách quan và chủ quan, ttong đó đặc biệt chú ý đến những loại tình tiết sau:

- Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;

- Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các quan hệ xã hội;

- Tính chất của lỗi...

2.2 Đối với cơ quan giải thích pháp luật

Đối với cơ quan giải thích pháp luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác cũng là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.

Để giải thích hành vi đã được quy định trong luật hình sự khi nào có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, các nhà giải thích thường dựa vào các căn cứ sau:

- Tính chất và mức độ của thiệt hại;

- Tính chất của thủ đoạn phạm tội;

- Tính chất của động cơ phạm tội.

2.3 Đối với người áp dụng pháp luật

Đối với người áp dụng pháp luật, tiêu chí phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trước hết là dấu hiệu có được quy định trong luật hình sự hay không.

Đối với những trường hợp [đã được quy định, chưa được giải thích hoặc đã được giải thích nhưng chưa cụ thể] đòi hỏi người áp dụng phải tự xác định hành vi có tính nguy hiểm đáng kể hay không thì căn cứ giúp việc xác định có là tội phạm hay không cũng tương tự như ở trường hợp b, nghĩa là có thể căn cứ vào:

- Tính chất và mức độ thiệt hại;

- Tính chất của phương pháp, thủ đoạn, của công cụ, phương tiện phạm tội;

- Tính chất của động cơ;

- Mức độ lỗi.

3. Cấu thành tôi pham là gì ?

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng [khách quan và chủ quan] được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

Đặc điểm để cấu thành tội phạm là :

+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.

+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

+ Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể.Các dấu hiệu đấy phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác .

+ Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc.Dấu hiệu bắt buộc gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dáu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.Dấu hiệu bắt buộc chung gồm hành vi,lỗi ,năng lực trách nhiệm hình sự,độ tuổi.Dấu hiệu bắt buộc riêng bao gồm những dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể như lợi dụng chức vu, quyền hạn,dấu hiệu làm nghề nhất định như kinh doanh trái phép,dấu hiệu địa điểm qua biên giới

+Các dấu hiệu trong cấu tội phạm phải được Luật Hình sự quy định trong điều luật cụ thể nói lên đặc điểm riêng biệt của tôi phạm dùng để định tội cũng như để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Tội phạm và cấu thành tội phạm rất gần nhau, nhưng tác dụng nhận thức và thực tiễn khác nhau.cấu thành tội phạm có ý nghĩa làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội cho tội phạm xảy ra và để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.Nếu chỉ dừng lại ở nghiên cứu tôi phạm mà không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.Vì vậy muốn định tội chính xác phải nắm vững cấu thành tội phạm.

4. Yếu tố cấu thành tội phạm

- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ ,bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

- Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v

- Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm.

- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự

5. Ý nghĩa của viêc cấu thành tội phạm

+ Cấu thành tội phạm là một trong những điều kiện quan trọng nhất để định tội danh chính xác. Nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào không có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự thì không thể đặt ra vấn đề định tội danh.

+ Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu trách nhiệm người phạm tội. Các cơ quan tư pháp hình sự khi có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Việc xác định đã có tội phạm được thực hiện chỉ có ý nghĩa khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm tương ứng.

+ Cấu thành tội phạm là căn cứ để người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

+ Cấu thành tội phạm là yếu tố để đảm bảo cho các quyền con người và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự đồng thời hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật và củng cố trật tự pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định của luật hình sự về tội phạm, hình phạt Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề