Top đánh giá các đồng tiền ảo năm 2022

Nửa cuối tháng 3 vừa qua, chúng ta chứng kiến đợt phục hồi của thị trường khi BTC tăng từ 38000 [13/03] lên hơn 46000 [05/04], kéo theo sự tăng trưởng của hàng loạt altcoins. Vậy các altcoin tăng trưởng thuộc những thể loại nào? Trong series bài viết này, Allinstation sẽ giới thiệu cho anh em những danh mục đồng coin tiềm năng để anh em có những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Quý I đầu năm vừa qua đã cho thấy sự diễn biến khó lường của thị trường, Bitcoin vẫn chưa thể vượt qua mức kháng cự 48K và có 2 lần phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 34K [vào 22/1 và 24/1], các tín hiệu Uptrend hay một mùa altcoin [altcoin season] vẫn chưa rõ ràng mặc dù đến nửa cuối tháng 3 đã xuất hiện lượng volume giao dịch lớn hơn và ghi nhận dòng tiền bắt đầu đổ vào thị trường. Bên cạnh đó thì đang dần xuất hiện các trend mới như Move-2-earn, đi đầu là STEPN [token GMT], giá hiện tại đã x200 lần so với giá IDO, kéo theo những token cùng mảng Move-2-earn bay theo như Wirtual hay DOSE.

Vậy để anh em có một góc nhìn khái quát nhất về những phân loại token tăng giá mạnh và một số trend đáng chú ý, anh em hãy theo dõi series này nhé!

Anh em lưu ý, đây không phải lời khuyên đầu tư. Để có thể thu được lợi nhuận, anh em cần kết hợp phân tích kĩ thuật, chọn điểm vào hợp lý để có vị thế tốt và gặt hái được nhiều trái ngọt trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, trong thời gian thị trường đang sideway, anh em có thể tham gia cộng đồng Margin/Spot của HC Capital để được update tín hiệu thị trường, đầu tư những đồng coin “ngược bão” cũng như “lụm” tiền qua các kèo future/margin chất lượng:

“The most convincing bet in an ecosystem is its native token” – Delphil’s report-

[Sự đặt cược thuyết phục nhất vào một hệ sinh thái là đặt cược vào native token]

Đây là những đồng native-token của các nền tảng blockchain, nó được xây dựng dựa trên mạng lưới Blockchain của riêng nó mà không phụ thuộc vào blockchain khác và dùng để trả phí giao dịch, cung cấp phần thưởng cho những người ủy quyền [delegators] và người xác nhận [validators] của mạng lưới, cũng như cung cấp nhiều use cases khác.

Những đồng coin nền tảng có tiềm năng tăng giá cao bởi khi một hệ sinh thái được xây dựng và khuyến khích bởi các gói kích thích tăng trưởng, hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái crypto cũng như trong thị trường tài chính truyền thống, theo thời gian hệ sinh thái sẽ ngày càng phát triển, các mảnh ghép cần thiết và các dự án sẽ xuất hiện và trở nên hoàn thiện hơn. Khi đó, token native của hệ sinh thái sẽ được sử dụng nhiều hơn, ngày càng trở nên khan hiếm làm giá cả tăng lên theo thời gian.

Tóm lại để anh em dễ hiểu thì Coin nền tảng là đồng coin át chủ bài trong mỗi hệ sinh thái của nó, để các Dapp có thể phát triển và chạy trên các nền tảng blockchain đó. Một hệ sinh thái có thể vận hành tốt và khả năng mở rộng mạnh mẽ, thì native token của hệ sinh thái đó chắc chắn phải đi đầu và chứng minh được tầm quan trọng của mình.

NEAR là một nền tảng blockchain layer-1, hoạt động với cơ chế Effective Proof-of-Stake và Sharding, nhờ đó có khả năng mở rộng cao nhằm hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung trên đó.

Trong những tháng đầu năm 2022, hệ sinh thái NEAR đã thu hút được một lượng lớn sự chú ý nhờ vào loạt điểm nhấn vô cùng nổi bật. Điều này cũng là lý do khiến dự án tăng trưởng và thiết lập được những điểm cộng rất đáng nhớ trong lòng cộng đồng.

Những cột mốc và điểm nhấn ấn tượng:

  • Toàn hệ sinh thái NEAR hiện đang có cho mình vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng TVL với lượng nắm giữ gần 1.1 tỉ USD.

  • Node Validator trên NEAR đã chạm mốc 100 node và càng nhiều node sẽ giúp dự án phát triển được tính phi tập trung cao hơn.

