Tlđd là gì

1. Mở đầu vấn đề

Cách tiếp cận, định hướng nghiên cứu về chính sách pháp luật ở nước ta đang được hình thành và phát triển, khoa học chính sách pháp luật ở Việt Nam đang được hình thành.

Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển chính sách pháp luật ở nước ta cho thấy, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về định hướng này được công bố. Tư tưởng nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu về chính sách pháp luật ở nước ta đã được giới khoa học quan tâm, nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ XX, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu ban đầu mói chỉ được công bố vào những năm đầu thế kỷ XXI.

2. Chính sách pháp luật theo GS.TSKH. Đào Trí Úc

Năm 2000, GS.TSKH. Đào Trí Úc công bố công trình Luật Hình sự Việt Nam, Quyển I: Những vấn đê chung. Trong Chương IV:

Chính sách hình sự, giáo sư đã đưa ra khái niệm về chính sách pháp luật.

Theo đó "Chính sách pháp luật là những nguyên tắc đường hướng cơ bản được Đảng và Nhà nước hoạch định đối với từng giai đoạn phát triển nhất định của đất nước nhằm tạo ra những cơ sở đúng đắn cho việc sử dụng một cách có hiệu quả các khả năng điều chỉnh của pháp luật; nhằm xác định đúng đắn tô’ chức và hoạt động của các cơ quan pháp luật và nhằm xây dựng ở mỗi người dân ý thức và lối sổng tuân theo pháp luật” [theo Đào Trí úc: Luật Hình sự Việt Nam, Quyển I: Những vấn đê chung, Sđd, tr.176,181-182].

Tiếp đến, giáo sư viết: "Mục đích của chính sách pháp luật có thể được xác định thông qua các hướng triển khai chính sách ấy. Đó là:

- Một là, chính sách pháp luật xác định những loại quan hệ nào được điều chỉnh bằng pháp luật. Nói cách khác, cần có chính sách đúng đắn cho việc xác định phạm vi của nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối vói các quan hệ xã hội hiện hữu.

- Hai là, chính sách pháp luật xác định phương hướng điều chinh pháp luật cho từng loại quan hệ xã hội đó.

- Ba là, chính sách pháp luật xác định một hệ thống hợp lý nhất và mối liên hệ đúng đắn nhất giữa các cơ quan có chức năng làm luật, áp dụng pháp luật.

- Bốn là, chính sách pháp luật xác định nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiêù biết pháp luật, trình độ văn hóa pháp lý cho nhân dân".

Chính sách pháp luật là một chủ đề được tác giả cuốn sách này quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ XXI và đã có nhiều công trình khoa học về chủ đề này được công bố [theo Võ Khánh Vinh: Xã hội học pháp luật: Những vấn đê cơ bản [Giáo trình sau đại học], Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr.187-208; Võ Khánh Vinh: Đời sôhg pháp luật - khách thể của chính sách pháp luật, Tlđd, tr.3-16; Võ Khánh Vinh: Chính sách pháp luật: Khái niệm và cắc dấu hiệu, Tlđd, tr.3-11; Võ Khánh Vinh: Các mục tiêu, các ưu tiên và các nguyên tắc của chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay, Tlđd, tr.3-18; Võ Khánh Vinh: Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 3/2016, tr.3-15; Võ Khánh Vinh: Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tạp chí Nhãn lực khoa học xã hội, số 4/2016, tr.3-16; Võ Khánh Vinh: Học thuyết pháp luật - hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tlđd, tr.9-15; Võ Khánh Vinh: Chính sách xây dựng pháp luật - một loại chính sách pháp luật và một hĩnh thức thực hiện chính sách pháp luật, Tlđd, tr.3-11; Võ Khánh Vinh: Quan niệm tống thể vê chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam, Tỉđd, tr.3-13; Võ Khánh Vinh: Quan niệm tồng thể vê chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam [tiếp sô' trước], Tlđd, tr.3-13].

Trong các công trình được công bố tác giả đã luận giải chính sách pháp luật vói tư cách là một cách tiếp cận, một hướng nghiên cứu mới để nhận thức pháp luật, những vấn đề lý luận chung về chính sách pháp luật, các hình thức thực hiện chính sách pháp luật: học thuyết pháp luật, chính sách xây dựng pháp luật [theo Võ Khánh Vinh: Chính sách xây dựng pháp luật - một loại chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tỉđd, tr.3-11; Võ Khánh Vinh: Quan niệm tống thể vê chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam, Tlđd, tr.3-13; Võ Khánh Vinh: Quan niệm tống thể về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam [tiếp số trước], Tlđd, tr.3-13].

