Top doanh nghiệp xã hội ở việt nam

Cho đến nay, đối với nhiều người ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp xã hội [DNXH] vẫn còn khá mới mẻ, cho dù những đóng góp của các công ty theo mô hình này đang tạo ra nhiều tín hiệu tích cực trong xã hội. Có nguồn gốc hình thành từ Anh vào thập niên 70 của thế kỷ trước, các doanh nghiệp xã hội được hiểu như một mô hình kinh doanh đặt trọng tâm là giải quyết các mục tiêu mang tính xã hội, cộng đồng. Phần lớn lợi nhuận thu về từ kinh doanh [trên 50%] được dành để tái đầu tư cho mục tiêu ban đầu hoặc cộng đồng. Tại Việt Nam, trong vòng một thập niên trở lại đây, đã chứng kiến sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của các DNXH. Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, số DNXH đã tăng gấp 5 lần [từ 200 lên đến 1.000 doanh nghiệp] phân bố trong nhiều ngành, nghề đa dạng như: giáo dục, đào tạo, nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Từ năm 2014, các quy định của pháp luật về DNXH đã được nêu cụ thể trong Luật Doanh nghiệp hiện hành, Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT Quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP... Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển, sự nhân rộng cũng như quyền, nghĩa vụ của các DNXH. Ở chiều ngược lại, xã hội cũng ghi nhận nhiều thành công và hiệu quả từ sáng kiến và hoạt động của các DNXH. Tiêu biểu có thể kể đến Trường trung cấp Kinh tế du lịch Hoa Sữa, Nhà hàng Koto... Gần đây, có thể nhắc tới những dự án như: mGreen - Ứng dụng điện thoại phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm, đổi quà; Dự án sân chơi Phiêu lưu của Think Playground; Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số... Chưa kể nhiều mô hình DNXH là cơ hội để các nhóm yếu thế, cộng đồng thiểu số tăng cường, nâng cao nhận thức, bảo vệ tiếng nói, quyền lợi cũng như phát huy ý tưởng sáng tạo của mình, như trường hợp của Hợp tác xã rau an toàn Tây Bắc [Hòa Bình], Sapa O’Châu, Hợp tác xã Cộng đồng Dao Đỏ Tả Phìn [Lào Cai]...    Tuy nhiên, những tín hiệu khả quan của mô hình DNXH đang bị đe dọa nghiêm trọng vì chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Báo cáo và dự đoán về số phận của các DNXH mới được công bố gần đây khiến những ai quan tâm tới mô hình này không khỏi băn khoăn. Cụ thể theo khảo sát từ Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội [CSIE-Trường ĐH Kinh tế quốc dân]: chỉ còn 68% DNXH còn duy trì hoạt động đến hết quý II năm 2020. Cũng theo đánh giá của trung tâm này, có đến 95% DNXH sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản nếu đại dịch kéo dài đến hết năm. Kịch bản tồi tệ nêu trên được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 28.000 lao động và hơn nửa triệu người tại Việt Nam đang hưởng lợi từ các DNXH. Thực tế, con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu ước tính cả sự khó khăn, thách thức mà 22.000 doanh nghiệp đang vấp phải [bao gồm 1.000 DNXH]. Vì vậy, nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DNXH ổn định và phát triển đang được xem là một bài toán khó với không ít thách thức.    Câu chuyện DNXH gặp khó khăn, hụt hơi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường vốn không phải điều mới mẻ. Trong đó, có những rào cản với DNXH đến từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Theo phản ánh thì hiện nay các DNXH chưa được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. Song cũng không thể phủ nhận tình trạng một số DNXH đang lập ra cho có, tồn tại một cách bị động, thiếu thích nghi với tốc độ tăng trưởng, với biến động của nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính các mục tiêu, dự án kinh doanh của DNXH, bởi nhiều doanh nghiệp không cho thấy sự khác biệt khi đối sánh với các quỹ từ thiện, dự án phi chính phủ. Bản thân định nghĩa về DNXH đã được mở rộng so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Hiện nay, các DNXH tại Việt Nam bao gồm: các mô hình kinh doanh sáng tạo với phương thức kinh doanh khác nhau để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Theo định nghĩa mới này, nhiều DNXH không đăng ký theo mô hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp như trước đây. Thay vào đó, họ lại đăng ký theo mô hình hợp tác xã, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện. Thậm chí, nhiều chủ DNXH cũng ngộ nhận mình là người làm từ thiện chứ không phải là chủ của một doanh nghiệp hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng. Hệ quả là không ít DNXH tại Việt Nam, đặc biệt là DNXH phi lợi nhuận, tồn tại phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn viện trợ, không có nguồn thu riêng. Khi ngân sách cạn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp ngừng hoạt động, bị giải thể. Xa hơn, khi không đăng ký theo mô hình DNXH theo luật định, các doanh nghiệp này cũng khó có thể đòi hỏi được nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Như vậy, mặc dù đặt mục tiêu là phát triển bền vững nhưng chính người làm DNXH lại hoạt động theo suy nghĩ chủ quan, duy ý chí, hành động tự phát, được chăng hay chớ.    