Top 20 ngôi chùa lớn Huyện Cần Giờ Hồ Chí Minh 2022

Có tổng 32120 đánh giá về Top 20 ngôi chùa lớn Huyện Cần Giờ Hồ Chí Minh 2022

Chùa Bửu Long

5493 đánh giá
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển,Long Bình,Quận 9,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Chùa Bửu Long-Thiền viện Tổ đình Bửu Long, nằm trên ngọn đồi cạnh sông Đồng Nai. Chùa tu theo Phật giáo nguyên thủy. Chùa lai nhiều nét kiến trúc Thái Lan, Ấn Độ, thời chúa Nguyễn. Chùa có ngôi bảo tháp Gotama, là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Tăng. Đây còn là ngôi chùa không đốt nhang lớn nhất sg.
Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Bảo tháp mở cửa từ sáng 8h-10h, chiều từ 14h -16h.
Chùa có không gian trồng nhiều cây xanh, không khí rất mát mẻ, thanh tịnh, bên trong còn có khu trồng lan nhỏ dễ thương.
Chùa này cảnh quan khá đẹp nên rất thu hút khách tham quan và đến chụp hình kỷ niệm.

Chùa Bửu Long [Chùa Thái Lan]

Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc giống những ngôi chùa Thái Lan, thế nên những gần dân xung quanh đây vẫn hay gọi là chùa Thái. Tham quan chùa hoàn toàn miễn phí, gửi xe không lấy tiền nhưng có một hòm tiền công đức tùy bạn gửi.

Điểm nổi bật nhất của ngôi chùa ở Sài Gòn này là tòa tháp lớn với kiến trúc đặc biệt. Những bức tường cao bằng đá vôi màu trắng, bên trên là 3 lầu, với nhiều tháp nhọn hình chuông vàng và một ngọn tháp chính nổi bật vươn lên giữa trời.

Ngoài những ngọn tháp đặc biệt, chùa còn có những bức tường chạm khắc tinh tế và nội thất rất đặc sắc. Sảnh lớn trong chùa khá rộng và mát, có những cột lớn bằng đá hoa cương. Trên đỉnh chùa là một chiếc chuông gió khổng lồ. Vào những buổi chiều, khi ánh nắng phản chiếu lấp lánh trên những chiếc tháp vàng rực, tiếng chuông hòa vào khung cảnh thanh bình làm tâm hồn ta trở nên vô cùng thư thái.

Mùng Hai Tết Nhâm Dần 2022

Chùa Bửu Long [ Chùa Thái Lan] tọa lạc Nguyễn Xiển, P Long Bình, Quận 9 trước đây [nay là TP Thủ Đức]
Chùa mặt hướng Sông Đồng Nai, cách Tổ Đình Hội Sơn 1km, cách Cầu Đồng Nai 2km, cách Đền Hùng 2km, kết nối thuận lợi đến KCNC, Vinhome Grand Park, Chùa Núi Châu Thới, TP Đồng Nai
Chùa xây dựng mới trên không gian chùa cũ nên tổng thể mặt bằng rộng, thoáng đẹp, và nhiều cây xanh, đặc biệt hồ nước phái trước Chùa; Chủa có kiến trúc mái tháp chuông đặc trưng của Chùa Thái Lan, nên đi từ các hướng sẽ rất dễ nhận biết ở khoảng cách xa;
Gia đình đã viếng Chùa rất nhiều lần, đặc biệt những ngày rằm tháng Giêng đầu năm, chúng ta có thể hành hương theo cung đường: Tổ Đình Bủu Thạnh + Chùa Hội Sơn + Chùa Thái Lan + Chùa Núi Châu Thới + Vạn Đức + Chùa Một Cột + Chùa Huê Nghiêm 2

Chùa Bửu Long là một ngôi chùa mang kiến trúc Thái Lan và được xây dựng từ thế kỷ 19. Khi tới đây bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi vẻ tráng lệ của ngôi chùa này. Đây sẽ là một địa điểm check in không thể thiếu khi đến với Sài Gòn. nằm cách Sài Gòn khoảng 20km, nếu bạn là khách du lịch thì bạn nên thuê xe để đi. Có một cách khác nữa nếu đi từ Sài Gòn thì có thể đi xe từ Chợ Bến Thành về đến khu chung cư Vinhome sau đó đi xe ôm xuống đó. Hoặc có thể book grab. Nhưng khi ở chùa về lại Sài Gòn thì không thể book grab đâu mà phải đi xe ôm tới khu Vinhomes rồi lại đi xe điện về, hoặc tới khu Vinhomes rồi lại book grab đi tiếp. Kiến trúc ngôi chùa rất đặc biệt, mọi đường nét, bố cục cân xứng hài hoà. Tuy vậy mà bên trong ngôi chùa bố trí hơi buồn tẻ, không gian bên trong rộng nhưng chỉ có duy nhất một ban thờ.

Tết năm thứ hai được ghé lại nơi này. Mặc dù dịch Covid vẫn còn. Chánh điện chính vẫn chưa mở cửa cho khách thập phương viếng chùa nhưng chùa vẫn mở khuôn viên cho mọi người đến chụp hình. Rất nhiều chị mặc áo dài cbujp ảnh rất nghệ thuật, mang đậm tết Việt

Chùa mát rất đẹp không được thắp nhang chỉ vào khấn vái thôi chắc do dịch nên nhà chùa chưa cho mở đường lên đỉnh tháp nhưng có vài thành phần giới trẻ vào vẽ bậy khắc bậy lên tường nhiều quá

Không gian chùa khá rộng rãi, thoáng mát, cảm giác khá tịnh tâm. Bữa mình đi thì thấy mở cửa theo khung giờ để khách ghé tham quan và cúng ah. Nằm gần sông đồng nai nên cảnh khá đẹp, mát mẻ

Một ngôi chùa với kiến trúc mang hơi hướng của Thái Lan. Các nhà sư mặc cà sa với xà rông chứ không phải dạng cà sa thường thấy ở các chùa tại Việt Nam. Chùa nằm trên một khuôn viên đất khá rộng, ngoài chánh điện còn một điện thờ Phật ngoài trời phía sau. Có nhiều ghế đá được bố trí gần điện thờ ngoài trời để nghỉ chân. Ngay trước chánh điện có một hồ nước xanh, có lẽ là hồ nước phong thủy vì mình thấy không nuôi con gì và nước được phủ xanh lá cây bằng một loại hóa chất gì đó. Hôm mình đi chánh điện không được mở cửa nên không thể vào tham quan và lay Phật được.

Chùa Ngọc Hoàng

5444 đánh giá
Địa chỉ: 73 Đ. Mai Thị Lựu,Đa Kao,Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam
Liên lạc: 02838203102

Sau đợt dịch, chùa có nhiều thay đổi hơn so với trước, xây dựng lại khang trang hơn, quy cũ hơn nhưng cũng có vẻ khó hơn vì nhân viên cứ đi sát theo mình cảm giác hơi khó chịu. Hiện phần lầu đang được sữa chữa nên ko lên được trên.
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng [Phước Hải Tự] tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa cổ quen thuộc với người dân Sài Gòn và khách du lịch với vẻ đẹp thu hút, chốn cầu con, cầu duyên linh thiêng.
Dù cách biệt với trung tâm thành phố nhưng đường di chuyển đến chùa tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch tham quan, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề chùa Ngọc Hoàng mở cửa đến mấy giờ? Chùa mở cửa mỗi ngày nên bạn có thể đến tham quan, cầu phúc bất cứ lúc nào từ 7h đến 18h, riêng mùng 1 và rằm là từ 5h đến 19h.
Chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, bởi một người Trung Quốc tế là Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên. Ban đầu, đây là ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đồng thời được Lưu Minh dùng làm nơi họp kín kế hoạch lật đổ Mãn Thanh.

Sau này, vào năm 1982, ngôi chùa được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh Khương và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện được đổi tên thành Phước Hải Tự.

Sau khoảng thời gian dài, chùa Ngọc Hoàng Mai Thị Lựu hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn. Người dân thành phố và khách du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng, cầu con, cầu duyên và cầu bình an.

Ngôi chùa ở Sài Gòn mà cựu tổng thống Mỹ B. OBAMA đã ghé thăm khi tới Việt Nam. Chùa theo phong cách Trung Hoa, thờ Ngọc Hoàng, thần tài nên cầu tài lộc rất tốt. Ngoài ra đây cũng là ngôi chùa nổi tiếng nhất về cầu tình duyên trong miền Nam, ngoài Bắc thì có chùa Hà ở Hà Nội.

Chùa rất đẹp và thanh tịnh giữa lòng tp ồn ào. Mình đã đi 3 lần rồi nha. khuôn viên tuy k lớn nhưng rất mát, kiến trúc cổ kính thanh tịnh.

Chùa xây đã được hơn 100 năm, vẫn giữ được sự chắc chắn, kiến trúc thời cổ.
Có bể cá, rùa.
Mọi người hay đến cầu duyên, tài lộc, thi cử, thành đạt

Chùa nhỏ nhưng khá nổi tiếng về cầu duyên cầu tự. Mùng 9 vía Ngọc Hoàng đông nghẹt người đi, Mùng 10 vía Thần Tài đông nghịt người vô. Rất đông vui nhưng cũng rất trật tự, sạch đẹp.
Hồ cá, hồ rùa, toilet được làm lại sạch sẽ, thông thoáng. Trên lầu chưa sửa xong chưa mở cửa cho lên lại.
Chùa nhỏ đông người nên đang hạn chế nhang, dầu bên trong điện thờ để tránh cháy nổ.
Đi chùa những ngày này lưu ý cẩn thận bóp ví, cẩn thận củi lửa.

Chùa rất đẹp, không khí nghiêm trang, cổ kính. Tuy lần đầu mình đi nhưng vị trí rất dễ tìm, mọi người có thể gửi xe trong chùa hoặc gần chùa cũng có chỗ gửi.