3. Chính sách pháp luật của Học viện Khoa học xã hội

Năm 2013, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề: "Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn cấp bách về chính sách pháp luật". Hội thảo đã tập hợp được nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề chính sách pháp luật, hơn 20 bài tham luận được trình bày và đã thu nhận được những kết quả bước đầu đáng trân trọng. Hội thảo đã bàn luận đến những vấn đề chung của chính sách pháp luật như: quan niệm về chính sách pháp luật, các đặc điểm cơ bản của chính sách pháp luật, các nguyên tắc của chính sách pháp luật, các chủ thể của chính sách pháp luật, các lĩnh vực của chính sách pháp luật, các loại chính sách pháp luật, những định hướng ưu tiên của chính sách pháp luật ở nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa chính sách pháp luật với pháp luật, với chính sách công.

Những hình thức thực hiện chính sách pháp luật như: chính sách xây dựng pháp luật, chính sách thực hiện pháp luật; các loại chính sách pháp luật chuyên ngành như: chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự, chính sách pháp luật kinh tế, chính sách pháp luật môi trường, chính sách pháp luật đất đai, chính sách pháp luật thuế, chính sách pháp luật an sinh xã hội, chính sách pháp luật lao động, việc làm, chính sách pháp luật tài chính, chính sách pháp luật tôn giáo, chính sách pháp luật khoa học và công nghệ, chính sách pháp luật văn hóa, chính sách pháp luật thông tin cũng được đặt ra và thảo luận sôi nổi [theo Tài liệu hội tháo khoa học: Một số vẩn đê lý luận cơ bản và thực tiễn cấp bách vê chính sách pháp luật, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tháng 12/2013]. Hội thảo này đã tạo ra một bước tiến, xung lượng mới trong triển khai nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện hơn về chính sách pháp luật.

4. Bàn luận về hội thảo

Nghiên cứu sách báo pháp lý nước ta cho thấy, hơn một thập niên vừa qua, chủ đề về chính sách pháp luật được các nhà khoa học quan tâm ngày càng nhiều. Những khía cạnh cụ thể của chính sách pháp luật bước đầu đã được quan tâm luận giải, chẳng hạn, như: khía cạnh lịch sử của chính sách pháp luật, vai trò của chính sách pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta [theo Nguyễn Văn Động: Chính sách pháp luật bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 3/2013, tr.10-16; Trần Thái Dương: Xây dựng chính sách pháp luật theo quan điểm phát triển bền vững, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2009, tr.3-9], mối quan hệ của chính sách pháp luật với pháp luật [theo Đinh Dũng Sỹ: Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2008], mối quan hệ của chính sách pháp luật với ý thức pháp luật [theo Nguyễn Huy Hoàn: Môĩ liên hệ giữa chính sách pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2012], tác động của chính sách pháp luật [theo Nguyễn Thị Thu Nga: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Thanh tra Chính phủ, Tạp chí Thanh tra, số 4/2017] và những vấn đề khác.

Đặc biệt, các loại chính sách pháp luật cụ thể được quan tâm nhiều nhất, chẳng hạn những chính sách sau:

- Chính sách hình sự [theo Đào Trí úc: Luật Hình sự Việt Nam. Quyển I: Những vấn đê chung, Sđã, tr. 146-215; Lê Cảm: Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đê cơ bản trong khoa học luật hình sự [Phần chung], Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr.24-140; Hồ Trọng Ngũ: Chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lẫn thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Phạm Văn Lợi [Chủ biên]: Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007; Võ Khánh Vinh: Chính sách hình sự: Những vẩn đê lý luận và thực tiễn, Tập bài giảng cho nghiên cứu và cao học, Học viện Khoa học xã hội; Lê Viết Phan Anh, Trần Thị Kiều Oanh: Một số vấn đề về chính sách pháp luật hình sự và Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2017, tr.7-10; số 11/2017, ư. 17-26, tr.48; Nguyễn Huy Phượng: Hoàn thiện Chính sách pháp luật hình sự đáp ứng yêu câu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 23/2015, tr.58-69];

- Chính sách pháp luật môi trường [theo Chính sách pháp luật ứng phó với biến đồi khí hậu của Việt Nam - yêu cầu và giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2017, tr.60-66; Bùi Đức Hiển: Chính sách pháp luật môi trường bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lãn thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 8/2013, tr.20-26; Nguyễn Văn Phương: Chính sách pháp luật ve quản lý chất thải nhằm bảo đảm phát triển bền vững ờ Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 12/2013, ư.17-24; Bùi Kim Hiếu: Thực trạng thi hành chính sách pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23/2014, tr. 41-50];