Nhược điểm thứ hai mà nhiều DNXH đang đối mặt chính là thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề chất lượng cao. Trên thực tế, nhiều “chủ” DNXH mới chỉ trải qua một vài khóa tập huấn của một số hiệp hội trong nước, tổ chức phi chính phủ hoặc dự án của chính phủ nước ngoài. Họ không có kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh, thiếu sáng kiến xã hội. Không chỉ vậy, một số DNXH của các nhóm yếu thế, cộng đồng dân tộc thiểu số chưa chứng tỏ được ưu điểm so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Các mô hình phát triển du lịch xanh, nông nghiệp sạch mới chỉ dừng lại ở quy mô manh mún, phương thức lao động, canh tác sơ sài, thủ công, không tạo ra giá trị, dấu ấn đặc biệt. Các DNXH này cũng thiếu sự liên kết, chưa tạo ra được các hệ giá trị, chuỗi giá trị khép kín để hỗ trợ chuyên sâu vì các mục tiêu chung. Báo cáo tổng kết “Hỗ trợ DNXH và Sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững” trong giai đoạn 2016 - 2019 của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng [CSIP] kết hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình công bố gần đây phần nào cho thấy sự thiếu hiệu quả đó. Thí dụ, chỉ 25 trong số 41 DNXH tiếp cận thành công vốn tài chính từ ngân hàng và dự án, 18 doanh nghiệp đạt tăng trưởng doanh thu trên 20%.    Một thách thức khác mà các DNXH đang vấp phải đó là sự thiếu hụt các phương tiện truyền thông, quảng bá, vận động chính sách đầu tư. Rõ ràng các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn còn chưa mặn mà với sự tồn tại của DNXH cho dù các đóng góp của DNXH là không hề nhỏ. Nghịch lý này có phần bất công khi so sánh mức độ quan tâm của các cơ quan báo chí, truyền thông dành cho các mô hình khởi nghiệp sáng tạo. Đó là chưa kể nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá của các DNXH còn bị hiểu lầm, nghi ngờ là lừa đảo. Việc quảng bá Ứng dụng phần mềm thông minh trong phát hiện và chăm sóc trẻ tự kỷ A365 của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe vì dân số kết hợp với Mạng lưới tự kỷ Việt Nam lâm vào tình trạng bị không ít người tiêu dùng cho là chiêu trò, lừa đảo không phải là trường hợp duy nhất mà các DNXH từng phải đối mặt. Vì gặp nhiều thách thức trong quá trình truyền thông nên có nhiều DNXH phải hoạt động thầm lặng, ít nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Ngược lại, nhiều cá nhân có nguyện vọng sử dụng các dự án của DNXH cũng gặp khó khăn do không biết đến sự hiện diện của các công ty, tổ chức, hợp tác xã này...    Đề ra phương hướng tháo gỡ khó khăn cho các DNXH, các chuyên gia từ CSIE dẫn ra một số kinh nghiệm quốc tế. Theo đó, Chính phủ Anh ban hành các khoản vay, hỗ trợ miễn giảm thuế và các khoản tài trợ... Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc xây dựng Quỹ hỗ trợ tăng khả năng phục hồi. Đối sánh với tình hình phát triển của DNXH của Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm, các cơ quan chức năng như Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,... cần cùng chung tay thực hiện các đề án chiến lược như: xây dựng quỹ hỗ trợ DNXH từ nguồn vốn xã hội hóa và đóng góp của cộng đồng; thiết lập mạng lưới, hiệp hội đại diện, hỗ trợ cho các DNXH; các chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm của DNXH; khuyến khích các cơ quan báo chí quan tâm xây dựng kế hoạch truyền thông hỗ trợ DNXH. Song song với các giải pháp đó là yêu cầu bổ sung các quy định mới, quy chế mới nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của mô hình DNXH. Một công việc cũng không kém phần quan trọng là bổ sung các điều kiện, quy định cụ thể về việc nhận và sử dụng các khoản viện trợ từ các chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ để tránh xảy ra tình trạng có tổ chức, cá nhân nhân danh quyên góp, viện trợ mà thực chất là xây dựng mô hình chống phá Nhà nước Việt Nam. Chỉ có như vậy, mới có thể tạo ra sự phát triển bền vững của các DNXH.    Với những lợi ích thiết thực đem lại cho cộng đồng và xã hội, sự phát triển của DNXH hứa hẹn sẽ đem tới được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên việc phải đối mặt với áp lực do phải chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19 như hiện nay cũng là cơ hội để các DNXH chủ động nhìn nhận lại cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh cũng như các mục tiêu phát triển bền vững vì cộng đồng. Bởi lẽ nếu chỉ hoạt động cầm chừng, phụ thuộc vào các khoản đầu tư, viện trợ hay chính sách ưu đãi của Nhà nước, các DNXH sẽ không thể phát triển, không thể lớn mạnh, không thể tạo ra sức ảnh hưởng như các ý tưởng, cam kết, tôn chỉ được đề ra để phát huy hiệu quả trên thực tế.