Áp dụng 5K. Rất văn hóa ở chỗ mỗi người chỉ được đốt 1 nén nhang và không đem vào chánh điện. Các loại nến khi được người đến viếng mua đốt thì độ 10p sau sẽ được đưa ra sân. Rất sạch sẽ, kể cả nhà vệ sinh.

Lúc mình đi, hồ rùa cạn khô nước. Cụ rùa đang ăn rau muống. Chùa hông cho mang nhang vào chánh điện để tránh bị ngộp khói. Các bạn lưu ý chỉ đốt nhang ở ngoài. Cảnh khuôn viên chùa đẹp, có bồn rửa tay bằng đá sạch sẽ.

Chùa Vĩnh Nghiêm

4224 đánh giá
Địa chỉ: 339 Đ. Nam Kỳ Khởi Nghĩa,Phường 14,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838483153
Website: http://vinhnghiemvn.com/

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20
Đây là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Năm 2005, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện nay.
Tòa nhà trung tâm là một công trình kiên cố, rộng lớn, bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,20 m. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ [bên trong có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma], giảng đường, văn phòng, thư viện [là một trong 3 thư viện của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh], phòng tăng, lớp học và phòng học [vì chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học], v.v...

Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm.

Sân thượng rộng khoảng 10 mét. Phía tay phải có một gác chuông, treo một đại hồng chung [có đường kính 1,8 m; đúc năm 1971] do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975, để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình.

Tìm đến chùa để tìm đến bình yên, đến mới biết rằng bình yên đâu phải ở chùa, bình yên phải từ trong tâm mà ra.

Ngôi chùa toạ lạc ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn náo nhiệt, nhưng chùa vẫn giữ được sự yên tĩnh, nghiêm trang, và cực kỳ mát mẻ. Chùa xây rộng rãi, uy nghi và rất đẹp, và yên bình.

Chùa rộng, nay vào gặp lễ cầu an rất nhiều tín đồ thành tâm thờ cúng.
Trong chùa có nhiều bài vị gửi nhờ.
Có tử vi theo tuổi, nhưng không tìm thấy chỗ xem quẻ?
Gửi xe trong chùa 5k.

Rất tốt. Nhà mình ở gần chùa, được mẹ dẫn đi chùa này từ những năm 1995. Chùa xây bài bản, trang nghiêm và lúc nào cũng sạch sẽ.

Chùa đẹp ,uy nghiêm và nổi tiếng linh thiêng, đi buổi tối cũng đẹp nữa

Ngôi chùa lâu đời ở Sài Gòn. Rất linh thiêng cho các Phật Tử.

Địa điểm Phật giáo cổ kính và nổi tiếng tại SG bao đời nay!

Đẹp và rộng rãi nhưng không mát vì ít cây

Chùa Phổ Quang

2968 đánh giá
Địa chỉ: 21 Huỳnh Lan Khanh,Phường 2,Tân Bình,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: https://chua-pho-quang-buddhist-temple.business.site/

Chùa đang tu sửa nên mình k chụp gì nhiều, tương lai xong thì sẽ thoáng mát, rộng rãi hơn. Chùa vị trí ở trung tâm thành phố nhưng khá yên tĩnh, bước vào là có cảm giác bình yên lạ thường, mặc dù mình đi ngày đó rất nắng. Đặc biệt chùa có cây Sala rất đẹp và linh thiêng, mọi người nên đến chùa khi có thời gian.

Chùa luôn thu hút rất nhiều người đến chiêm bái, lần gần đây đi thì đang còn trùng tu.

Chùa rất đẹp , hiện tại chùa đang trùng tu

Chùa được dựng lại theo phong cách khá hiện đại, nhiều mảng công trình được thiết kế bằng các vật liệu bền hiện đại thay cho vật liệu truyền thống. Tòa đại điện chính được xây dựng cao ráo nguy nga trên nền móng đá vững chắc. Tổng quan tòa đại điện cao 3 tầng 12 mái, phía sau có lầu tháp nhỏ 2 tầng. Lối đi lên đại điện được dẫn bởi hai hàng cầu thang đá từ hai bên tả hữu. Thành cầu thang được chạm khắc các mảng hoa văn tinh xảo sinh động. Cờ Phật giáo được trang trí từ khắp sân chùa, treo từ trên đỉnh của xuống khiến không gian vô cùng lộng lẫy mang màu sắc của quang phổ.

Mình đi từ bé tới giờ luôn vì mỗi lần tới đều cảm thấy rất an yên. Chùa rộng, sạch sẽ và thoáng mát, có 3 gian thờ chính để thăm viếng. Hiện chùa đang trùng tu, hi vọng sẽ sớm xong để mn lại tiếp tục có được chốn bình tâm tĩnh lặng ^^. P/s: chắc nay mùa mưa nên cây Sala trong chùa nở nhiều lắm mn! Đẹp choáng váng luôn :]]]]

Chùa rộng, đi buổi tối mát lắm. Có tường phật rất to, đứng ở ngoài nhìn vào thấy rất rõ ràng. Có hang phật bà rất dịu dàng.xung quanh có bán đồ ăn chay, sẽ thử vào dịp sau, vì đi tết đông quá hết sạch luôn.
Chùa đang xây dựng nên đợi sau khi xong sẽ quay lại thăm viếng.

Chùa Phổ Quang.
Xuân nhâm dần 2022.
Sáng mùng 1 tết.
Rất nhiều người đi chùa cầu may đầu năm.
Nhưng chùa đang sửa chữa và xây dựng mới.,cho nên chỗ mọi người vào thắp hương là ra liền..mong năm sau chùa mới to rộng khang trang ấm áp hơn.
nam mô a di đà phật

Chùa hiện tại đang trùng tu nên khá vắng vẻ và không được vào bên trong chánh điện để thắp nhang nên mọi người lưu ý lúc đi chỉ nên thắp 1 nén nhang thôi. Ngoài ra thì không có gì để đánh giá vì đi chùa không nên chỉ đi những nơi linh thiêng hay cảnh đẹp mới đi

Chùa Giác Lâm

2655 đánh giá
Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân,Phường 10,Tân Bình,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam
Liên lạc: 02838653933

Chùa rộng thoáng mát ngoài khu mới xây dựng sau này thì những khu ngày xưa rất cổ kính cột thì sơn son thếp vàng nền gạch tàu xưa thật đẹp

Di tích Phật giáo, có tượng Phật to.
Khuôn viên rộng rãi. Có nhiều cây xanh rợp bóng mát.
Không gian yên tĩnh.

Điều kiện vào: xác nhận đã tiêm vắcxin mũi 1-2, F0 khỏi bệnh.

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của TP Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 565 Lạc Long Quân, thuộc phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa [nay là Bộ Văn hóa - Thông tin] công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý [1744] đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can [sơn là núi, cang là gò nông], về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Từ năm 1744 đến năm 1774, chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến trụ trì chùa hay không, vì thiếu tài liệu. Chỉ biết vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc [trụ trì chùa Từ Ân] đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang [gọi tắt là Viên Quang] về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.
Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

Chùa Giác Lâm [chữ Hán 覺林寺: Giác Lâm tự] còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam

[ Mùng 4, tháng Giêng, năm Nhâm Dần ]

Chùa Giác Lâm còn có тêɴ gọi khác là chùa Cẩm Sơn, tọa lạc ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long quyên góp tiền xây dựng vào năm 1744, nơi đây là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam.

Sau nhiều lần trùng tu, chùa hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau: cнíɴн điện, giảng đường và trai đường. Khuôn viên chùa khá rộng, có nhiều cây xanh thông thoáng, không κнí chùa lúc nào cũng tấp nập người lui tới viếng thăm.

Ngày nay, chùa còn được coi là một bảo tàn thu nhỏ với nhiều tác phẩm được điêu khắc tinh xảo. Chùa có tổng cộng 113 pho tượng cổ, đa số đều bằng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Trên các cột cнíɴн của chùa được khắc các câu đối thếp vàng kỳ công.

Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, chùa Giác Lâm vẫn giữ được nét đẹp cổ xưa với những khung cảnh thu hút ánh nhìn của nhiều du khách lần đầu ghé tham quan chùa. Ngoài ra chùa còn được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988.

4 sao thôi nha
Dù tốt đẹp cách nhất cũng có khuyết điểm kể cả Nơi thanh tịnh.
Tôi thường hay ghé vào dịp Tết .
Năm nay mới có dịp ghé vào mùa nghỉ lễ.
Đa phần người vào chùa ở chùa rất thân thiện,
❤Điểm gửi xe tùy duyên [bắt buộc nhưng phải bỏ vào nha] nhân viên dễ thương
❤phong cảnh khuôn viên chùa cổ đẹp rộng thoải mái cây cối xanh tốt [cái cây sau mẹ Quan Âm thật đặc biệt tuyệt màu lá và cách cây xòe]
❤có cô bé đặc biệt bán vé số ngay chỗ gửi xe nhớ mua ủng hộ nhé mọi người.
💖kiến trúc Tổ đình làm tôi mê mẩn và thích ngắm và chụp ảnh lưu niệm
💖tiếng chuông thanh thoát nhẹ nhàng lòng người
💟💟💟chỗ góc Quan Âm bồ Tát có tủ kinh kín đáo và sách dễ cho và nhận rất tốt
Chùa có cúng sao nhưng tôi khô g quan tâm cái này.
👎đi xin xăm bên Miếu Bà của Mẹ Địa Mẫu và Ngũ Hành không đáng nói nếu cô trông Miếu không kêu tôi như ép phải bỏ Tiền Công Đức khi tôi có rút lá xăm, khi tôi chưa kịp móc ví ra nữa [ghi Tùy Duyên công đức mà lại ép và hối kỳ lắm luôn
👎Bên có khu trung tâm phát hàng buôn bán Quà lưu niệm Phật học, chỗ này tạm ỏn đẹp khang trang nha. Đồ ăn chay khá tốt mà giá không biết có cao không nhưng tôi thấy tạm được,
Nhưng đèn lưu ly dầu hơi mắc nha.
Tôi chỉ mua được vòng đá từ 45 đến 120k tùy loại và mấy gạo lứt và bột đậu xanh matcha90k . Nến có nhiều loại nến bơ hơi mắc.
👎khu vệ sinh sạch sẽ nhưng hơi tối nhẹ nha,[ không có đèn chưa mở,chắc chưa tối lắm]

Chùa cổ có nhiều cây xanh. Trước cổng chùa có quán bánh ướt chay ăn cũng ok

Chùa lâu đời. Đi nhiều chùa vẫn thích nơi đây!

