Trẻ sơ sinh không chịu ngủ phải làm sao

Trẻ sơ sinh khóc đêm, trẻ quấy khóc không chịu ngủ là nỗi ám ảnh của hầu hết các ông bố bà mẹ. Không biết cách ứng phó sao cho đúng, bố mẹ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, stress nặng nề, cảm giác bất lực và nhiều trường hợp rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Hiểu được khó khăn này, dưới đây chúng tôi chia sẻ một số mẹo nhỏ giúp bố mẹ xử trí hiệu quả khi con quấy khóc về đêm.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm không chịu ngủ

Trẻ có thể khóc vì nhiều lý do. Khóc là cách giao tiếp của bé trong những năm đầu đời. Bé khóc để gây sự chú ý của bố mẹ và là cách thể hiện nhu cầu của mình.

Những lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh khóc có thể kể đến như:

  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Tã ướt hoặc bẩn
  • Đói, thèm bú
  • Bị giật mình, chịu kích thích quá mức từ ánh sáng, tiếng ồn,..
  • Bé bị đau bụng, gặp các vấn đề về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose.
  • Bé mọc răng
  • Đau hoặc ốm
  • Tiếp xúc với người lạ, trẻ lo lắng hoặc sợ hãi
  • Muốn được vỗ về, được ôm, bế hoặc đi dạo

Trẻ quấy khóc không chịu ngủ có thể đến từ nguyên nhân không được thỏa mãn nhu cầu: đói, cần được ôm ấp, cần được thay tã, ,,,

2. 9 mẹo xử trí trẻ sơ sinh khó ngủ, trẻ quấy khóc không chịu ngủ

2.1. Cách chăm sóc trẻ

Trẻ khóc để thông báo cho bố mẹ về nhu cầu của mình, vì vậy việc đầu tiên bố mẹ cần làm là nhận biết nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu của bé.

Nếu vẫn không thể dỗ bé nín, dường như khóc mà “không có lý do” bố mẹ đừng vội lo lắng. Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ được Tiến sĩ – bác sĩ nhi khoa Harvey Karp khuyên bố mẹ như sau:

Cách 1: Quấn bé trong chăn

Quấn khăn lên người bé tạo thành hình tương tự như ổ [kén] của bé khi còn trong bụng mẹ. Việc quấn khăn cho bé giúp tái tạo môi trường trong bụng mẹ: ấm và chặt.

Phương pháp này giúp con không bị shock khi thay đổi môi đột ngột từ trong bụng mẹ ra môi trường rộng lớn bên ngoài. Bé được quấn khăn sẽ hạn chế việc khua tay chân, ít bị giật mình khi ngủ hơn, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ, và sẽ ngủ ngoan.

Mẹ nên chọn quấn bé bằng khăn xô: mát, co giãn, và mềm mịn. Khi quấn tránh để khăn vào miệng, vì rất dễ khiến bé nghĩ là mình được cho bú. Quấn bé thật chặt tay để có thể giữ được tay chân cho bé. Nếu bé khóc lúc quấn khăn, mẹ không cần lo lắng mà hãy tiếp quấn vì nếu đã được ăn no và ợ hơi bé khóc là vì buồn ngủ.

Cách 2: Ôm trẻ nằm vào lòng mẹ

Bế trẻ để trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp vào lòng mình. Bế bé sao cho thân người bé thẳng thành một đường thẳng, bụng bé áp vào bụng mẹ. Hơi ấm của mẹ sẽ cho bé cảm giác an toàn, và được quan tâm vỗ về.

Việc vỗ lưng một cách thật nhịp nhàng như vậy đồng thời cũng giúp bé ợ, tống hết toàn bộ khí hơi ra ngoài. Khi có được cảm giác yên tâm và thân thuộc bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên khi bé đã đi vào giấc ngủ mẹ cần đặt con nằm ngửa ở thảm, giường của bé.

Cách 3: Hát ru nhẹ nhàng

Cho bé nghe nhạc, nhưng âm thanh dễ chịu và tiết tấu đều như tiếng à ơi hoặc hát ru của mẹ. Những âm thành này át đi những âm thanh khó chịu từ môi trường dùng để trấn an bé, đồng thời tạo thói quen giấc ngủ cho bé.

Cách 4: Giảm ánh sáng trong phong

Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác. Mẹ cần tạo cho bé một không gian yên tĩnh và thích hợp cho bé ngủ. Phòng ngủ được duy trì ở nhiệt độ từ 15-23०C, tắt hoặc giảm đèn, tránh để các vật có màu sắc sặc sỡ gây sự chú ý của bé. Một không gian lý tưởng sẽ giúp con có một giấc ngủ an lành.

Cách 5: Cho trẻ nghe tiếng ồn trắng

Tạo “tiếng ồn trắng” bằng một số những thiết bị chuyên dụng hoặc dùng điện thoại  tải sẵn những đoạn âm thanh “tiếng ồn trắng”. Chú ý cho bé nghe từ điện thoại mẹ cần để máy ở chế độ máy bay để không ảnh hưởng đến con.

Cách 6: Đu đưa trẻ nhẹ nhàng

Tạo chuyển động nhịp nhàng dưới bất kỳ hình thức nào. Ví dụ, đưa em bé của bạn đi chơi trong xe đẩy hoặc ô tô, đưa võng,..