Khởi nghiệp xã hội được xem là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp thanh niên trẻ xây dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, cải thiện đời sống cộng đồng xã hội.

Doanh nghiệp xã hội chính thức được đưa vào Luật Doanh Nghiệp Việt Nam vào tháng 11/2014 đã mở ra một chương mới, một cơ hội mới rộng lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp xã hội [DNXH] là gì? Lợi ích từ doanh nghiệp xã hội?

Có tên Tiếng Anh là Social Entrepreneurship. Doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên xuất hiện tại Anh và vẫn giữ được phong độ là nơi phát triển nhất thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, Mỹ, Cannada, Singapo và Israel cũng là nước thuộc Top nằm trong mạng lưới Khởi nghiệp Xã hội toàn cầu, là những nước thành công trong việc kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội gắn liền với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các ý tưởng kinh doanh xã hội thường tập trung tận dụng nguồn rác thải để tái chế sản xuất phân bón tự nhiên, tạo cơ hội việc làm cho người nội trợ thất nghiệp hoặc những mô hình giáo dục sáng tạo để phát triển tiềm năng của trẻ em hay bảo tồn văn hoá,…

Được biết, doanh nghiệp xã hội là DN cũng hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng với triết lý kinh doanh gắn liền với xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là lợi nhuận.

Một kết quả đáng tự hào với hơn 60% doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội thu được lợi nhuận, tốc độ phát triển đạt 80% và nhận được sự ủng hộ tích cực từ chính phủ. Nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự lan tỏa, xu hướng khởi nghiệp xã hội này phát triển mạnh mẽ không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn du nhập vào nhiều quốc gia đang phát triển.