Chùa Bà Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán

1657 đánh giá
Địa chỉ: 710 Đ. Nguyễn Trãi,Phường 11,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Chùa bà Thiên Hậu, 1 ngôi chùa đẹp, cổ kính, mọt trong những địa điểm tham quan du lịch của du khách nước ngoài khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Cổ với nhiều nén kiến trúc đặc trưng và phản ánh văn hoá tâm linh của cộng đồng người Hoa nơi đây

Một di tích văn hoá tinh thần của cộng đồng người Hoa Sài Gòn Chợ Lớn, nét đẹp cổ kính. Là nơi thực hiện các nghi lễ văn hoá đặc biệt có hoạt động khai quang điểm nhãn, vía chùa của giới Lân Sư Rồng Chợ Lớn.

Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn nằm tại số 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh được xây dựng vào khoảng năm 1760. Đây là nơi linh тнιên bạn không тнể bỏ lỡ khi đặt chân đến Sài Gòn, vào mỗi dịp lễ tết hằng năm người người thường lui tới đây để thắp hương cầu bình an.

Chùa được xây dựng theo hình ấn với bốn ngôi nhà liên kết nhau, đó là kiểu kiến trúc phổ biến của người Hoa. Giữa các dãy nhà có một khoảng trống gọi là тнιên tỉnh giúp không gian thông thoáng, ánh sáng có тнể chiếu vào và có chỗ để thoát khói hương. Ngoài chùa Bà Thiên Hậu ở chợ lớn thì trên địᴀ bàn thành phố còn có ít nhất 6 nơi khác cũng thờ bà Thiên Hậu.

Dù xung quanh có rất nhiều chùa và miếu khác nhưng bằng những nét đẹp иổi trội của mình, chùa Bà đã thu hút được rất nhiều người ghé thăm. Đặc biệt hơn vào những dịp lễ tết của người Hoa, nơi đây hội tụ rất nhiều du khách đến thắp hương cầu nguyện. Lễ hội lớn nhất của chùa là vía bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, không chỉ có người Hoa mà còn có người Việt trên khắp cả nước đến tham gia. Ngoài ra chùa còn là địᴀ điểm chụp hình lý tưởng cho những người đam mê chụp ảnh với mong muốn có được những bức ảnh đẹp nhất để hoài niệm về thời cổ xưa.

Đây là địa điểm chụp ảnh cưới rất đẹp tại Quận 5. Nhưng hiện tại dịch bệnh nên không được vào tự do.

Uy nghiêm Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn

Nơi này đẹp. Cảm thấy rất tâm linh

Từ nửa cuối thế kỷ XVIII, đông đảo người dân vùng duyên hải Nam Trung Hoa đến Việt Nam buôn bán hoặc định cư. Tương truyền khi lênh đênh trên biển họ mang theo bài vị Thiên Hậu Thánh Mẫu để cầu xin bà phù hộ bình an. Theo truyền thuyết, Thiên Hậu Thánh Mẫu tên là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch năm 960 ở Mi Châu, Bồ Điền, Phúc Kiến, Trung Hoa. Từ nhỏ Bà đã có khả năng đặc biệt thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn, nhất là người đi trên biển. Sau khi mất [năm 987] Bà rất hiển linh nên dân chúng lập miếu thờ và được triều đình Trung Hoa phong tặng nhiều danh hiệu cao quí. Tại khu vực trung tâm của Sài Gòn xưa – khu vực Chợ Lớn ngày nay, người Hoa quê phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã xây dựng Hội quán Tuệ Thành làm nơi hội họp, quản lý di dân, giúp đỡ đồng hương đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Bà. Tuệ Thành là tên gọi khác của Quảng Châu, có nghĩa là thành phố dồi dào lúa gạo, xuất phát từ truyền thuyết một ông tiên đã ban cho người dân Quảng Châu nhánh lúa thần diệu, giúp cho Quảng Châu sung túc, giàu có. Hội quán Tuệ Thành thường được gọi là “Chùa Bà Chợ Lớn”.

Chùa Một Cột Thủ Đức - Nam Thiên Nhất Trụ

1414 đánh giá
Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi,Bình Thọ,Thành Phố Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chủa toạ lạc góc đường Đăng Văn Bi và Dân Chủ, trung tâm Thủ Đức cũ
Không gian Chùa thật sự trang nghiệm, thanh tịnh, rất sạch sẽ
Chùa được HT Thích Trí Dũng sáng lập 1956, từ cổng chính vào nổi bật hồ nước giữa hồ là Chùa Một Cột mô phỏng từ Hà Nội;
Địa chỉ tâm linh nên ghé tại Sào Gòn; chùa dễ dàng kết nối Chùa Vạn Đức nơi thờ tự HT Thích Trí Tịnh, Chùa Núi Châu Thới, Chùa Hội Sơn và Thái Lan

Khoảng 5 giờ chiều, người chăm sóc cá sẽ tới cho cá ăn. Khi tới thăm chùa thì vào ngày thường sẽ không cần phải gửi xe, khi tới cổng chùa ở đường Dân Chủ thì mọi người dắt xe vào cổng rồi để xe gọn ở chỗ trống gần cổng ra vào.
------------
Around 5 pm, you will see the fish caretaker coming to feed. When visiting the pagoda, on weekdays, there is no need to park your bike, when coming to the pagoda gate on Dan Chu street, you need to take the bike to go on the gate and leave the bike neatly in an empty space near the entrance.

lâu rồi mới có dịp trở lại chùa, chùa nay đã khang trang hơn, hồ cá ở chùa một cột đã sạch đẹp hơn rất rất nhiều, mình đánh giá đây là 1 trong những ngôi chùa đưpj nhất thành phố.
Được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo bậc nhất của đất Sài Gòn, chùa Nam Thiên Nhất Trụ [100, Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức] còn được gọi bằng cái tên thân quen là chùa Một Cột. Một phiên bản độc nhất vô nhị của Diên Hựu Tự ở Hà Nội được dựng lên ở xứ sở phương Nam nhằm vẽ lại một thoáng lịch sử trong giấc mơ của Vua Lý Thái Tông
Nam Thiên Nhất Trụ - chùa Một Cột được khai sơn ngày 8 tháng 4 năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng và một đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh [pháp danh Đức Hiển nay đã xuất gia] đã yểm trợ ngài tạo lập nên.
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ ở TP.HCM được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc và kiểu dáng chùa Diên Hựu thế kỉ XI. Tương truyền vào đời vua Lý Thái Tông [năm 1049], một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa bé trai đưa cho nhà vua. Tỉnh dậy, vua bèn đem chuyện kể cho bầy tôi. Nghe xong, sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa như đã thấy trong mộng. Quả nhiên, ít lâu sau, hoàng hậu sinh được người con trai như mong muốn của nhà vua.
Chùa Một Cột ở miền Nam được xây dựng theo kiến trúc của các chùa chiền cổ ở miền Bắc, từ rui kèo, trính, xuyên, mái ngói... đến những đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng. Trụ chùa Một Cột đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép; mái lợp ngói uốn cong như chùa Một Cột Hà Nội, nhưng thấp và nhỏ hơn.
Ngôi chùa được đặt trên một cột cao khoảng 12m. Trên mặt hồ, ngôi chùa vươn lên với ý niệm cao cả, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo nên không gian thanh tịnh.

1. Đường dễ tìm, đi thẳng xe vào chùa ko cần gửi xe.
2. Khuôn viên chùa mát và nghiêm nghị về quy định cá hồ nuôi nên mn lưu ý.
3. Giữa chùa có một đài thờ xây dựng một cột nên mn hay gọi là chùa một cột Thủ Đức. Ở hồ có cá Koi rất đẹp, nước hồ trong vắt thấy đáy, bên cạnh có những bông hoa trắng nhìn rất mát mẻ.
4. Phía cổng vào bên hông cũng có hồ nhỏ, chảy như suối cũng có cá Koi và số cá khác, mà con nào cũng to to.

Chùa được khởi công vào ngày 8 tháng 4 năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng cùng với sự hỗ trợ của Phật tử Đỗ Thị Vinh. Sau gần 20 năm xây dựng, năm 1977 được hoàn thành và lấy tên là Nam Thiên Nhất Trụ như hiện nay.
Kiến trúc của chùa được mô phỏng lại từ phiên bản gốc tại Hà Nội, khuôn viên rộng và giản dị. Đặc biệt, có bức tượng Đức Địa Tạng Bồ Tát đúc bằng 61kg kim loại quý được đặt rất hoành tráng trong khuôn viên.

Nam Thiên Nhất Trụ - Thủ Đức khung cảnh tĩnh lặng, hồ cá trong vắt và rất đẹp, có Cây Thị trên trăm tuổi; cảm giác thấy thật yên tĩnh giữa lòng thành phố ồn ào náo nhiệt. Bất ngờ và quá tuyệt vời.

Vẫn không gian trầm mặc của nhiều năm trước. Hơn 4 năm không viếng. Chùa đã thay đổi diện mạo cổng tam quan, hàng rào… nhưng hồ cá, kiến trúc và không gian đậm chất thiền tông vẫn như thuở xưa.