- Chính sách pháp luật đất đai của Phạm Duy Nghĩa: Luật Đất đai năm 2003 dưới khía cạnh chính sách pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2004, tr.26-29; Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Vĩnh Diện: Chính sách pháp luật về đất đai, bất động sản của Xingapo và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11/2015, tr.58-64;

- Chính sách pháp luật kinh tế [theo Bùi Nguyên Khánh: Hài hòa chính sách và pháp luật cạnh tranh của các nước ASEAN từ khía cạnh hội nhập kinh tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2008, tr.41-49; Cấn Văn Minh: Hoàn thiện chính sách pháp luật vê khu công nghiệp, khu chế xuất trong điêu kiện hội nhập kinh tê' quốc tế, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2009, tr.38-46; Trần Văn Duy, Nguyễn Văn Chiến: Quan hệ giữa năng lực hoạch định, ban hành chính sách công, pháp luật và vấn đê phắt triển kinh tê' ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2013];

- Chính sách pháp luật xã hội [theo Nguyễn Hữu Chí, Đoàn Xuân Trường: Chính sách pháp luật ve lao động, việc làm và thu nhập bảo đảm phát triển b'en vững ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 2/2015, tr.20-29; Nguyễn Thanh Tùng: Chính sách pháp luật về quản lý lao động người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 4/2017, tr.59-68; Nguyễn Thị Hồng Duyên: Hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội cho nhóm yêù thê'tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7/2016], chính sách pháp luật văn hóa [theo : Trần Thái Dưong: Hoàn thiện chính sách pháp luật văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23/2015, tr.58-69; Trần Thái Dưong: Hoàn thiện chính sách pháp luật về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, số chuyên đề 11/2015, tr.14-20; Trương Hồng Quang: Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: quan niệm quốc tếvà chính sách pháp luật của một sô'quốc gia, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, số 1/2014, tr.48-51], và

- Một số loại chính sách khác [theo Tổng quan về chính sách, pháp luật biển Việt Nam, Tạp chí Luật học; số đặc san Luật Biển 8/2012, tr.68-82; Nguyễn Quang Tuyến, Đoàn Thanh Mỹ: Chính sách, pháp luật vê quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiêm cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11/2011, tr.55-62; Đỗ Lan Hiền: Dân chủ, đong thuận trong hoạch định và thực thi chính sách, luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2016, tr.45-49]. Các loại chính sách đó được phân tích một cách khái quát, tập trung chủ yếu vào việc làm sáng tỏ bưóc đầu quan niệm về từng loại chính sách, đặc điểm, nội dung cơ bản, thực trạng của nó và nhu cầu, định hướng hoàn thiện từng loại chính sách để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triêh hiện nay.

Năm 2015, Học viện Khoa học xã hội đã ban hành chương trình môn học "Chính sách pháp luật" thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành luật học và thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ ngành chính sách công. Trong giáo trình Xã hội học pháp luật đã có chương chính sách pháp luật, các tài liệu phục vụ môn học đã được soạn thảo [theo Võ Khánh Vinh: Xã hội học pháp luật: Những vấn đê cơ bản [Giáo trình sau đại học], Sđd, tr.187-208; Võ Khánh Vinh: Vê môn học: Chính sách pháp luật, Tlđd, tr.3-15]. Ngày càng có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về các loại chính sách pháp luật cụ thê’ được thực hiện và bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, chính sách pháp luật là một chủ đề được nhiều nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn ở nước ta quan tâm nghiên cứu gần hai thập kỷ vừa qua.

Các công trình nghiên cứu quan tâm đến cả những vấn đề lý luận chung của chánh sách pháp luật, lẫn các loại chính sách pháp luật cụ thể, trong đó chính sách hình sự được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Do vậy, đang hình thành nên một cách tiếp cận, một hướng nghiên cứu mới trong khoa học pháp lý nưóc ta - tiếp cận nghiên cứu chính sách pháp luật, một môn học mới trong chương trình đào tạo luật học - môn học chính sách pháp luật. Việc đẩy mạnh và phát triển các nghiên cứu về chính sách pháp luật sẽ góp phần đáp ứng các nhu cầu phát triêh và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và Biên soạn].

Video liên quan

Chủ Đề