Doanh nghiệp xã hội Việt Nam – bước chân vì cộng đồng

Tại Việt Nam trong thực tiễn đã xuất hiện hàng chục nghìn doanh nghiệp có đặc điểm tính chất như doanh nghiệp xã hội từ lâu đời. Theo số liệu của Hội đồng Anh thì Việt Nam có khoảng 165.000 tổ chức như vậy. Các mô hình Doanh nghiệp xã hội nổi tiếng phải kể đến như Reaching Out, Kymviet, Thương Thương Handmade, Blind Link, Tò he,…góp phần giải quyết vấn đề lao động cho người khuyết tật.

Đây thực sự là những nguồn cảm hứng bất tận có ý nghĩa cực kỳ to lớn với cộng đồng bởi những người thủ lĩnh tốt bụng và can đảm.

Việc thành lập doanh nghiệp xã hội chính vì thế mà càng được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà nước để có thể tạo dựng nên được nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng.

Suy nghĩ sai lầm về doanh nghiệp xã hội.

Có một thực tế cho thấy rằng vẫn còn nhiều người hiểu sai về doanh nghiệp tạo tác động xã hội và doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội.

Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội thường là các tập đoàn, công ty lớn sử dụng một phần lợi nhuận hoạt động kinh doanh để làm từ thiện còn với doanh nghiệp tạo tác động xã hội sẽ trực tiếp đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng vừa tạo ra lợi nhuận duy trì hoạt động công ty.

Nhiều Start-up đứng trước những băn khoăn giữa phục vụ lợi ích kinh doanh và tạo lợi ích xã hội. Về ngắn hạn, chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến lợi nhuận nhưng cục diện ngày nay đã thay đổi. Các ý tưởng Start-up đang dần dịch chuyển về những cái nhìn dài hạn, nhìn về những giá trị cộng đồng lớn hơn mà họ có thể tạo ra để phục vụ cho xã hội này tốt đẹp hơn.

Khởi nghiệp xã hội – xu hướng chủ đạo tương lai

Những mô hình kinh doanh xã hội hiện được đánh giá sẽ là xu hướng khởi nghiệp trọng tâm trong tương lai. Bởi theo quy luật tự nhiên, mô hình kinh doanh nào giải quyết được tồn đọng xã hội, tự khắc sẽ có khách hàng tìm đến và trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ đó.

Bà Shuyin Tang, đối tác của quỹ đầu tư Patamar chia sẻ: “Là nhà đầu tư, tôi đánh giá cao và luôn tìm kiếm những dự án tạo tác động xã hội của mô hình kinh doanh. Khi doanh nghiệp phát triển mở rộng, tác động sẽ được nhân rộng theo. Suy nghĩ các nhà đầu tư vào Start-up xã hội phải hy sinh tỷ suất sinh lời là một quan điểm không đúng”.

Thêm một tín hiệu tích cực về tình hình khởi nghiệp xã hội Việt Nam, bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng [CSIP] nhận định : “Trong tất cả chương trình khởi nghiệp cho người trẻ vài năm trở lại đây tôi từng có cơ hội được tham gia với tư cách ban giám khảo, cố vấn hay người truyền cảm hứng, luôn có ít nhất 20% số hồ sơ đăng ký đến từ các Startup xã hội”.

Dự án SOIN [Social Innovation – Đổi mới Sáng tạo vì Xã hội] – kênh ươm tạo sáng kiến xã hội trực tuyến vừa được ra mắt gần đây đã thu hút được nhiều sự chú ý từ giới Start-up.

Đây sẽ là kênh cung cấp các nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ hội kết nối các cố vấn khởi nghiệp, nhà đầu tư nhằm hỗ trợ những cá nhân, tổ chức thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp xã hội.

Để ươm mầm và phát triển hơn nữa làn sóng khởi nghiệp xã hội ở Việt Nam, học tập xu hướng các quốc gia phát triển, các nền tảng đào tạo, truyền cảm hứng, ươm mầm như SOIN rất đáng hoan nghênh và được đánh giá là cần thiết cho sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp.

   Đón đọc thêm nhiều bài viết hay về cộng đồng Startup tại đây

Video liên quan

Chủ Đề