Nay chùa nuôi cá Koi nên khu vực hồ rất trong xanh và đẹp lạ lẫm

Chùa Giác Ngộ

1406 đánh giá
Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh,Phường 3,Quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838309570
Website: http://daophatngaynay.com/

Không gian Chùa Chùa tuy không rộng, nhưng kiến trúc đẹp ngay trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5 gộp bóng cây xanh, chánh điện tôn nghiêm, tầng thượng có tháp ngắm toàn cảnh rất đẹp

Chùa nằm tren đường nguyễn trí thanh, thuận lợi dê tìm...
Bên trong chùa nội thật đẹp cưc kỳ sang trọng...những bưc tương phật quan âm bồ tát ánh vàng nhìn rất khác đặc trưng

1 địa điểm kiến trúc đẹp ko nên bỏ xót, khi thăm quan tâm linh tại địa điểm tp.hcm

Chùa có cái tháp trên tầng 7 check in chụp ảnh siêu ảo. Rồng thời Lý 🐉 đúng chất Việt Nam, ko bị lai căng rồng Trung Quốc. Kiến trúc ok

Một ngôi chùa kiến trúc đẹp vô cùng, trên những bức tường điêu khắc tượng Đức Phật rất công phu, hoàn mỹ , tuyệt vời

Chùa giác ngộ mà kg dạy giác ngộ làm mất tinh hoa đạo Phật. Toàn đem đám cưới, cầu an, cầu siêu vào chùa...

Chùa đẹp, to lớn, các buổi lễ lớn quy tụ rất nhiều phật tử đến đây.

🍁Dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Chùa Giác Ngộ chủ trương hình thái Đạo Phật Ngày Nay, tu tập theo pháp môn Tứ Thánh đế, nhấn mạnh tu thiền Vipassana, Tứ niệm xứ.

🍁Tông chỉ của Chùa Giác Ngộ là nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện. Chùa sử dụng các nghi thức tụng niệm thuần Việt, đề cao văn hóa Việt Nam.

🍁Chùa thường xuyên tổ chức các khóa tu một ngày an lạc vào chủ nhật hàng tuần, quy y Tam bảo vào các ngày rằm lớn như rằm tháng giêng, rằm tháng tư, rằm tháng bảy, rằm tháng mười và các lễ hội văn hóa Phật giáo. Phật tử trung niên và lão niên tu học vào sáng chủ nhật, thanh thiếu niên Phật tử sinh hoạt vào chiều chủ nhật. Chùa thường xuyên tổ chức lễ cưới [lễ hằng thuận] cho các Phật tử, giúp họ sống hạnh phúc theo tinh thần Phật dạy.

Chùa có chiều ngang hẹp nhưng thiết kế khoa học, rộng rãi. Hôm nay mình tha chương trình Hiến máu tại chùa. Chùa có một cách tổ chức các việc thiện nguyện rất khoa học, chu đáo. Không gian vừa trang nghiêm thanh tịnh, vừa rộng rãi cho Phật tử đến chiêm bái.

Chùa Quan Âm - Hội quán Ôn Lăng

1391 đánh giá
Địa chỉ: 12 Lão Tử,Phường 11,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838553543

Yên tĩnh, thanh tịnh, 1 trong những ngôi chùa lâu năm bậc nhất tại Saigon, khu người Hoa.

Năm nay chùa thêm bước khai báo y tế trc khi vào. Nhìn chung vẫn như mọi năm. Mình ghé đầu xuân lể chùa cầu năm mới bình an.

Hội quán Ôn Lăng ngôi chùa đẹp, thờ rất nhiều vị thần.

Chùa rất đẹp, xung quanh nhiều chỗ gởi xe và bán nhang đèn giá hợp lý

Chùa mang nét cổ kính, đậm văn hóa của dân tộc Hoa tại Việt Nam

Chùa có tuổi lâu đời. Có nhiều tượng thờ Phật điêu khắc đẹp \u0026 tỉ mỉ. Tết với mùng 1 \u0026 rằm 15 hằng tháng hằng năm đều rất đông người đến viếng thăm kính trọng. Mọi người nên ghé thăm 1 lần cho biết kiến trúc với chùa trang nghiêm này.

Ngôi chùa lâu đời, không gian đẹp, linh thiêng

Chùa Quan Âm cực kỳ linh ứng. Ai tam tai, năm tuổi có thể đến cầu xin gia hộ. Còn muốn đánh tiểu nhân cho bớt xui thì mấy cô bán nhang ngoài chùa có dịch vụ đánh giùm như bên Hồng Kông

Chùa Xá Lợi

1229 đánh giá
Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan,Võ Thị Sáu,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam
Website: http://chuaxaloi.vn/

Ngôi chùa có từ thời trước 1975, nơi còn dấu tích của những kiến trúc và mỹ thuật lịch sử. Cũng là cái nôi tâm linh của hàng Phật tử.

Chùa nằm ngay trên đường Bà Huyện Thanh Quan, vị trí rất trung tâm nhưng rất mát mẻ, thanh tịnh.
Chùa có cảnh quan rất đẹp, rất sạch sẽ. Chùa có hai cổng tam quan, cổng chính là phía đường Bà Huyện Thanh Quan. Cổng phụ là đường Sư Thiện Chiếu. Di chuyển từ cổng tam quan vào bên trong khuôn viên chùa là tháp chuông bảy tầng cao 32m được lập kỷ lục là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay. Tượng Ngài Quan Âm lộ thiên rất đẹp giúp Phật tử đi ngang qua cũng có thể xá Phật ngay. Đến đây giúp thân tâm cảm thấy rất an yên, sẽ thường xuyên đến chùa ạ.

Ngôi chùa toạ lạc ở quận 3, đường Bà Huyện Thanh Quan. Chùa rất đẹp, yên tĩnh và thoáng mát.

Một ngôi tam bảo với nhiều hoạt động Phật sự hấp dẫn. Tượng Phật bổn sư ở chánh điện lầu 1 rất đẹp và trang nghiêm. Khuôn viên chùa thoáng mát và sạch sẽ. Hàng tháng sẽ diễn ra khoá thiền tĩnh tu 1 ngày, nới quý Phật tử sẽ được hướng dẫn về Thiền, cũng như các động tác khí công bổ trợ. Đặc biệt vào lúc 15h00 vào ngày tĩnh tu có bài thuyết pháp của TT Thượng Chân Hạ Quang viện chủ Thiền Tôn Phật Quang ạ.

Chùa này có trước năm 1975. Mẹ mình lúc còn nhỏ năm 1960 mấy đã ghé đây. Nay mình ghé lại để update cho mẹ mình 😍

Chùa xá lợi ngày 14/03/2022

Chùa Xá Lợi tọa lạc tại góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiểu thuộc Q3 Tp HCM. Chùa được khởi công xây dựng vào tháng 8/1956 trên khuôn viên đất rộng khoảng 2.500 m2 và hoàn thành vào tháng 5/1958.

Chùa Xá Lợi được xây dựng với mục đích tôn thờ xá lợi Phật tổ và để làm hội quán chính thức của hội Phật học Nam Việt. Ban đầu có tên là chùa thờ Xá Lợi, trong quá trình xây dựng, dân chúng quen gọi tắt là chùa Xá Lợi. Đến lúc khánh thành, hội Phật học đến thỉnh ý Hòa thượng Khánh Anh, Pháp chủ giáo hội Tăng già Nam Việt và cũng là Chứng minh Đạo sư của hội Phật học Nam Việt để xin đặt tên hiệu cho chùa, Hòa thượng dạy: “Còn đặt tên gì nữa! công chúng đã gọi là chùa Xá Lợi thì lấy tên ấy cho hợp lòng người”, đó là duyên cớ có tên là chùa Xá Lợi. Chùa Xá Lợi có những đặc điểm tự hào là di sản văn hóa quý báu như sau:

Phật bảo :

Là một tháp bằng vàng, trong đựng báu vật là ngọc xá lợi Phật tổ, do ngài Narada Mahathera, một danh Tăng Phật giáo Tích Lan đã mang sang tặng để làm chứng tích Phật bảo thường trụ tại nơi quốc độ Việt Nam. Sự tích viên xá lợi này đã được nói rõ nơi phần nguyên do lập chùa ở trên.

Pháp bảo :

Có một pho kinh bối diệp cổ chép bằng chữ Pali trên lá Ô bôi [lá Muôn] cách nay trên 1.000 năm, dài 45 cm, ngang 6 cm, hai đầu có dùi lổ để xỏ chỉ xâu lại, bìa bằng gỗ sơn son thếp vàng hoa văn cầu kỳ, được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc.

Bộ kinh này do giáo hội Tăng già Tích Lan tặng cho ngài Thích Quảng Liên sau khi du học hơn 5 năm tại xứ này, khi về nước Ngài tặng lại cho hội Phật học Nam Việt để làm chứng tích Pháp bảo thường trụ tại quốc độ này. Bộ kinh chép lại lời ngọc đức Thế tôn khi Ngài bắt đầu chuyển pháp luân tại thành phố Ba La Nại [Bénarès] cho năm anh em Kiều Trần Như nghe. Pháp tạng này được làm lễ cung thỉnh về chùa Xá Lợi vào ngày 16. 06. 1957.

Tăng bảo :

Có một cây bồ đề được chiết cành từ cây gốc ở Tích Lan, do Thái tử con vua A Dục [Asoka] đem từ nơi đức Phật thành đạo sang trồng khi đến truyền bá đạo Phật ở xứ này. Cây bồ đề cũng do Ngài Narada Mahathera mang sang tặng để làm chứng tích Tăng bảo thường trụ nơi thế gian. Cây bồ đề được hạ thổ nơi sân chùa bên hông chánh điện, vào ngày vía đức A Di Đà [17 tháng 11 năm Mậu Tuất – 1958], cùng lúc với cây Bồ đề do Ngài Thích Minh Châu du học tại Ấn Độ gởi về cúng.

