Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại 2022

Tăng trưởng tín dụng quý I-2021 của Việt Nam được dự báo có thể tăng 1,5-2% so với cuối tháng 12-2020, cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2020, nhờ nền kinh tế tiếp tục phục hồi, các ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất... Tuy nhiên, để đạt kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2021 khoảng 12% không chỉ dựa trên cố gắng của từng ngân hàng, mà còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19.

Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại 2022
Quý I-2021, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có thể ở mức 1,5-2%. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện

Liên Việt (quận Đống Đa). Ảnh: Nguyễn Quang


Kết quả lạc quan

Trong 3 năm liên tiếp, tăng trưởng tín dụng ở nước ta thường đạt mức thấp trong quý I. Cụ thể, năm 2018, tăng trưởng tín dụng quý I là 2,23%. Năm 2019, tăng trưởng tín dụng trong quý I đạt 1,9%. Năm 2020, trước tác động của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, chỉ đạt 0,68%. Còn trong quý I-2021, theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Tuấn Anh, tăng trưởng tín dụng ngân hàng có thể ở mức 1,5-2%. Đáng chú ý, dòng vốn được tập trung cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ… Điều này phản ánh mức độ hồi phục rõ rệt của nền kinh tế từ nửa cuối năm 2020 đến nay.

Ở góc độ các ngân hàng thương mại, báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vndirect cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng khá tích cực. Chẳng hạn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) dự báo tăng trưởng tín dụng quý I-2021 là 3,5%, cao hơn mức tăng 2,3% của cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) dự báo tăng trưởng tín dụng 3,9% trong quý I-2021 (cùng kỳ năm 2020 là 1,3%). Đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến tăng trưởng tín dụng quý I-2021 lần lượt là 2,7% và 2,6%; trong khi cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng tín dụng của hai ngân hàng này đều âm...

Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng cho biết, tăng trưởng tín dụng tích cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như ngân hàng thúc đẩy vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân hóa khách hàng theo từng phân khúc để thiết kế sản phẩm, dịch vụ; đồng thời có sự nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng ở mức phù hợp. Dự kiến trong quý I-2021, OCB có thể đạt tăng trưởng tín dụng 3-4%.

Theo chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hoài Linh (Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân), hoạt động ngân hàng liên quan mật thiết với mọi biến động của nền kinh tế. Với những tín hiệu khả quan trong phòng, chống dịch Covid-19, nền kinh tế tiếp tục có sự phục hồi tốt, mảng tín dụng tiêu dùng cũng đang tăng trở lại… là những yếu tố hỗ trợ tăng trưởng tín dụng quý I-2021.

Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại 2022
Các ngân hàng có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay để doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Nguyễn Quang


Xây dựng kịch bản tăng trưởng tín dụng

Mặc dù kết quả tăng trưởng của quý I được dự báo khả quan, nhưng để có thể đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng của cả năm 2021 không phải là việc dễ dàng. Trước diễn biến của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Kịch bản 1, nếu dịch Covid-19 tại Việt Nam dừng ngay trong quý I-2021 và tiêm chủng vắc xin đại trà, tăng trưởng tín dụng dự báo đạt 12-13%, tối đa có thể lên 14%. Kịch bản 2, dịch Covid-19 kéo dài đến tháng 6-2021 mới kết thúc, tín dụng có thể tăng khoảng 10-12%. Kịch bản 3, dịch Covid-19 kéo dài đến hết năm 2021, tín dụng tăng 7-8%. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian chờ tính toán mục tiêu cả năm 2021, Ngân hàng Nhà nước tạm giao hạn mức tín dụng để các ngân hàng cho vay.

Đại diện các ngân hàng thương mại đều khẳng định, trong năm 2021, các ngân hàng đều "nới lỏng" tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như lĩnh vực ưu tiên... Đồng thời, các ngân hàng tiếp tục thực hiện giải pháp hỗ trợ như cơ cấu lại khoản nợ cũ để giúp doanh nghiệp được vay vốn tiếp. Với việc lãi suất huy động giảm 2-2,5% trong năm 2020, các ngân hàng sẽ có chi phí vốn thấp để duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp. Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ chia sẻ, năm 2021, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của VietinBank là 8-11%. Con số cụ thể phụ thuộc vào tình hình thực tế của thị trường, cũng như chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, cho vay bán lẻ sẽ về mức tương đương trước dịch Covid-19. Tương tự là các khoản cho vay tiêu dùng. Cùng với đó, việc thắt chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ đưa các doanh nghiệp quay trở lại với nhu cầu tín dụng. Nhờ vậy, tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan trong năm 2021.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhận định, vấn đề mấu chốt hiện nay là đẩy mạnh kích cầu, bởi sức cầu tín dụng trên thị trường còn yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, các ngân hàng có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay bởi đây vẫn là giải pháp quan trọng kích thích nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tận dụng cơ hội khi nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi.

