Trên địa chỉ trang web có nghĩa là gì

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến từ website, việc tìm hiểu website là gì có lẽ không phải công việc khó khăn khi mà internet đang bùng nổ và phát triển ở Việt Nam. Nếu bạn đang đọc bài viết này, chào mừng bạn đến với website của Công ty Luật Minh Khuê. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn website là gì và nó được ứng dụng ra sao.

 

1. Khái niệm Website

Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash ... thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) trên World Wide Web của Internet. Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua Internet.

Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Tất cả các trang web có thể truy cập công khai đều tạo thành World Wide Web. Cũng có những trang web riêng tư chỉ có thể được truy cập trên mạng riêng, chẳng hạn như trang web nội bộ của công ty dành cho nhân viên của công ty. Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể, chẳng hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã hội. Siêu liên kết giữa các trang web hướng dẫn điều hướng của trang web, thường bắt đầu với trang chủ.

Website được tương tác và hiển thị đến với người dùng thông qua các phần mềm gọi là "trình duyệt web" với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Website được tạo nên bởi các nhà thiết kế web.

Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet - nơi giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp (hay giới thiệu bất cứ thông tin gì) để khách hàng có thể truy cập ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.

 

2. Phân loại

Tùy theo tiêu chí mà có cách phân loại khác nhau.

2.1 Theo cấu trúc và cách hoạt động

  • Website tĩnh: chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html (và css, javascript), nội dung trên đó ít khi hoặc hiếm khi được chỉnh sửa (sau khi đăng), thường không có tương tác của người dùng. Do những hạn chế, hiện nay website tĩnh rất ít được sử dụng.
  • Website động: ngoài html, css và javascript, còn dùng thêm 1 ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET hay PHP ... và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL, web có nội dung thường xuyên và dễ dàng thay đổi, có thể dựa trên tương tác với người dùng. Đa số hiện nay chúng ta thấy là website động.

 

2.2 Theo mục đích chính của website

Khi bạn muốn thiết kế website thì thường có mục đích cụ thể trong đầu, có thể là một hoặc một vài ý tưởng nhưng chung quy lại sẽ có 1 mục đích chính. Và công ty thiết kế website cũng sẽ căn cứ vào đó để tư vấn và chọn loại giao diện cũng như tính năng phù hợp. Nhờ đó hiệu quả đầu tư làm web cũng cao hơn.

  • Website giới thiệu công ty: chứa đầy đủ các thông tin cần thiết về công ty, bao gồm cả lịch sử hình thành phát triển, thành tự, sản phẩm dịch vụ, thông tin liên lạc ...
  • Website giới thiệu cá nhân: thường tập trung giới thiệu về thành tự của người đó, với vai trò như 1 bản CV đẹp có sẵn, hoặc với mục đích để xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Website bán hàng: cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, để giới thiệu và chào hàng.

 

2.3 Theo lĩnh vực cụ thể

Cách phân loại này chủ yếu để phục vụ cho các doanh nghiệp muốn đặt thiết kế website. Các chủ doanh nghiệp nghiệp hoặc người được phân công chưa biết nhiều về lĩnh vực làm web. Đôi khi họ còn không biết mô tả những gì mình mong muốn: giao diện, tính năng ...

Do đó, khi bắt tay vào việc, họ có xu hướng muốn tìm hiểu xem website trong lĩnh vực của mình thường có giao diện thế nào, tính năng gì để phục vụ mục đích chính.

  • Website tin tức
  • Web du lịch, bán vé máy bay
  • Website bất động sản
  • Website nội thất, xây dựng
  • Website giáo dục, đào tạo, học tiếng Anh

 

3. Cấu tạo và hoạt động của website

  • Web Hosting (Lưu trữ web): là nơi lưu trữ mã nguồn và nội dung website. Web server được xác định bởi địa chỉ IP; Web server (riêng) thường dành cho những website lớn, các website nhỏ và trung bình thì thường sử dụng một phần nhỏ tài nguyên của web server. Có thể là shared hosting hoặc máy chủ ảo VPS.
  • Share Hosting (Lưu trữ chia sẻ): là dịch vụ lưu trữ web trong đó nhiều trang web nằm trên một máy chủ web được kết nối với Internet. Đây thường là lựa chọn kinh tế nhất cho việc lưu trữ, vì tổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ cho nhiều khách hàng.
  • Dedicated Server Hosting (Lưu trữ máy chủ vật lý): Dịch vụ lưu trữ chuyên dụng, máy chủ chuyên dụng hoặc dịch vụ lưu trữ được quản lý là một loại lưu trữ Internet trong đó khách hàng thuê toàn bộ máy chủ không được chia sẻ với bất kỳ ai khác.
  • VPS Hosting - Virtual Private Server Hosting (Lưu trữ máy chủ ảo riêng): Máy chủ ảo là một máy ảo được một dịch vụ lưu trữ Internet bán dưới dạng dịch vụ. Máy chủ chuyên dụng áo cũng có ý nghĩa tương tự. VPS chạy bản sao hệ điều hành của riêng mình và khách hàng có thể có quyền truy cập superuser vào phiên bản hệ điều hành đó, vì vậy họ có thể cài đặt hầu hết mọi phần mềm chạy trên HĐH đó.
  • Cloud Hosting (Lưu trữ máy chủ đám mây): Điện toán đám mây, còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.
  • Tên miền (Domain): là địa chỉ website, có thể hiểu tên miền là tên thay thế cho địa chỉ IP của máy chủ web, bởi địa chỉ IP là một dãy số rất khó nhớ. Do đó người ta gán (định danh) địa chỉ IP thành một chuỗi ký tự và nó dễ nhớ hơn.