Cách 7: Cho trẻ ngậm ti giả

Việc ngậm ty giúp trẻ dễ ngủ hơn và ngủ lâu hơn.Ngoài ra đã có nghiên cứu khẳng định việc ngậm ti giả giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Cách 8: Tắm nước ấm cho trẻ

Tắm nước ấm cho trẻ, việc này gây cho trẻ cảm giác thư giãn và buồn ngủ.

Cách 9: Xây dựng đồng hồ sinh học khoa học cho trẻ

Tập, tạo cho bé một đồng hồ sinh học khoa học từ những ngày đầu sau sinh. Việc tạo và tuân thủ đồng hồ sinh học giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ mẹ. Tuy nhiên tạo được thói quen ngủ cho bé là một quá trình lâu dài. Mẹ cần kiên trì xây dựng, tập luyện và có được sự ủng hộ từ cả gia đình.

Nếu mẹ bình tĩnh, kiên trì thì tình trạng quấy khóc của bé sẽ sớm được cải thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng quấy khóc này kéo dài quá 3 tháng, hoặc trẻ có các biểu hiện, triệu chứng bất thường thì bố mẹ cần phát hiện và kịp thời đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

2.2. Chăm sóc sức khỏe của mẹ

Cùng với việc chăm sóc bé, bố mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của bản thân. Bạn nên:

  • Cho phép bản thân có các khoảng nghỉ ngơi, có thể hỗ trợ thay nhau ngủ, đảm bảo có được một giấc ngủ dài trong ngày.
  • Giữ gìn sức khoẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi điều độ.
  • Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân.
  • Không tự tạo áp lực cho bản thân, loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực. Đừng đo lường sự thành công của bạn với tư cách là cha mẹ bằng cách con bạn khóc. Bé khóc đêm [khóc Colic – hội chứng colic] không phải là kết quả của việc nuôi dạy con kém và việc trẻ khóc không thể dỗ dành không phải là dấu hiệu cho thấy bé từ chối bạn.
  • Chủ động chuẩn về mặt tâm lý. Tham gia các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, có thể tham gia các lớp hướng dẫn kỹ năng,..
  • Nếu gặp các vấn đề về tâm lý hoặc dấu hiệu của trầm cảm bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để có những tư vấn, biện pháp điều trị thích hợp.
  • Ngoài ra, mẹ bỉm sữa cần được quan tâm và giúp đỡ từ tất cả mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt là từ chồng.

3. Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp mới giúp trẻ ăn ngoan – ngủ ngoan

3.1 Phương pháp mới – Bổ sung lợi khuẩn cải thiện tình trạng khóc dạ đề [hội chứng colic]

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng quấy khóc ở trẻ là sự mất cân bằng của các vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. 90% trẻ bị rối loạn tiêu hóa có liên quan loạn khuẩn đường ruột. Một số phương pháp điều trị đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng là sử dụng lợi khuẩn [probiotics] để tạo ra sự cân bằng vi sinh đường ruột giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.

Bổ sung lợi khuẩn góp phần cải thiện các bệnh đường tiêu hóa như khóc Colic, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose,… gặp ở trẻ, giải quyết những vấn đề gây khó chịu cho trẻ. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn, ngoan và cải thiện tình trạng quấy khóc.

Trong các chủng lợi khuẩn đã được nghiên cứu cải thiện hội chứng Colic – khóc dạ đề ở trẻ nhỏ, Bifidobacterium BB12 được ghi nhận là một trong những lợi khuẩn có hiệu quả vượt trội. Nghiên cứu mới nhất vào năm 2019 của Nocerino. et al[32] tại Milan, Italy với 80 trẻ có biểu hiện quấy khóc do hội chứng Colic được đưa vào nghiên cứu trong 28 ngày. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, 1 nhóm được bổ sung đều đặn 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, nhóm còn lại được theo dõi so sánh. Kết quả cho thấy nhóm trẻ được bổ sung Bifidobacterium BB12 cải thiện đáng kể tần xuất khóc, thời gian khóc của trẻ.

3.2 Sản phẩm lợi khuẩn Imiale

Tại Việt Nam, Lợi khuẩn sống Imiale có nguồn gốc từ Đan Mạch là sản phẩm phân phối độc quyền chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 với những ưu điểm:

  • Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruôt. Cải thiện tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa, giảm các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột: táo bón, tiêu chảy, phân sống, đau quặn bụng, nôn trớ …
  • Chứa lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 – với bằng chứng lâm sàng cải thiện đáng kể tình trạng quấy khóc, hội chứng colic ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Imiale là dòng lợi khuẩn tốt nhất tại Việt Nam cho hệ tiêu hóa: Lợi khuẩn Sống – Hiệu quả nhanh, Siêu bền dạng nhỏ giọt. Sản phẩm rất an toàn, có thể dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chứng nhận GRAS FDA, và sản phẩm được Hội gan mật, tiêu hóa và dinh dưỡng nhi khoa Châu Âu khuyên dùng.

Imiale là một sản phẩm đáng tin cậy mà bố mẹ có thể lựa chọn để cải thiện tiêu hóa cũng giải tình trạng quấy khóc của trẻ.

Tình trạng quấy khóc về đêm là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Bố mẹ không nên quá căng thẳng, chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp thì bé sẽ sớm vượt qua giai đoạn này và phát triển khỏe mạnh. 

Để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Tham khảo nguồn: 

HelpGuide

heathline

Video liên quan

Chủ Đề