Cùng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hoài Linh nhận định, tăng trưởng tín dụng chỉ có thể đạt được khi nền kinh tế có nhu cầu và có khả năng hấp thụ dòng vốn. Trong khi đó, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, ngành Ngân hàng đặt ra mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12%. Tuy nhiên, đây không phải là con số cố định, mà được điều chỉnh theo định hướng điều hành.

Theo Hanoimoi.com.vn 

14:33, 17/01/2022

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, năm 2021 thị trường tiền tệ trên địa bàn tỉnh ổn định; các chi nhánh ngân hàng, ngân hàng thương mại tăng cường thực hiện việc huy động vốn, cho vay với lãi suất theo quy định; đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng...

Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại 2022
Hoạt động giao dịch tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, đến 31/12/2021, tổng huy động vốn của các ngân hàng đạt 10.250 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cuối năm 2020; dư nợ tín dụng ước đạt 10.430 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2020; dư nợ xấu ước 55 tỷ đồng, chiếm 0,5% trong tổng dư nợ. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả, bền vững đi đôi với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện chính sách giải pháp hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và dịch bệnh khác trên địa bàn.

Các chi nhánh ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 52 khách hàng với tổng giá trị 173,7 tỷ đồng; có 701 khách hàng được cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch đạt 2.450 tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm lãi suất đối với các khoản nợ hiện hữu cho 03 khách hàng doanh nghiệp với tổng giá trị nợ là 33,9 tỷ đồng. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho 1.670 khách hàng với dư nợ 48,8 tỷ đồng, cho vay mới lũy kế đối với 28.288 khách hàng với số tiền 1.302 tỷ đồng...

Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn và cho vay với các mức lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Lãi suất huy động vốn cao nhất là 5,5%/năm, thấp nhất là 0,1%/năm, phổ biến mức 0,1%/năm; lãi suất cho vay cao nhất 9,0%/năm, thấp nhất 1,2%/năm, phổ biến ở mức 6,6%/năm. Các NHTM trên địa bàn áp dụng lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng là 0,2%/năm; tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm theo Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 của NHNN Việt Nam. Hiện nay, lãi suất huy động bằng VNĐ của các chi nhánh NHTM Nhà nước cao nhất là 5,6%/năm, thấp nhất 0,1%/năm, phổ biến ở mức 3,1 - 4,4%/năm; lãi suất huy động bằng VNĐ của chi nhánh NHTMCP cao nhất là 6,99%/năm, thấp nhất 0,1%/năm, phổ biến ở mức 3,1 - 5,6%/năm.

Bên cạnh đó các ngân hàng tiếp tục chấp hành quy chế cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định; chấn chỉnh các sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng; rà soát, đánh giá lại nợ xấu, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của khách hàng; xây dựng phương án xử lý nợ xấu phù hợp; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Nợ xấu đến 31/12/2021 là 55 tỷ đồng, chiếm 0,5% trong tổng dư nợ.

Mặc dù dịch Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, song hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh TCTD vẫn tăng 7% so với cuối năm 2020, bao gồm khoản cho vay hợp vốn ngoài địa bàn tỉnh và nhu cầu mở rộng vốn của doanh nghiệp, người dân để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với quyết tâm khắc phục khó khăn, năm 2022, ngành ngân hàng tỉnh đề ra mục tiêu huy động vốn tăng từ 8 - 10% so với cuối năm 2021. Dư nợ tăng từ 6 - 8% so với cuối năm 2021. Nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 3% trong tổng dư nợ.

Đồng chí Đoàn Thị Hạnh- Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh cho biết: Trong năm tới, ngành tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng phải đảm bảo khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn và tuân thủ pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, hạn chế tối đa gia tăng nợ xấu. Áp dụng việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Triển khai các giải pháp về tín dụng để các TCTD có điều kiện hỗ trợ việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh. Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu. Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị, cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền; hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh; tiếp tục lành mạnh hóa tài chính của TCTD./.

Bích Ngọc