Chùa có một tháp bạc trong đựng viên xá lợi của đức Hoạt Phật Chương Gia Đồ do Pháp sư Diễn Bồi từ Đài Loan mang sang tặng vào ngày 11. 12. 1960. Đức Hoạt Phật [Phật sống] người gốc Thanh Hải -Mông Cổ thường được người Trung Hoa biết dưới danh hiệu Thập Cửu Thế Chương Gia Đại sư. Theo lịch sử, Ngài đã tái sinh 3 lần ở Ấn Độ, 9 lần ở Tây Tạng và 7 lần ở Thanh Hải, cộng 19 đời, mỗi đời tái sinh được xác nhận bởi những bằng chứng hiển hiện như Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng. Ngài sinh năm Canh Dần [Quang Tự thứ 16] tức năm 1890 và xả báo thân ngày 04. 03. 1958 tại Đài Bắc, 11 ngày sau làm lễ trà tỳ được trên một ngàn viên xá lợi.

Chùa thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca lớn, trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen. Ban đầu khi xây chùa, pho tượng được giáo sư Trương Đình Ý thực hiện bằng xi măng và thạch cao, tiếc rằng pho tượng đúc xong quá lớn không đưa lên chính điện trên lầu được, nên nhượng lại cho chùa khác [nay là tượng Phật cô đơn ở huyện Bình Chánh]. Sau đó, hội Phật học nhờ trường Mỹ nghệ Biên Hòa đắp tạo pho tượng khác bằng bột đá màu hồng theo như kích thước của tòa sen trên Phật đài. Tượng đúc xong được an vị vào ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu -1958. Đến năm 1969, pho tượng được thếp lại toàn thân bằng vàng như hình dáng ngày nay. Tượng Phật chùa Xá Lợi là một tác phẩm mỹ thuật, đường nét hài hòa cân đối, mang tính cách một vị Phật Việt Nam, không chịu ảnh hưởng các nền văn hóa khác, là khuôn mẫu tiêu biểu cho nhiều tượng Phật được thực hiện sau này.

Việt Nam Quốc Tự

898 đánh giá
Địa chỉ: 244 Đường 3/2,Phường 12,Quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Chùa năm ngay mặt tiền đường 3 tháng 2, chùa rộng rãi thoáng mát sạch đẹp

Tượng phật chùa rất đẹp nhìn rất có hồn, 1 địa điểm về tâm linh phật giáo rất nên đến, khi có dịp vào sài gòn v.v.....

Việt Nam Quốc Tự được mệnh danh là ngôi chùa sở hữu nhiều cái “nhất” tại Sài Gòn. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố Việt Nam Quốc Tự đã có rất nhiều sự thay đổi. Cùng với lối xây dựng độc đáo và vị trí đắc địa, Việt Nam Quốc Tự được xem là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam.

Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc Tự tọa lạc tại đường Ba tháng Hai, Quận 10, TP HCM [Ảnh: Sưu tầm]
Khi tìm hiểu về các địa điểm du lịch TP HCM thì rất dễ dàng để bạn có thể tìm ra chùa Việt Nam Quốc Tự. Ngôi chùa này tọa lạc tại đường Ba tháng Hai, Quận 10 [một con đường rộng lớn và vô cùng sầm uất ở Sài Gòn].

Mỗi ngày, Việt Nam Quốc Tự giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối. Do vậy, dù đi du lịch nhiều ngày hay chỉ du lịch Sài Gòn 1 ngày, bạn vẫn có thể thoải mái ghé thăm Việt Nam Quốc Tự cũng như kết hợp tham quan các địa điểm khác mà không ảnh hưởng đến lịch trình di chuyển.

Mùng 6 tết được ghé chùa Việt Nam Quốc Tự. Lại như những lần trước mình lại không được vào chánh điện để chiem bái Phật mà chỉ đứng ngoài lạy thôi. Từ ngày chùa xây xong đến giờ chỉ duy nhất có 1 mình được vào chánh điện chiêm bái. Tượng Mẹ Quan Âm cũ mình giờ cũng không thấy nữa sau khi đặt tôn tượng mới. Tượng mẹ Quan Âm cũ là nơi mình thường đến nguyện cầu, nhìn gần gũi và thể hiện được sự từ bi hiện trên mặt mẹ.

Chùa rất rộng và rất đẹp có cây có hầm để xe, phía trên cũng có chỗ để xe, nhà vệ sinh, phía sau cũng còn rất rộng

Tháp mới xây lại tạo nên diện mạo nguy nga lộng lẫy cho ngôi chùa, tiết thay ngôi chùa lại không phải là điểm tham quan của phần đông khách du lịch.

Gửi xe 5k dưới hầm bên phải.
Chánh điện rộng không thờ quá nhiều Phật, phát nhạc cho không khí cảm giác rất linh thiêng. Hoa đào hoa mai trong chánh điện còn tươi và đẹp.

Đây là một ngôi chùa lớn, một trung tâm Phật giáo tại TPHCM. Chùa thường tổ chức các sự kiện Phật Giáo lớn

Việt Nam Quốc Tự được biết đến là ngôi chùa có tòa tháp cao nhất Việt Nam. Tháp cao 13 tầng.
Điểm mạnh nữa là hạn chế tối đa việc đốt nhang trong chùa.
Chùa có nhiều góc đẹp cho các bạn trẻ chụp ảnh. Tóm lại đây là một điểm đến thú vị, đáng tham quan tại Sài gòn.

Chùa Ông Bổn - Nhị Phủ Miếu

656 đánh giá
Địa chỉ: 264 Đ. Hải Thượng Lãn Ông,Phường 14,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838553187

Ngôi chùa này đã có từ rất lâu đời phục vụ tín ngưỡng của đồng bào Hoa kiều, mang đậm kiến trúc Phúc Kiến cổ kính. Nơi đây có rất đông bà con tiểu thương đến cúng bái cầu mong mua may bán đắt…Hãy đến chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp cổ kính này!

Ngôi chùa này đã có từ rất lâu đời phục vụ tín ngưỡng của đồng bào Hoa kiều, mang đậm kiến trúc Phúc Kiến cổ kính. Nơi đây có rất đông bà con tiểu thương đến cúng bái cầu mong mua may bán đắt…Hãy đến chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp cổ kính này!

Chùa Ông Bổn hay còn gọi là Miếu Nhị Phủ, rất cổ kính và đậm chất tâm linh theo phong cách của người Hoa. Các bạn có thể tời đây để tìm hiểu về văn hóa cũng như tính ngưỡng tâm linh của những người dân gốc Hoa.

Ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm giữa trung tâm Chợ lớn nhộn nhịp với nhiều khu buôn bán sĩ lân cận đó !

Chùa Ông Bổn hay tiếng hán còn gọi là [Nhị phủ miếu] tọa lạc tại trung tâm quận 5 TP HCM. Điều đặc biệt khi tới đây có rất nhiều những vòng hương thắp cúng treo khắp vòm trần chùa tỏa khói thơm nghi ngút. Chùa mang phong cách đặc sắc văn hóa của người Hoa.

Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn; là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa [nay là vùng Chợ Lớn] vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.Vào cuối thế kỷ 17, nhiều người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến, vì mưu sinh nên đã sang Việt Nam rồi định cư ở vùng Chợ Lớn. Để có nơi thờ cúng, giữ gìn tập tục và gặp gỡ; những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu [nên có tên là Hội quán Nhị phủ], thuộc tỉnh Phúc Kiến [Trung Quốc] đã chung góp công sức, tiền của lập nên một ngôi thờ cách nay khoảng 275 năm[1], tức vào khoảng năm 1730, mà giờ đây có tên là miếu Nhị Phủ.

Về sau, nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu lập thêm Hội quán Hà Chương vào năm 1809, cách không xa khu vực miếu Nhị Phủ.

Từ khi thành lập cho đến nay, miếu Nhị Phủ đã qua ba lần trùng tu lớn vào những năm 1875, 1901 và 1990. Dù vậy, ngôi miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Hoa gốc Phúc Kiến.

Trong bài phú dài có tên Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, chùa Ông Bổn [vì ông Bổn được thờ chính], tức miếu Nhị Phủ đã được nhắc đến:

Coi chùa ông Bổn Đầu Cân
Dám quên chữ ngọn rau tấc đất.Miếu Nhị Phủ toạ lạc trên một diện tích rộng khoảng 2.500 m2. Phần sân chiếm gần phân nửa diện tích, phần còn lại dùng để xây dựng bao gồm các điện thờ và trụ sở hội quán.

Miếu có kiến trúc tổng thể theo hình chữ khẩu [chữ Hán], gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh.[2]

Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái. Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tượng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời. Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc... được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc.[3] Nhìn chung, miếu Nhị Phủ là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp điêu khắc gỗ, đá và gạch ngói, như những vòm cửa bằng đá, những hàng cột gỗ to, có cột cao đến 7m, chân cột kê trên các chân đế bằng đá chạm trổ mỹ thuật...Trong miếu hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, chuông bằng gang làm năm 1875, tượng kỳ lân bằng đá, các bao lam, bình phong... có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ 19.

Miếu có tất cả 14 câu đối và 30 hoành phi, phần lớn được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Các hoành phi, câu đối được chạm viền xung quanh, bên trong chạm nổi các chữ Hán trên nền hoa văn rồng, mây, sóng nước... ngoài ý nghĩa ca ngợi thần thánh còn có giá trị nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chạm gỗ.

