Top thành phố đông dân nhất thế giới

Dân số trên thế giới của chúng ta phân bố không đồng đều, hợp lý. Các thành phố lớn đang dần trở nên quá tải trong khi đó ở những vùng thôn quê lại rất ít cư dân sinh sống. Trong bài viết này hãy cùng Danhsachtop điểm qua những thành phố đông dân nhất thế giới nhé.

Dân số: 23.5 triệu người.
Karachi là thành phố lớn nhất Pakistan, nó còn được gọi với cái tên thành phố của ánh sáng khi mà cuộc sống ban đêm ở đây ngập tràn những ánh đèn. Mật độ dân số ở đây khoảng 6663 người/ km2. Đây là trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh doanh kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, đây còn là trung tâm chính của giáo dục đại học hồi giáo, vùng đất mang nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Dân số: 24,1 triệu người.
Lại một thành phố nữa của Trung Quốc lọt vào danh sách này. Với dân số đông không kém Quảng Châu, Thượng Hải cũng là một trong những khu đô thị sầm uất, phát triển bậc nhất ở Trung Quốc. Mật độ dân số ở đây là 3.800 người/km2 và đang dần gia tăng từng ngày. Kinh tế phát triển, Thượng Hải còn là nơi thu hút khách du lịch hàng năm đến đây để du lịch, tham quan những di tích cổng xưa, văn hóa lâu đời của Trung Quốc.

Dân số: 23,1 triệu người.
Chỉ cách đây vài chục năm, Mexico City còn là thành phố yên bình với khoảng hơn 3 triệu dân vậy mà chỉ xong vài thập kỉ nơi đây đã trở nên đông đúc với dân số chiếm 1/5 số dân của cả nước Mexico. Đây là thành phố đông dân nhất ở Trung và Nam Mỹ. Theo sự phát triển của dân số kinh tế của Mexico cũng phát triển theo vô cùng mạnh mẽ với nhiều loại dịch vụ vô cùng đặc sắc thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây hàng năm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng dân số nơi đây sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Dân số: 24,25 triệu người.
Từ trước đến nay, Trung quốc đã nổi tiếng là đất nước đông dân nhất thế giới. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nơi đây sở hữu thành phố đông dân bậc nhất thế giới. Tuy nhiên không phải là Bắc Kinh mà Quảng Châu mới chính là nơi đông đúc nhất. Quảng Châu không chỉ là trung tâm kinh tế tiềm năng, đang ngày càng phát triển mà nơi đây còn thuận tiện đi lại, thu hút rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.

Dân số: 35 triệu người. 
Với con số này Tokyo đã vươn lên trở thành thành phố đông dân nhất thế giới. Đây không chỉ được coi là trái tim, nguồn sống của Nhật Bản mà Tokyo còn là một khu vực kinh tế sầm uất, tiềm năng, thu hút nguồn đầu tư lớn của xứ sở hoa anh đào. Tuy nhiên thời gian gần đây thủ đô của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với tình trạng quá tải mặc dù chi phí sinh hoạt ở thành phố này vô cùng đắt đỏ. 

Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sinh sống tại các thành phố. Sự đông đúc dân cư hình thành nên các siêu đô thị với số dân lên tới cả vài chục triệu người. Vậy bạn có biết thành phố nào đông dân nhất thế giới hiện nay hay không? Hãy cùng theo dõi những thông tin chia sẻ sau đây để biết những thành phố nào đứng đầu danh sách này nhé.

Hai nghìn năm trước, chỉ có khoảng 170 triệu người sống trên Trái đất. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại là tháng 1/2021 dân số thế giới đã lên tới con số 7,8 tỷ người. Và dự kiến ​​sẽ đạt 10 tỷ người vào thế kỷ 22.

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Hơn nửa số dân thế giới sống tại thành thị

Theo Liên Hợp Quốc, sự gia tăng dân số đặt ra nhiều thách thức. Về cơ bản, dân số càng đông, thì nhu cầu về các tài nguyên như thực phẩm, nước và đất đai ngày càng lớn. Lượng chất thải cũng vì thế mà nhiều hơn.

Điều đáng mừng là sự gia tăng dân số đang chậm lại. Thậm chí một số quốc gia tổng số dân đang thu hẹp lại. Tuy nhiên, cũng có không ít những nơi số dân gần như “bùng nổ” cụ thể như sau:

1.Tokyo, Nhật Bản siêu đô thị đông dân nhất thế giới

Dân số hiện tại: 37.393.800 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Tokyo – siêu đô thị hàng đầu thế giới

Nếu được hỏi thành phố nào đông dân nhất thế giới thì đó chính là Tokyo, thủ đô của Nhật Bản. Đây là siêu đô thị hàng đầu thế giới với nền kinh tế vô cùng phát triển. Quá trình di dân từ các vùng nông thôn lên thành thị. Cũng như tình hình nhập cảnh, định cư của người nước ngoài tại đây đã khiến cho Tokyo là thành phố đông dân nhất thế giới. Tokyo cũng luôn là thành phố giàu nhất thế giới. Tổng GDP của nó năm 2007 là 1,9 tỷ đô la. Nó cao hơn 300 triệu đô la so với thành phố giàu thứ hai là New York.