 

4. Khái niệm về địa chỉ của website

Địa chỉ của website (hay còn gọi là domain) là dòng chữ mà người dùng nhập vào các trình duyệt trên Internet để truy cập đến website của bạn. Mỗi website đều cần có địa chỉ website riêng, địa chỉ này cũng giống như địa chỉ nhà, rõ ràng, dễ nhớ và đặc biệt là nó không thể trùng lặp với các địa chỉ website khác.

Theo thuật ngữ chuyên ngành, địa chỉ của website hay được gọi là tên miền. Trước khi website đi vào hoạt động thì cần phải có địa chỉ (tên miền) và hosting.

 

5. Địa chỉ của website có tác dụng gì?

Nếu không có địa chỉ hoặc không biết địa chỉ của một website, khách hàng hay người truy cập không thể vào được website của bạn. Như vậy, có thể nói địa chỉ của website là công cụ dẫn khách hàng, người truy cập vào trang website của bạn. Điều này cực kì quan trọng đối với một website, cho dù sở hữu một giao diện đẹp và chất lượng sản phẩm tốt đến mấy mà không có lượt truy cập thì website của bạn cũng bị xem như "ngôi nhà hoang", không mang lại hiệu quả và khiến bạn phải tốn rất nhiều chi phí để duy trì nó.

Bên cạnh đó, khi bạn có một địa chỉ của website riêng, đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của bạn. Bạn có thể tạo một hệ thống email theo tên miền cho doanh nghiệp với các dạng như [email protected], [email protected] Điều này không chỉ khiến cho các hoạt động công ty của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn làm cho khách hàng đánh giá cao, chất lượng doanh nghiệp.

 

6. Cách đặt địa chỉ của website hợp lệ

Vậy nên bên cạnh thiết kế website thì việc đầu tư vào địa chỉ của website cũng là việc mà doanh nghiệp, chủ shop quan tâm.

Để đặt chịa chỉ website hợp lệ phải bao gồm 3 thành phần cơ bản: Giao thức, tên miền, đường dẫn và tên tệp.

  • Giao thức: Thành phần đầu tiên có trong địa chỉ Website không thể không kể tới giao thức mạng hay còn gọi là địa chỉ IP. Theo đó giao thức có nhiệm vụ chính là xác định cách thức mà trình duyệt của bạn xử lý dữ liệu và có những loại kết nối nào được thiết lập. Các giao thức được ngăn cách khỏi phần còn lại của địa chỉ Web bởi một dấu hai chấm. Mỗi máy tính khi kết nối vào Internet đều sẽ có một địa chỉ mạng duy nhất. Các giao thức của một địa chỉ web bao gồm có 2 loại chính như: giao thức truyền siêu văn bản (HTTP); giao thức truyền tệp (FTP).
  • Tên miền: Kế tiếp phần giao thức là tên miền. Phần tên miền trong địa chỉ Website là định danh duy nhất cho trang Web trên Internet. Và thông thường để dễ nhớ và để khách hàng truy cập, tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì các doanh nghiệp thường sử dụng tên công ty để làm tên miền luôn. Tên miền có thể được nhập bằng chữ hoa hoặc chữ viết thường và ngăn cách bởi dấu chấm.
  • Đường dẫn và tên tệp: Đường dẫn là một phần của địa chỉ Website sau phần mở rộng tên miền, cho biết được trình duyệt của bạn sẽ mở thư mục hoặc tệp nào. Khác biệt hẳn so với tên miền, đường dẫn có sự phân biệt chữ hoa và chữ thường. Trong trường hợp nếu không có đường dẫn nào được chỉ định, thì trang Web sẽ hiển thị tệp "index.html" hoặc "trang chủ".

Trên đây, là toàn bộ thông tin về Website là gì? Địa chỉ trang web nào sau đây là hợp lệ? mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu. Nếu có gì vướng mắc về vấn đề trên cũng như những vấn đề pháp luật, các bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162 để được hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!