  • Số tài khoản hoạt động hàng ngày luôn được duy trì ở mức trên 20,000 kể từ đầu năm.

Có thể thấy, kể từ đầu năm đến hiện tại, NEAR vẫn đang rất tích cực để mở rộng và hoàn thiện ở nhiều khía cạnh bao gồm Yield Farming, Lending & Borrowing, NFT, Gaming, Metaverse…

Và để xem xét tiềm năng của dự án, chúng ta hãy cùng xem xét thêm một số công nghệ và chiến lược mà NEAR đã và đang triển khai:

  • Sharding: nhờ vào việc sử dụng sharding, NEAR đã có thể tăng tốc số lượng giao dịch được xử lý trên mỗi giây. Đồng thời, điều này cũng cho giúp dự án có thể đẩy mạnh tính bảo mật, tiết kiệm năng lượng và duy trì ý tưởng về khả năng trung hòa carbon để bảo vệ môi trường hơn.
  • Layer 2: tương tự như Ethereum Virtual Machine [EVM], NEAR cũng phát triển và tích hợp để triển khai Aurora – dự án layer 2 của mạng lưới. Đây là giải pháp để NEAR có thể thu hút và di chuyển các dự án trên Ethereum sang NEAR một cách dễ dàng, nhanh chóng, mà không phải tốn qua nhiều chi phí.
  • Cơ chế burn token: các dApp phát triển trên hệ NEAR sẽ phải trả phí lưu trữ và dự án sẽ burn một phần trong số đó để loại chúng khỏi nguồn cung lưu thông. Song, điều này vẫn khiến NEAR nhận về mức lạm phát là 5%/năm. Để giảm tình trạng này, họ đã triển khai chương trình Staking với lợi nhuận là 11.77%/năm.

Bên cạnh đó, nó cũng đã phần nào “ghi điểm” với cộng đồng khi liên tục được nhiều quỹ đầu tư lớn để mắt như Andreessen Horowitz [a16z], Alameda Research, Polychain Capital…

Và vào ngày 6/4 vừa qua, Near Protocol lại gọi vốn thành công 350 triệu USD. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Tiger Global, bên cạnh là sự tham gia của Republic Capital, FTX Ventures, Hashed, Dragonfly Capital,…

Thời gian vừa qua đã có rất nhiều tin tức tốt, và các đợt đầu tư, gọi vốn thành công của NEAR, giá NEAR cũng đã tăng mạnh hơn 30% trong 1 tuần qua. Nhưng vẫn chưa vượt qua ATH vào ngày 14/1. Hơn nữa, vốn hoá của NEAR còn chưa quá lớn, vẫn ít hơn nhiều so với những đối thủ như Solana, Terra, Avalanche, Polkadot. Nên tiềm năng tăng giá và phát triển gần như là chắc chắn.

Hiện tại giá NEAR vẫn sideway trong khoảng 15$-18$, được đánh giá là entry vào khá hợp lý cho anh em muốn đầu tư dự án lâu dài, và có thể DCA thêm nếu giá tụt sâu qua mốc 13$. Với những holder có thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng x5-x8 với giá hiện tại trong tương lai.

Bên cạnh đó, thông tin chi tiết về hệ sinh thái anh em xem tại: //allinstation.com/allin-wiki/coin-token/tong-quan-ve-he-sinh-thai-near-protocol.html

Celo là một Blockchain layer-1 được xây dựng với cơ chế đồng thuận PoS [Proof of Stake] và tương thích với máy ảo Ethereum [EVM Compatible], cho phép các Dapps xây dựng trên nền tảng Ethereum có thể triển khai dễ dàng trên Celo.

Điểm đặc biệt  là giao thức Celo cho phép cung cấp các ưu đãi cho việc chạy full nodes trên các thiết bị di động. Điều này khác biệt so với các hệ thống Proof of stake khác.

Chắc hẳn anh em cũng biết Celo chính là Mobile-blockchain đầu tiên trên thị trường nên với tầm nhìn là một Mobile-blockchain, Celo sẽ cung cấp các giải pháp giúp người dùng trải nghiệm DeFi một cách đơn giản nhất chỉ với thiết bị di động của mình.