Từ năm 1950, dân số của Tokyo đã là 11.274.641 cao hơn nhiều so với các các siêu đô thị hiện nay cùng thời điểm. Vào những năm 1720, Tokyo trở thành thành phố đầu tiên ở châu Á có dân số hơn 1 triệu người. Đặc biệt, ​​mức tăng dân số của Tokyo đang giảm 0,11% so với năm 2019.

||Xem thêm: Tổng hợp các nước lái xe bên trái trên thế giới hiện nay

2. Delhi, Ấn Độ

Dân số hiện tại: 31.181.300 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Delhi tại Ấn Độ

Xếp thứ 2 trong danh sách những thành phố đông dân nhất thế giới chính là Delhi của Ấn Độ. Không chỉ dẫn đầu về dân số, thành phố Delhi còn luôn nằm trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới nữa.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa siêu đô thị Delhi với thủ đô New Delhi nhé. Thực tế, New Delhi là thủ đô của Ấn Độ nhưng lại nằm bên trong thành phố Delhi.

Theo báo cáo từ World Population Review, “chỉ riêng trong năm 2001, dân số của Delhi đã tăng 215.000 người do tăng trưởng tự nhiên và 285.000 do di cư”. Trong năm 2020, tỷ lệ tăng dân số tại Delhi so với năm 2019 là 3,03%. Đặc biệt, thành phố này vẫn đang trên đà tăng mạnh và có thể đạt được hơn 43 triệu dân vào năm 2035.

3.Thượng Hải, Trung Quốc

Dân số hiện tại: 27.795.700 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Thượng Hải bên dòng Dương Tử

Thượng Hải là thành phố lớn nhất trên thế giới về mặt diện tích. Nó cũng là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Thượng Hải còn là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trong 20 năm. World Population Review nhận xét Thượng Hải có “tốc độ tăng trưởng hai con số gần như mỗi năm kể từ năm 1992. Ngoại trừ cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009”.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng thành phố này vẫn không ngừng phát triển. Các chuyên gia dự đoán rằng dân số Thượng Hải có thẻ sẽ đạt 50 triệu người vào năm 2050.

4. Sao Paulo, Brazil

Dân số hiện tại: 22.237.400 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Sao Paulo tại Brazil

Bạn có biết rằng vào năm 1950, dân số của Sao Paulo chỉ là 2.334.038 người. Tuy nhiên, đến nay nó đã gấp gần 10 lần.
Sao Paulo hiện là thành phố đông dân nhất ở châu Mỹ. Thành phố này là một trung tâm văn hóa thế giới đa dạng về sắc tộc.

Đây cũng là thành phố của những người nhập cư. Trong một cuộc khảo sát của World Population Review tại University of Sao Paulo, “81% sinh viên cho biết họ là con cháu của những người nhập cư nước ngoài”.

||Tham khảo bài viết:

5. Mexico City, Mexico

Dân số hiện tại: 21.918.900 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Mexico City là thành phố đông dân thứ 5 thế giới

Thành phố Mexico cũng là một trong những thành phố đông dân nhất và dày đặc nhất trên thế giới. Trên thực tế, 20% dân số Mexico sống ở Mexico City. Tăng trưởng đột biến đồng nghĩa với việc thành phố gặp khó khăn trong việc đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho người dân, như nhà ở, nhưng vẫn có hy vọng ở phía trước. Dân số chỉ tăng 0,5% từ năm 2019 đến năm 2020.

6. Dhaka, Bangladesh

Dân số hiện tại: 21.741.000 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Dhaka có số dân trong hàng top thế giới

Năm 1950, dân số của Dhaka là 335.760 người. Tuy nhiên, hiện nay nó đã loạt vào top những thành phố đông dân nhất thế giới. Dhaka là một thành phố đa dạng nằm ở trung tâm Bangladesh dọc theo sông Buriganga. Nó không chỉ là thủ đô mà còn là thành phố lớn nhất trong cả nước. Vào năm 2016, dân số ở Khu vực Đại Dhaka là 18,237 triệu người.

Mật độ dân số của Dhaka lên tới 23.000 người/km2. Và khoảng 2000 người mỗi ngày sẽ di chuyển đến thành phố. Thiên tai, dịch bệnh khiến cho người dân rời bỏ làng mạc để đến với thành phố.