Các vị thánh, thần được tạo tác tinh tế bằng gỗ hoặc thạch cao. Và tất cả đều được đặt trong những khám thờ, được trang trí bằng nhiều họa tiết sinh động, đẹp đẽ. Trong các khám thờ, nổi bật và giá trị hơn cả là khám thờ ông Bổn, có niên đại 1894, được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, chạm trổ đề tài lưỡng long tranh châu, ngô đồng, phượng, lân... xen kẽ hoa văn đồng tiền, chữ thọ, tôm, cua, cá...trông rất nguy nga, lộng lẫy.Miếu Nhị Phủ là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Hoa gốc Phúc Kiến.

Vì vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1998, miếu Nhị Phủ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích Văn hóa-Lịch sử cấp quốc gia.Trong khi hầu hết các chùa, đền, miếu, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn đều thờ chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Quan Đế, thì miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công, vị thần bảo vệ đất đai và con người.

Về lai lịch Bổn Đầu Công, học giả Vương Hồng Sển cho biết:

Chùa Hoa của người Phúc kiến !

Chùa nằm ở quận 5 gần chợ kim biên, chùa ông bổn mang đậm kiến trúc của người hoa, với nhiều kiến trúc và họa tiết độc đáo.
Chùa được xây dựng cách đây hơn 100 năm, và được gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Vào những ngày lễ lớn thường có rất đông người đế cúng bái và cầu nguyện

Chùa Pháp Hoa

648 đánh giá
Địa chỉ: 870 Trường Sa,Phường 14,Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 0919996666

Địa chỉ: số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 6h00 – 11h30 và 13h30 – 21h00 hàng ngày
Chùa Pháp Hoa nằm ở trung tâm thành phố, gần cầu Lê Văn Sỹ, rất thuận tiện trong việc di chuyển. Nếu có dịp du lịch Sài Gòn, muốn thăm chùa Pháp Hoa, bạn chỉ cần di chuyển lên đường Trần Quốc Toản rồi thẳng lên cầu, nhìn sang phải
Chùa Pháp Hoa được thành lập năm 1928 do hòa thượng Đạo Hạ Thanh đứng lên xây dựng. Thuở ban đầu, chùa được xây đơn giản. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1993 để có diện mạo như ngày hôm nay.

Năm 2015, chùa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử, trở thành địa điểm du lịch TP.HCM được nhiều người yêu thích.

Một ngôi chùa khá là Linh thiêng tọa lạc khu trung tâm Q3, nằm bờ kè cầu Lê Văn Sĩ. Chùa có 3 tầng, chánh điện nằm trên lầu 3 nhé mọi người. Chung quanh chùa có rất nhiều Lồng đèn khá đẹp. Vào các dịp Lễ lớn Chùa sẽ treo các lồng đèn Hoa Sen rất đẹp, đèn hoa sẽ gắn xung quanh gần đó.

Chùa nằm ven sông ngay bờ kè, kiến trúc rất đẹp, thanh tịnh, rộng rãi, có 3 tầng luôn. Bên ngoài chùa trang trí nhiều lồng đèn, tối mở lên nhìn như Hội An thu nhỏ, rất xinh xắn và lãng mạn hahaha.

Chùa Pháp Hoa được thành lập năm 1928 do hòa thượng Đạo Hạ Thanh đứng lên xây dựng. Thuở ban đầu, chùa được xây đơn giản. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1993 để có diện mạo như ngày hôm nay.

Năm 2015, chùa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử, trở thành địa điểm du lịch TP.HCM được nhiều người yêu thích.

Ngôi chùa cổ kính. Kiến trúc rất đẹp nằm trên bờ sông nhiêu lộc. Nhìn thật uy nghiêm tráng lệ.

Chùa nằm ven sông ngay bờ kè, kiến trúc rất đẹp, thanh tịnh, rộng rãi, có 3 tầng luôn. Bên ngoài chùa trang trí nhiều lồng đèn, tối mở lên nhìn như Hội An thu nhỏ, rất xinh xắn.
870 đường Trường Sa.

Chùa chuẩn bị cho ngày lễ Phật Đãn, hoa đăng sáng cả một vùng trời,thật lộng lẫy và hoành tráng!🙏🙏🙏

[ Lên lịch ngay LỄ THẢ HOA ĐĂNG LỚN NHẤT SÀI GÒN mừng đại lễ Phật Đản 2022 ] 🌺🌺🌺
📍 Chi tiết lễ thả hoa đăng mừng đại Lễ Phật Đản 2022
- Thời gian: 18:00 ngày 12/05/2022 [tối 12 âm lịch]
- Địa điểm: chùa Pháp Hoa - 220/3 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh
📍 Như thông lệ vào ngày rằm tháng 4 [âm lịch] hằng năm, tại chùa Pháp Hoa sẽ diễn ra buổi lễ thả đèn hoa đăng ngay khu vực trước chùa, mừng Lễ Phật đản và cầu nguyện cho quốc thái dân an, tâm niệm an lạc. Mỗi phật tử được phát miễn phí một đèn hoa đăng, sau đó ghi những điều mong ước tốt đẹp nhất cho người thân, gia đình rồi thả xuống dòng kênh Nhiêu Lộc để cầu may mắn, bình an.
Cre: Sài Gòn Stories

Chùa Ông - Hội Quán Nghĩa An

485 đánh giá
Địa chỉ: 678 Đ. Nguyễn Trãi,Phường 11,Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam
Liên lạc: 02838558675

Hội quán Nghĩa An, ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, vừa được trùng tu lại, có lối kiến trúc của người Hoa.

Có chỗ gửi xe rộng, 5k. Khuôn viên rộng, thoáng mát
Có xin xăm.

Đáng sợ! 1/5/2022 mình và người thân ở xa đến vì nghe nói chùa rất thiêng. Do ở xa nên mình đã xem kĩ thông tin giờ giấc đóng cửa rồi mới đến. Mình đến lúc 17h10 nhưng cô chú chỗ giữ xe lại nói chùa đóng cửa rồi, trong khi giờ đóng cửa ghi trên gg map là 18h. Mình mới hỏi CHÚ GIỮ XE [THẤP, ĐẦU HÓI] là vậy bình thường chùa mở cửa lúc mấy giờ để con ghé, mình hỏi có chủ ngữ vị ngữ đàng hoàng. NHƯNG chưa gì CHÚ GIỮ XE đã lớn tiếng nạt nộ, còn nói KHÔNG biết giờ đóng cửa và VÔ HỎI CHÙA. Chú và cô liên tục nạt nộ mặc dù mình đang nói rất lễ phép. Lúc đi ra mình có cự lại rằng Nãy giờ tụi con nói chuyện đàng hoàng mà chú cứ chửi bới, chú làm trong chùa thì đừng có tạo nghiệp. Đến đây chú càng hung hăng hơn, mày tao bặm trợn. Thiết nghĩ càng những nơi linh thiêng thì càng nên sàng lọc kĩ những đối tượng nào đảm nhận được công việc hay không, mình không đòi hỏi ai phải tươi cười niềm nở với mình, chỉ cần đàng hoàng với nhau vậy thôi.

Chùa rất sạch sẽ , kiến trúc cổ kính rất đẹp

Địa điểm kiến trúc đẹp, nơi thờ cúng linh thiên nên mn hãy chụp bên ngoài thôi ạ

Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán, là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Hoa gốc Triều Châu; hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Có giữ xe
- Không gian thờ cúng đậm chất Người Hoa
- Sạch sẽ và thoáng đãng
- Phía trước chùa có sân khấu để trình diễn Kinh Kịch

Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán, là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Hoa gốc Triều Châu; hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Vì vậy, ngày 7 tháng 11 năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định số 43-VH/QĐ công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chùa Pháp Vân

429 đánh giá
Địa chỉ: 16 Đ. Lê Thúc Hoạch,Phú Thọ Hoà,Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838607975

Khá tốt. Sạch sẽ, rộng rãi và đẹp. Có bán ảnh thờ và tượng Phật thờ đẹp và giá tốt. Sau này mình sẽ ghé lại mua ảnh Phật.

Chùa thanh tịnh, có quán thiền trà. Bên dưới quán có 1 chị may đồ lam rất đẹp

Không gian trong chùa Pháp Vân rộng thoáng mát không khí trong lành mọi người nên đến tham quan 1 lần.

Chùa Pháp Vân tọa lạc tại số 16 Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 11km.

Chùa Pháp Vân tiền thân là ngôi Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường Thanh niên phụng sự xã hội thuộc Phân khoa Khoa học xã hội của trường Đại học Vạn Hạnh do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965.

Chùa đã được trùng tu vào các năm 1991 và 2004.

Chùa Pháp Vân hiện đang nắm giữ 4 kỷ lục Việt Nam:
- Một là cặp Kỳ Lân bằng đá hoa cương lớn nhất.

- Hai là “Tôn tượng Bồ tát Quan thế Âm nghìn tay nghìn mắt [ở thế đứng] bằng đồng cao nhất Việt Nam.

- Ba là “Kinh bát nhã bằng tiếng Việt [bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh] được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất”.

- Bốn là “Chiếc trống đại bằng gỗ thông hương nguyên khối có đường kính mặt trống lớn nhất”.

Từ ngoài vào có cổng tam quan rất độc đáo , chùa Pháp Vân đã có lâu năm và đã được trùng tu nâng cấp nhiều lần nên có được diện mạo như ngày nay, ở đây có những kiến trúc đặc biệt là những tượng lân bằng đá được chế tác tinh xảo, bên trong chùa nhiều trồng nhiều cây xanh, nỗi bật với tòa tháp cao 14 tầng. Ở 2 tầng đầu là chánh điện và giảng đường, các tầng tháp trên nhỏ dần mỗi tầng có một chức năng như Tổ đường, linh đường, điện phật, tháp chuông\u0026 tháp trống...

Chùa Pháp Vân tiền thân là ngôi Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường Thanh niên phụng sự xã hội thuộc Phân khoa Khoa học xã hội của trường Đại học Vạn Hạnh do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965 và Hòa thượng Thích Thật Trí làm trụ trì đầu tiên. Chùa tọa lạc tại Số 01 đường 37 Phú Thọ Hòa, Sài Gòn, nay là số 16 Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Tp. HCM.
Chùa Pháp Vân thuở sáng lập chỉ là ngôi thiền đường lợp tranh nên còn được gọi là Chùa Lá Pháp Vân. Sau năm 1975, ngài Trụ Trì bấy giờ là Hòa thượng Thích Thật Trí đã cho lợp lại bằng tole để thay thế những tấm tranh mục nát. Năm 1986, do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng Trụ trì đã xin thầy Thích Phước Trí từ chùa Vạn Phước về làm thị giả để giúp tiếp quản Phật sự của chùa Pháp Vân. Được sự cho phép của Ôn trú trì, thầy Phước Trí đã tìm phương hướng giải quyết mọi vấn đề khó khăn cấp bách của chùa Pháp Vân trong thời điểm vừa về làm thị giả. Song song đó là việc thành lập Ban Trùng tu chánh điện chùa Pháp Vân để trùng tu lại ngôi Thiền đường lâu năm đang dần mục đổ theo thời gian. Công trình được khởi công lần thứ nhất vào năm 1991 và hoàn thành năm 1992. Năm 1997, thầy Thích Phước Trí được Giáo hội chính thức bổ nhiệm Trụ trì chùa Pháp Vân, trực tiếp hướng dẫn tu học cho chư Tăng và Phật tử. Do Phật tử đến tu học ngày càng đông, chùa phải che thêm mái tole phía trước sân để có nơi cho mọi người sinh hoạt tu học. Năm 2004, một Giảng đường và Tăng đường 2 tầng hình chữ L phía bên trái chánh điện được xây dựng thêm để phục vụ việc tu học của đại chúng, cũng là nơi đón tiếp phái đoàn Tăng thân Làng Mai do sư ông Thích Nhất Hạnh dẫn đầu cùng trên 200 thiền sinh từ Pháp về thăm. Cũng từ đó ngôi chùa Pháp Vân được nhiều người biết và tìm đến tu học.
Với tâm nguyện mở rộng chùa để có điều kiện cho Phật chúng sinh hoạt tu tập, thầy Phước Trí đã phát nguyện trùng tu lại ngôi Tam bảo sau bao năm xuống cấp. Nhờ Lực gia trì của mười phương Tam bảo, tâm tùy hỷ của chư tôn đức Tăng Ni, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, tấm lòng vàng của Phật tử trong và ngoài nước, công đức lớn của các công ty, lòng nhiệt tình của các mạnh thường quân cùng sự hộ niệm cầu nguyện của Đạo tràng các giới mà ngôi phạm vũ Pháp Vân được thi công theo đúng tiến độ và hoàn thành tốt đẹp sau 4 năm khởi công xây dựng với các hạng mục như: Đại Giảng Đường, Tòa Chánh Điện, Tổ Đường, Linh Đường, Điện Di Đà… Đặc biệt, 2 cầu thang lối lên chánh điện là 2 con lân được tạc từ 2 khối đá hoa cương có chiều dài 10m, rộng 4.2m và cao 5m được thực hiện bởi 15 thợ điêu khắc trong suốt 3 năm [2010-2013].

Vào chùa cảm giác yên tĩnh, tôn nghiêm. Nhiều góc trong chùa rất đẹp

Chùa rất rộng lớn, thoáng đãng, cảm giác rất bình yên và thanh tịnh. Chùa có tòa tháp nằm ngay trung tâm khá cao, chánh điện lớn và uy nghi, lối vào chùa có nhìu nơi chạm khắc đẹp và rất tỉ mỉ!

Chùa Tuyền Lâm

379 đánh giá
Địa chỉ: 887 Hồng Bàng,Phường 9,Quận 6,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02839690819
Website: https://dothobattrang.vn/tham-quan-chua-tuyen-lam-mot-di-tich-chua-co-tai-quan-6/

Chùa hơi nhỏ nhưng thoáng đãng mát mẻ . Chùa hay làm từ thiện khi có thiên tai xảy ra . Thầy trong chùa thân thiện hay giúp người có hoàn canh khó khăn .

Đến viếng chùa. Được sư ông giảng 2 bài học vô cùng thấm thía về lòng vị tha. Món chay ở chùa ngon tuyệt cú mèo.

Không khí rất thanh tịnh, trang nghiêm, mang lối kiến trúc Trung Hoa, tọa lạc gần vòng xoay cây gõ

Chùa đẹp có chổ để xe tử tế good good

Chùa lớn, yên tĩnh.

Vào giữa thế kỷ XIX, vùng này là một rừng chồi, đầm nước, Hòa thượng Thích Thiện Tín đã đến lập một ngôi chùa nhỏ tu hành. Theo thời gian, vùng này phát triển thành đô thị sầm uất, ngôi chùa được xây dựng lại quy mô, kiên cố. Chùa được trùng tu vào những năm 1971, 1993.

Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Thiện Tín, HT Thích Từ Chiếu, HT Thích Trí Châu, TT Thích Trí Khả. Thượng tọa Thích Thiện Nghĩa trụ trì hiện nay là Phó Ban Đại diện Phật giáo Quận 6. Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc, có đôi nét kết hợp nghệ thuật chùa Trung Hoa. Tổng thể kiến trúc ngôi chùa gồm 3 dãy nhà khép kính vuông gốc nhau. Mái ngói gồm nhiều tầng, đầu ngói công vuốt lên hình đầu đao. Mái được lợp ngói ống mà xanh ngọc giống đền chùa người Hoa.

Chùa được trang trí chủ đạo là sắc đỏ đây cũng là dấu ấn của nghệ thuật chùa Trung Hoa. Tuy chùa sử dụng nhiều vật liệu xây dựng hiện đại, nhưng kiến trúc chùa hiện nay vẫn giữ được dấu ấn của chùa cổ. Vì thế, ngôi chùa ngày nay khanh trang, kiên cố những mang đậm nét nghệ thuật chùa cổ. Cổng tam quan của ngôi chùa khá đặc sắc, gồm mái ngói 2 tầng, cột được khắc nhiều câu đối bằng chữ Hán. Qua cổng là khoảng sân chùa có diện tích khiêm tốn, nhưng được trồng nhiều cây xanh xung quanh. Giữa sân chùa có một điện thờ hai bên có đặt hai tượng sư tử.

Chánh điện ngồi chùa có kiến trúc hiện đại, khang trang. Khám thờ dược chạm trổ tinh thế rất công phu. Chính giữa điện, tôn trí Phật Thích Ca.

Xung quanh Chính điện được thờ nhiều tượng Phật khác như Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Tiêu Diện Đại Sĩ và Đức Hộ Pháp, điện thờ Tổ Sư Đạt Ma.

Trong chùa còn thờ nhiều tượng Phật khác như Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Tiêu Diện Đại Sĩ và Đức Hộ Pháp, điện thờ Tổ Sư Đạt Ma và nhà thờ Tổ.

Chùa có Đạo tràng Bát quan trai gồm 140 Phật tử. Chùa Tuyền Lâm hiện là điểm An cư kiết hạ tập trung dành cho chư Tăng trong Quận 6.

Trang nghiêm, phong cảnh đẹp

Chùa là nơi An cư kiết hạ tập trung hàng năm cho chư tăng trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Hòa thượng trụ trì Thích Mình Nghĩa rất khiêm cung, bao dung và hoan hỷ với mọi người !

Tổ đình Phụng Sơn [Chùa Gò]

377 đánh giá
Địa chỉ: Đường Đường 3/2,Phường 2,Quận 11,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chùa Phụng Sơn thường được gọi là Chùa Gò. Không gian rất rộng, thoáng, bình yên. Chánh điện đẹp, sạch sẽ, khang trang.

- Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408, đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988.

- Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông [1754-1840] tạo lập vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, giống các chùa Giác Lâm và chùa Cây Mai, nằm trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen.

Chùa Gò. Phụng Sơn Tự.
❤❤❤
Lần đầu tiên mình đi chùa cổ này, chùa lớn, khuôn viên rộng, nhiều hạng mục hoành tráng, làm nhớ mấy chùa dưới quê.
Bên hông chùa có thờ quan Thánh, người ta vô xin xăm quá trời!
🥰😍

Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408, đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông [1754-1840] [1] tạo lập vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, nằm trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen.

Tương truyền, trên đường đi vân du vào phủ Gia Định, thiền sư Liễu Thông trông thấy cảnh trí nơi này thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành, nên dựng một am tranh tại đây, và được người dân quanh vùng gọi bằng một cái tên dân dã là chùa Gò. Một hôm, có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng [Firmiana simplex] trước am cất tiếng gáy, thiền sư cho đó là điềm lành, nên đặt tên chùa là Phụng Sơn Tự, có nghĩa chùa trên núi có chim phụng.

Theo wiki

Chùa Phụng Sơn còn có тêɴ là chùa Gò, tọa lạc ở số 1408, đường ba tháng hai, phường 2, quận 11, TP Hồ Chí Minh. Phía bên trong chùa chia thành 2 khu, phía trước là cнíɴн điện phía sau là nhà giảng. Sân lộ тнιên bên trong có tượng Quan Âm, hòn non bộ và rất nhiều cây cảnh khác nhau tạo nên một không gian thoáng mát, sáng sủa không kém phần linh thiêng của ngôi chùa.

Trải qua hơn 200 năm với 2 lần trùng tu lớn, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm. Chính điện có nhiều pho tượng xưa bằng gỗ, khoảng 40 pho tượng thờ, được thếp vàng điêu khắc tinh xảo. Vào năm 1988, chùa Phụng Sơn được xếp hạng di tích Văи hóa quốc gia.

Bước từng bước nhẹ nhàng và kiểm soát hơi thở... Vãng cảnh, tâm nhẹ nhàng từ từ thả lỏng.

Chùa có kiến trúc cổ kính , không gian bên trong rất rộng ,có bãi đỗ oto , chùa có rất nhiều tượng , mấy sư trong chùa thân thiện .

Phụng Sơn Tự còn có tên là Chùa Gò tọa lạc tại số 1408 đường 3/2 , phường 2, quận 11, tp HCM . Được tạo lập vào đầu thế kỷ 19 trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ . Ngôi chùa này đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1988 .

Chùa được sếp hạng di tích lịch sử , các sư trong chùa rất quý phật tử đến viếng thăm chùa

Long Hoa Cổ Tự

166 đánh giá
Địa chỉ: PP9M+5P7,Phú Mỹ,Quận 7,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02837851881

🤔✍🏾 Là nơi dành cho tính đồ Phật giáo cũng như ai có lòng tính ngưỡng đều biết wa nơi đây.!! 1 nơi thật yên tịnh dành cho Tăng., Ni... và đó cũng là nơi lớn lên của những đứa trẻ ko GĐ ko người thân.!? Long Hoa Cổ Tự 1 ngôi chùa đã nuôi lớn biết bao con người Trưởng Thành... Bạn có thể góp chút ít công sức của mình vào nơi đây cùng chung sức Chia Sẽ giúp cho những đứa trẻ cũng như Long Hoa Cổ Tự ngày càng lớn hơn.! 👀 👀 🆗🌬️💨 💥🗯️💥🗯️💥🗯️

Cơ sở bảo trợ và nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Nơi trang nghiêm.

Chùa rất đẹp, nuôi dạy nhiều trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Đợt xuân 2017 trường mình có chiến dịch xuân tình nguyện nên được vào chùa chơi với các em
Ở đây đa phần là các bé trai mồ côi nhiều, các em rất dễ thương và hòa đồng.
Chùa nằm trong 1 con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát nên cũng khá khó tìm. Mong có nhiều mạnh thường quân đến đây làm từ thiện giúp các em nhỏ được học hành và trưởng thành.

Chùa đẹp, cổ kính, mới tu sửa. Chùa có nuôi trẻ em mồ côi, khá đông. Chỉ mới ghé thăm và tặng quà các em, chưa có thời gian viếng cảnh chùa và lễ Phật.

Nơi đây đã có từ rất lâu rồi.khá yên tĩnh.có rất nhiều khách thâp phương đến đây để BÁI PHÂT.
Thât thiếu sót cho những ai đi viếng chùa.mà bỏ qua nơi đây Còn 1 sao dành tăng cho moi người.khi đến viếng chùa nhé.

Chùa nuôi dạy trẻ mồ coi

Chùa rất đẹp và trang nghiêm

Chùa yên tĩnh, là nơi nuôi dạy các bé mồ côi đáng thương. Nhưng mà trồng ít cây nên hơi nắng. Mong các nhà hảo tâm tài trợ trồng cây giúp chùa có thêm bóng mát và cảnh quan

Chùa Long Hoa - Long Hoa Tự

111 đánh giá
Địa chỉ: 360A Bến Bình Đông,Phường 15,Quận 8,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838547311

Chùa hoa tông, Khu chánh điện gồm hai phần: Trên lầu là Đại hùng bảo điện [khánh thành năm 1973] có tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca cao 3m, tầng dưới là nhà giảng. Sau khu chánh điện có Tàng Kinh Giác trưng bày Tam Tạng kinh điển và điện Dược Sư [xây dựng năm 1998] gồm 3.000 tượng Phật Dược Sư và Thập bát La Hán. Phía sau điện Dược Sư là Quan Âm Các [xây dựng năm 2000] xây nổi trên mặt hồ, có bức tường dài 25m được chạm nổi 18 con rồng và một tấm bia ghi công đức. Năm 2001, chùa xây Tô Thực Đường phục vụ các mán ăn chay cho Phật tử và du khách. Từ năm 2001 đến nay, chùa từng bước nâng cấp nền nhà, xây mới tăng phòng, phòng khách, trồng hoa kiểng...

Chùa này có món hủ tiếu xào chay và mỳ xào giòn chay ngon lắm, cỡ 40k/dĩa, trà xanh không độ 14k/chai.
.
Xin lỗi các bạn theo đạo, mình có tâm hồn ăn uống, đi chùa thường ngắm cảnh + thưởng thức món chay + thích cho cá ăn bánh mỳ thôi. Còn về tâm linh thì tùy tâm.

Đây là ngôi chùa rộng rãi và thoáng mát nhất mình từng ghé thăm

Chùa Long Hoa Tự có khuôn viên rộng thoáng mát nơi thờ phượng trong Chánh điện rất Trang Nghiêm được du khách trong và ngoài nước đến lễ Phật rất nhiều

Chùa này toạ ở bến Bình Đông, đối diện 1 con sông. Chùa ở đây linh thiêng. Đây là chùa của người Hoa. Có nơi thờ hủ cốt của tổ tiên. Có ao cá và căn tin bán nhiều món người Hoa dành cho ngồi ăn tại chỗ hay mua cúng. Thực đơn có cà phê, mì xào dòn, hủ tiếu xào, bánh củ cải, bún gạo xào.... Toàn bộ đều là đồ chay siêu ngon. Mình thích nhất là bánh củ cải. Có thể đi xe bus đến!

Chùa này tôi hay đến, nếu mọi người ở quận 8 hoặc phường 15,16 hãy ghé ngay chùa này

Long Hoa Tự
Địa chỉ: 360A Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ: 10.735148, 106.637818
Vị trí này còn gọi là Bến Mễ Cốc xưa, trước mặt có cầu phà cho khách đi đò dọc, đò ngang, bên trái có cái cầu cảng lên xuống hàng hóa cho thương lái chở hàng hóa bằng ghe tàu từ miền tây về, nhìn chung bốn bề view đẹp, chùa rộng rãi thoáng mát, thiết kế đẹp, bà con phật tử viếng khá đông

Nơi tín ngưỡng của Phật giáo người Hoa, làm điểm làm từ thiện tích cực của người Hoa

Chùa Hưng Long

90 đánh giá
Địa chỉ: 298 Ngô Gia Tự,Phường 4,Quận 10,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Liên lạc: 02838320071
Website: https://dothobattrang.vn/ben-trong-ngoi-chua-hung-long-quan-10/

Ngay trung tâm Q10, trên tuyến đường huyết mạch của Tp là đường Ngô Gia Tự, rất rộng rãi, thuận tiện cho nhiều loại phương tiện lưu thông. Ngôi Chùa được xây dựng lâu đời rất uy nghiêm, cổ kính và linh thiêng với không chỉ dân địa phương mà còn với nhiều thương nhân trên nhiều miền của tổ quốc.

Chùa rất thanh tịnh giữa trung tâm thành phố ồn ào

Chùa được ở vị trí mặt tiền đường nên quý khách dễ đến viếng, có chỗ để gửi xe máy bên trong , hiện đang hạn chế đông người,nên chỉ tới khi có việc cần thiết.

Chùa đẹp và các bài trí đẹp sạch sẽ. Các tượng cũng rất thần thái

Chùa Hưng Long cũng nằm trên đường Ngô Gia Tự, gần chùa Trấn Quốc, vị trí của chùa nằm hơi thụt vào trong một chút, cách trang trí có vẻ đơn giản, mộc mạc hơn chùa Trấn Quốc, màu chủ đạo là mầu nâu truyền thống của nhà chùa. Nhìn chung những ngôi chùa nằm gần nhau trên cùng một con đường có hoạt động kinh doanh mua bán nhộn nhịp thì thường khó có diện tích lớn được, chùa Hưng Long và chùa Trấn Quốc cũng vậy.

Chùa được một số Phật tử địa phương thành lập vào khoảng đầu thế kỷ XIX lấy tên là Hưng Long Di Đà Hội. Sau Hội cúng chùa Hưng Long cho các nhà sư dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh từ miền Trung vào tu học và hành đạo.
Tiến sĩ Trần Hồng Liên trong bài viết trên Báo Giác Ngộ “Thiền sư Tiên Liễu Chánh Niệm [1762 – 1822] cho biết Thiền sư Tiên Liễu thuộc đời thứ 37, tông Lâm Tế, dòng Đạo Bổn Nguyên đã trụ trì chùa Hưng Long đầu thế kỷ XIX.

Sách Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh của Thành hội Phật giáo TP. HCM [NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001] cho biết chùa do Hội Di Đà Phật tử sáng lập, HT Thích Huệ Chấn trùng tu. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Huệ Chấn, HT Thích Bửu Đảnh, HT Thích Pháp Ý, HT Thích Huệ Quý. Hoà thượng Thích Như Tín đảm nhận trụ trì chùa từ năm 1990 đến nay.

Chùa được trùng tu vào các năm 1915, 1993. Đặc biệt, từ ngày 09 – 4 – 2001, Hoà thượng trụ trì Như Tín đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa gồm một tầng lầu làm chánh điện, tầng lửng làm phòng khách và thư viện, tầng trệt làm giảng đường và thờ Tổ. Chùa đã làm lễ khánh thành vào ngày 01 – 4 – 2002.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

Chùa Hưng Long là chùa nằm ở đường Ngô Gia Tự, quận 5, chùa có diện tích tuy không lớn nhưng có vị trí gần trung tâm nên cũng thuận lợi cho cư dân quanh khu vực lui tới thăm viếng . chùa vẫn giữ được vẻ mộc mạc của một chùa cổ, chùa cũng gần chùa Trấn Quốc, chỉ cách có ít căn nhà.

Chùa khá rộng rãi, mặt tiền đẹp thích hợp cho người đi cúng bái. Có chỗ nghỉ ngơi , uống nước vãn cảnh. Nếu đi xe hơi thì nên gửi xe ở sân Thống nhất hoặc Coop Mart 3/2 ,... Trước khi vào

Chủ Đề