Một trong các use case chính của đồng $CELO là được khóa lại trong Celo Reserve, nhằm bảo chứng cho các stablecoins được minted ra [hiện có cUSD, cEURO, cREAL]. Reserve được quy định sẽ luôn giữ tỷ lệ $CELO chiếm khoảng 50% tỷ trọng toàn Reserve

  • Giá trị đồng cUSD sẽ được cân bằng sao cho 1 cUSD có giá bằng 1 USD

  • CELO sẽ được giữ trong smart contract của reserve và sẵn sàng trao đổi với cUSD

  • Nhu cầu về stablecoins gia tăng
  • Số lượng $CELO bị khóa lại [để bảo chứng] ngày càng nhiều
  • Nguồn cầu giảm dần khi các vòng private, team được trả bớt. Chưa kể, lịch trả $CELO kéo dài 50 năm chứ không ồ ạt

=>  Nhu cầu ngày càng cao mà nguồn cung thì có hạn sẽ khiến giá $CELO tăng

Nhìn chung, dù đã trải qua một giai đoạn phát triển nhất định và được rất nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng tăng giá mạnh đã lâu, nhưng Celo vẫn đang là một dự án rất tiềm năng và còn nhiều cơ hội thu hút dòng tiền đầu tư, đội ngũ của dự án đều có thành tích tốt và kinh nghiệm vận hành nên lộ trình dự án vẫn đang đi đúng hướng và dự kiến sẽ hoàn thành các mảnh ghép hoàn chỉnh trong tương lai sớm.

Giá Celo đang ở ngưỡng quanh 3.8$, đây vẫn là một entry khá đẹp cho anh em vào sau, giá token hoàn toàn có thể tăng mạnh trong thời gian sắp tới.

Thông tin chi tiết về hệ sinh thái anh em xem tại: //allinstation.com/he-sinh-thai/tong-quan-ve-he-sinh-thai-celo.html

Avalanche là một nền tảng smart contracts platform, mã nguồn mở để khởi chạy các DApp và triển khai blockchain doanh nghiệp trong một hệ sinh thái có thể tương tác, có khả năng mở rộng cao.

Trong số các “Ethereum Killers” thì Avalanche được đánh giá là đối thủ rất đáng gờm khi xây dựng công nghệ có thể giải quyết các vấn đề lớn của Ethereum, Avalanche đã tự công bố rằng blockchain của họ “cực kỳ nhanh, chi phí thấp và thân thiện với môi trường”.

Một điểm khác biệt chính giữa Avalanche và các mạng phi tập trung khác là consensus protocol [giao thức đồng thuận]. Avalanche consensus có thể mở rộng đến hàng chục nghìn Validators [người xác nhận] mà không ảnh hưởng tốc độ giao dịch trên các Subnets.

Giao thức đồng thuận Avalanche  kết hợp các lợi ích của hai bộ giao thức đồng thuận khác được gọi là Classical và Nakamoto.

  • Classical protocols: Đây là các giao thức nhanh, thân thiện với môi trường, nhưng thường không được phân cấp hoặc có thể mở rộng. HotStuff, một Classical Protocol, đã được sử dụng nổi tiếng trong dự án stablecoin của Meta Platforms [trước đây là Facebook], Diem [trước đây là Libra].
  • Nakamoto Protocol: Một công nghệ đột phá của nhà phát minh ra Bitcoin có biệt danh là Satoshi Nakamoto, loại giao thức này cung cấp các blockchains phi tập trung, mạnh mẽ và có thể mở rộng – như trường hợp của Bitcoin. Nhưng mạng tốn kém để chạy và các giao dịch không nhanh chóng.

Ảnh: So sánh các giao thức đồng thuận của Avalanche

Trong một năm vừa qua, Avalanche đã chứng kiến sự tăng trường mạnh mẽ. Giá AVAX đã tăng từ chỉ 3.6 USD lên mức hiện tại là 86 USD [tăng 23.9 lần trong 1 năm]. Có lẽ những nhà đầu tư mua AVAX coin từ đợt phát hành đầu tiên đang rất hạnh phúc và thoả mãn với sự phát triển này của giá AVAX.

Dự đoán hiện tại về giá trong tương lai của nó nằm trong khoảng từ 80 USD đến 150 USD, trong năm tới. Với mục tiêu thống nhất các dịch vụ tài chính, nhu cầu về mã thông báo có thể tăng lên. Do đó, cơ sở người dùng tăng lên có thể làm tăng giá.

Giá AVAX đã tăng mạnh trong vài tháng vừa qua khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại một sự điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra. Tuy nhiên, những phát triển của AVAX mới chỉ đang ở bước khởi đầu và chúng ta có thể kỳ vọng vào sự gia tăng người dùng trên mạng Avalanche sẽ là động lực thúc đẩy giá. Trong ngắn hạn vào đầu năm tới, với việc gia tăng nguồn cung có thể khiến giá AVAX giảm. Các nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội phát hành thêm vào đầu năm sau. Còn nếu bạn là một HODLer và không muốn bỏ lỡ một dự án tiềm năng thì mức giá hiện tại xứng đáng để bạn mua và nắm giữ trong dài hạn.

Thông tin chi tiết về hệ sinh thái anh em xem tại: //allinstation.com/he-sinh-thai/avalanche-avax/tong-quan-he-sinh-thai-avalanche.html

Terra là một giao thức blockchain layer-1, được sử dụng để phát hành các stablecoin theo thuật toán và cơ sở hạ tầng tài chính phi tập trung [DeFi].  Terra ra đời với sự hỗ trợ của Terra Alliance, 15 công ty thương mại điện tử lớn ở Châu Á. tổng thể xử lý 25 tỷ USD với khối lượng giao dịch hàng năm và 45 triệu người dùng.

Terra đã nhận được khoản đầu tư từ các quỹ, tổ chức lớn trong thị trường crypto như Binance Labs, Houbi Ventures, OKX,…Bên cạnh đó, với mối quan hệ rộng và vững chắc, Terra đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn và uy tín tại Hàn Quốc như Kakaoventures, HASHED, Dunamu & Partners,… Đến tháng 7/2021, Terra tiếp tục được đầu tư $150M đến từ các VCs hàng đầu như Hashed, Delphi Digital, Arrington.

TVL trong hệ sinh thái Terra đạt hơn $30B, đứng thứ hai trong tất cả các hệ sinh thái và bỏ xa hệ sinh thái thứ ba là Binance Chain với cách biệt hơn $17B. DeFi là mảnh ghép nổi bật, thu hút rất nhiều TVL cho hệ cũng như làm đồng UST – stablecoin của hệ ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

​​Mục đích chính của dự án đồng coin LUNA đó là dùng để thanh toán hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi các các sàn thương mại điện tử thuộc trong hệ sinh thái của Terra. Giao thức dự án Terra sẽ hoạt động thông qua sự đảm bảo về khả năng thanh toán, giá trị thị trường của khoản dự trữ lớn hơn giá trị của đồng coin Terra đang lưu hành. Điều này còn giúp giữ lại giá trị của phí giao dịch thu được từ mạng lưới.

Dự án Terra [LUNA] còn có một số ưu điểm như:

  • Có tính ổn định cao: dự án Terra duy trì cơ chế chế phát hành đồng Stablecoin theo nhu cầu từ tình trạng thực tế.
  • Tài sản không bị thanh lý: với mô hình Maker DAO thì người dùng có thể bị thanh lý tài sản nhưng dự án Terra hoàn toàn không xảy ra điều này. Người dùng của dự án Terra sẽ sở hữu những loại mã thông báo đặt cọc và kiếm lời từ chính phí giao dịch của Terra.
  • Phí giao dịch thấp: khi khách hàng sử dụng đồng Stablecoin của Terra thì mức phí giao dịch là gần như bằng 0. Mức phí này vô cùng thấp nếu so với nhiều loại đồng Stablecoin phổ biến trên thị trường như USDT hay USDC.
  • Tính phi tập trung: mạng lưới của dự án Terra hoàn toàn là hoạt động độc lập, không cần phải dựa vào bất kỳ tổ chức tập trung nào cả. Tính phi tập trung này cũng giúp người dùng có quyền lợi nhiều hơn, toàn bộ mạng lưới của dự án không dễ bị thao túng bởi một nhóm cá nhân hay bất kì một tổ chức nào.

Nhìn chung thì Terra là một dự án khá tiềm năng vì có hệ sinh thái vững mạnh, đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm và còn được hậu thuẫn bởi Ticket Monster – là nền tảng thương mại hàng đầu Hàn Quốc. Nhưng có nên đầu tư dự án đồng coin LUNA không là còn tuỳ vào mỗi người. Bởi vì các nhà đầu tư sẽ dựa vào các thông tin của dự án để phân tích cũng như dựa vào tình hình phát triển của thị trường tiền mã hoá Crypto vào từng thời điểm. Vì thế, khi muốn đầu mua tư bán đồng coin LUNA hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra các quyết định hợp lý, an toàn.

Và hiện tại các tin tức tốt của Terra đều ra mỗi ngày, anh em cũng nên tìm hiểu kỹ để quyết định xuống tiền hoặc chọn điểm vào hợp lý

Thông tin chi tiết về hệ sinh thái anh em xem tại: //allinstation.com/he-sinh-thai/tong-quan-he-sinh-thai-terra-tvl-tang-truong-khong-ngung.html

Fantom là một mạng lưới các blockchain tiên tiến cung cấp nền tảng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung [DApps] và các tài sản kỹ thuật số không thể thay thế [NFT].

Fantom sử dụng cơ chế Lachesis, nó là một thuật toán đồng thuận aBFT tiên tiến dựa trên DAG. Điều này khiến cho các blockchains được xây dựng trên Fantom có đặc điểm là nhanh chóng, an toàn và có khả năng mở rộng cao.

Mặc dù Ethereum đang dẫn đầu thị trường trong số các blockchain hỗ trợ dApps, nhưng việc luôn tắc nghẽn và phí gas cao ngất ngưởng của nó đã mở đường cho nhiều blockchain thế hệ thứ 2 ra đời với nhiều công nghệ tiên tiến hơn, và nổi  bật trong số đó chính là Fantom [FTM]. 

Fantom đặc biệt ở điểm nào?

Thành công của Fantom được hiểu rõ nhất trong bối cảnh của cuộc chiến Layer-1. Ethereum sử dụng chậm và tốn kém, và sẽ vẫn như vậy [giả sử hoạt động vẫn như cũ] cho đến khi thực hiện nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0 nhưng sẽ không thể trong tương lai gần mà phải mất một thời gian dài nữa. Đây là quá muộn đối với những người muốn tận dụng tối đa các giao thức tài chính phi tập trung [DeFi] ngày nay và các ứng dụng DeFi gốc của ETH đang quá đắt để sử dụng.

Một số Dev, chẳng hạn như những Dev đang xây dựng cho Loopring, Abritrum và Optimism, đã chọn xây dựng layer-2, các giải pháp để tăng tốc trải nghiệm Ethereum mà không loại bỏ tính bảo mật của Ethereum.

Trên DeFi Llama, Fantom đang là blockchain duy nhất trong top 8 ghi nhận mức giá trị khóa lại [TVL] giảm trong vòng 1 tháng qua ở mức lên đến 11%, bất chấp nhiều lần điều chỉnh của thị trường tiền mã hóa trong tuần rồi. Ở thời điểm thực hiện bài viết, Fantom đang có TVL là 6,2 tỷ USD.

Mặc dù vừa qua Fantom đã dính fud rất lớn chính là sự ra đi của Andre Cronje, nhà sáng lập Fantom và nền tảng DeFi, nhưng có lẽ điều đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến lộ trình của Fantom cũng như đội ngũ của dự án vẫn đang vận hành và phát triển tốt. Anh em hoàn toàn có thể tin tưởng vào kế hoạch phát triển của team dự án và sẽ không thể có chuyện “đi xuống lòng đất” như những tin đồn.

Có lẽ tương lai của FTM sẽ được quyết định bởi người chiến thắng trong cuộc chiến Layer-1. Hiện tại, Ethereum đang mất vị thế trước các blockchain layer-1 của các đối thủ mới nổi, như Solana, Fantom và Avalanche.

Có thể thấy, cách tiếp cận của Fantom đối với DeFi và dApp rất sáng tạo – cũng như cấu trúc chương trình staking reward của nó. Mặc dù có nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực dApp. Nhưng lợi ích về tốc độ và khả năng tương tác mà Fantom cung cấp cho các nhà phát triển dApp là rất đáng chú ý và nền tảng này có khả năng sẽ bùng nổ hơn nữa trong tương lai.

Đáng chú ý là vốn hóa thị trường hiện tại của FTM thấp hơn SOL khoảng bảy lần nên khả năng tăng giá mạnh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây chính là đồng coin được các nhà đầu tư rất yêu thích trong danh mục của mình, vì những giá trị công nghệ của nó mang lại và vốn hoá chưa lớn, có khả năng tăng rất mạnh.

Giá token của Fantom [FTM] đang side way trong khoảng 1.3$-1.4$. Đây là mốc giá được hỗ trợ mạnh và là điểm vào rất hợp lý cho holder cũng như các anh em trader.     

Thông tin chi tiết về hệ sinh thái anh em xem tại: //allinstation.com/he-sinh-thai/fantom-ftm/fantom.html

Trong bài viết trên, Allinstation đã cung cấp cho anh em nhóm những đồng coin đầu tiên trong danh sách các đồng cọin tiềm năng trong năm 2022. Hy vọng những thông tin này là có ích với anh em, cảm ơn anh em đã quan tâm theo dõi!

Video liên quan

Chủ Đề