Không có gì ngạc nhiên khi 1/4 người Bangladesh sống dưới mức nghèo khổ. Ước tính khoảng 3 triệu người sống trong các khu ổ chuột ở Dhaka.

7. Cairo, Ai Cập

Dân số hiện tại: 21.322.700 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Cairo của Ai Cập

Thành phố thủ đô của Ai Cập đã được định cư ít nhất từ ​​thế kỷ thứ 4. Nguyên nhân là do vị trí quan trọng của nó trên sông Nile. Sau các bệnh dịch ở thời Trung cổ và các cuộc bạo loạn phá hủy thành phố vào những năm 1950, nó đã phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Năm 1950, dân số của Cairo là 2.493.514 người. Đến nay con số này đã vượt 20 triệu. Ngay cả dân số thành phố cốt lõi của nó cũng cao đáng kinh ngạc – 12 triệu người.

Cairo là thành phố lớn nhất ở Châu Phi cũng như Trung Đông. Gần 100% dân số Ai Cập sống ở Cairo, Alexandria hoặc những nơi khác dọc theo bờ sông Nile và Kênh đào Suez. Cairo và các khu vực lớn khác của đất nước là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Cairo có mật độ dân số là 19.376 người/km, đứng thứ 37 trên thế giới.

8. Bắc Kinh, Trung Quốc

Dân số hiện tại: 20.896.800 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Bắc Kinh mỗi mùa Xuân vận

Sẽ thật thiếu sót nếu như các thành phố của đất nước tỷ dân không có mặt trong danh sách này đúng không nào. Năm 1950, dân số của Bắc Kinh là 1.671.365 người.

Bắc Kinh là đô thị lớn thứ hai của Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới. Cư dân của Bắc Kinh gần như bằng toàn bộ dân số đất nước Úc.

Dân số Bắc Kinh không ngừng tăng với tốc độ chóng mặt. Các cuộc điều tra dân số trong mười từ 2000 và 2010, cho thấy số người sống trong thành phố Bắc Kinh đã tăng 44% – từ 13.569.194 người vào năm 2000 lên 19.612.368 người vào năm 2010. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trong suốt năm 2035.

Theo Reuters, một trong những nhược điểm nghiêm trọng đối với dân số đông như vậy ở khu vực đô thị chính là ô nhiễm. Bắc Kinh có bầu không khí tồi tệ nhất để th. Nguyên nhân là do các nhà máy than gây ô nhiễm và lưu lượng ô tô quá lớn.

9. Mumbai, Ấn Độ

Dân số hiện tại: 20.667.600 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Mumbai với những khu nhà ổ chuột nghèo nàn

Một thành phố khác của Ấn Độ tiếp tục ghi danh vào danh sách những thành phố đông dân nhất thế giới – Mumbai. Nó còn được gọi là Bombay, là thành phố thủ phủ của bang Maharashtra ở Ấn Độ. Chỉ riêng các chuyến tàu của nó đã chở khoảng 6 triệu người mỗi ngày.

Dân số Mumbai đã tăng trong 20 năm qua. Và trên thực tế, nó đã tăng gấp đôi kể từ năm 1991. Đó là thời điểm người di cư từ các vùng nông thôn đến thị trấn tìm việc làm.

Tuy nhiên thực tế dân cư này thật sự rất nghiệt ngã. Theo báo cáo của World Population Review, 41% cư dân ở Mumbai và các vùng lân cận sống trong các khu ổ chuột. Sự mở rộng nhanh chóng đã dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chính phủ phải giải quyết.

10. Osaka, Nhật Bản

Dân số hiện tại: 19.110.600 (1/2021)

Top thành phố đông dân nhất thế giới

Osaka là thành phố thứ 2 của Nhật trong danh sách này

Osaka là thành phố tiếp theo của Nhật Bản nằm trong danh sách những thành phố đông dân nhất thế giới. Năm 1950, dân số của Osaka là 7.005.284 người. Điểm đáng ngạc nhiên là số dân của Osaka năm đầu năm 2021 không hề tăng so với năm 2020 mà nó còn giảm.

Cụ thể, mức độ giảm là -0.29%. Dân số năm 2020 là 19.165.340 người giảm xuống 19.110.600 người khi sang năm 2020. Sự sụt giảm này được cho là do cư dân chuyển từ thành phố ra ngoại ô. Do tỷ lệ sinh thấp cũng như số người tử vong cao hơn số sinh khoảng 200.000 người.

Đến đây hẳn bạn đã biết những thành phố nào đông dân nhất thế giới. Ngoài top 10 thành phố trên đây thì cũng còn rất nhiều các siêu đô thị với số dân trên 10 triệu người. Tuy nhiên, nhìn chung các quốc gia đang từng bước hướng đến ổn định dân số. Từ đó thúc đẩy kinh tế cũng như nâng cao mức sống của người dân.

||Bài viết liên quan khác: