Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự Bài giảng

Phương pháp giải một số dạng bài tập về tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit

Phương pháp giải một số dạng bài tập về tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu

Xem chi tiết

Lý thuyết Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Bài giảng Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

I. Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?

a] Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ [kiềm].

Ví dụ: 

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca[OH]2

Những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO …

Hình 1: Canxi oxit tác dụng với nước

b] Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Hình 2: CuO tác dụng với dung dịch HCl

c] Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước [như Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO …] tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ:

CaO + CO2 →t0  CaCO3

Na2O + SO2 →t0 Na2SO3

2. Oxit axit: Oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

a] Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.

Hình 3: Khí SO2 tác dụng với nước

b] Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dung dịch bazơ → muối + nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 [↓] + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.

Hình 4: SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

c] Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ [tan] tạo thành muối.

Ví dụ:

CO2 + BaO →t0  BaCO3

SO2 + K2O →t0 K2SO3

3. Oxit lưỡng tính Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…

Ví dụ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 [natri aluminat]

4. Oxit trung tính [hay là oxit không tạo muối]: Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit

Câu 1: Oxit là

A. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

C. Hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

D. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác.

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Oxit nào tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ?

A. CO2

B. SO2

C. Na2O

D. NO2

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Dãy chất gồm các oxit axit là

A. CaO, K2O, MgO, NO

B. SO2, CO2, P2O5, SO3

C. CuO, Na2O, NO2, BaO

D. N2O5, CO, CaO, K2O

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, N2O5, CO2, CaO. Số oxit tác dụng với nước là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Oxit khi tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là

A. CuO

B. BaO

C. MgO

D. SO2

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân oxit thành bao nhiêu loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Cho các oxit sau: CO2, K2O, CaO, BaO, P2O5. Oxit tác dụng với axit để tạo thành muối và nước là

A. CO2, CaO, BaO

B. K2O, CaO, BaO

C. K2O, CaO, P2O5

D. CO2, BaO, P2O5

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Oxit lưỡng tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

C. Những oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

D. Những oxit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Cho m gam magie oxit tác dụng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 9,5 gam MgCl2 và nước. Gía trị của m là

A. 4 gam

B. 5 gam

C. 6 gam

D. 7 gam

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

[1] Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

[2] Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

[3] Oxit NO2 khi tan trong nước làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

[4] Dung dịch axit tạo thành khi cho P2O5 tác dụng với nước là: H3PO4

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án  

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 3: Tính chất hóa học của axit 

Lý thuyết Bài 4: Một số axit quan trọng 

Lý thuyết Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit 

Lý thuyết Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ 

 - HS biết được tính chát hoá học của oxit axit, oxit bazơ, dẫn ra những phương trình phản ứng tương ứng với từng tính chất.

 - HS biết cơ sở phân loại oxit axit, oxit bazơ dựa vào tính chất hoá học của chúng.

 - Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài toán định tính và định lượng.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 02: Tính chất hoá học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ Ngày soạn: ......./......./.......... Bài : ............... Ngày giảng: ...../......./.......... Tiết : 02 tính chất hoá học của oxit khái niệm về sự phân loại oxit a. mục tiêu - HS biết được tính chát hoá học của oxit axit, oxit bazơ, dẫn ra những phương trình phản ứng tương ứng với từng tính chất. - HS biết cơ sở phân loại oxit axit, oxit bazơ dựa vào tính chất hoá học của chúng. - Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài toán định tính và định lượng. b. chuẩn bị + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, thiết bị điều chế CO2, và bộ điều chế P2O5. + Hoá chất: CuO, CaO, CaCO3, P, dd HCl, dd Ca[OH]2, nước. Phương pháp: Nêu vấn đề, thí nghiệm, hoạt động nhóm ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A1: ....................................................................................................................... Lớp 9A3: ....................................................................................................................... Lớp 9A5: ....................................................................................................................... Lớp 9A6: ....................................................................................................................... Bài mới: Để hiểu được Oxit có những tính chất hoá học nào và phân loại ra sao. Giờ hôm nay chung ta sẽ nghiên cứu c. hoạt động dạy - học Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1 i. tính chát hoá học của oxit. 1. OXit bazơ có những tính chất hoá học nào. ? Viết ptpư BaO + H2O GV: BaOrắn + H2O lỏng tạo thành dd Ba[OH]2 thuộc loại bazơ. ? Viết ptpư tôi vôi từ CaO. GV: Một số bazơ khác Na2O, K2O cũng có tinh chất tương tự. ? Rút ra kết luận : Oxit bazơ + H2O GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Cho một ít CuO vào ống nghiệm, thêm 1-2 ml dd HCl vào và lắc nhẹ. ? Quan sát, nhận xét. ? Viết ptpư. ? Viết ptpư Fe2O3 + HCl ? Kết luận: GV : 1 số oxit bazơ CaO, Na2O, K2O, BaO.. tác dụng với oxit axit tạo ra muối. ? Viết ptpư CaO + CO2 ? Kết luận: a, Tác dụng với nước. BaO + H2O Ba[OH]2 CaO + H2O Ca[OH]2 + 1 số Oxit bazơ + H2O dd Bazơ b, Tác dụng với dung dịch axit. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. + Hiện tượng: Bột CuO mầu đen bị hoà tan tạo thành dd mầu xanh lam. + Nhận xét: Mầu xanh lam là mầu CuCl2. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O Đen o/ mầu xanh lam KL: Oxit bazơ + Axit Muối + Nước c, Tác dụng với Oxit axit. CaO + CO2 CaCO3 + Oxit bazơ + Oxit axit Muối [ Một số oxit bazơ ] Hoạt động 2 2. Oxit axit có tính chất hoá học nào. GV:Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Đốt P trong bình cầu và cho nước vào sau đó cho quỳ tím. ? Nận xét .. GV: dd tạo thành là axit H3PO4 ? Viết ptpư GV: Nhiều Oxit axit cũng có t/c tương tự ? KL: GV: Điều chế CO2 sục vào nước vôi trong. ? Nhận xét. ? Viết ptpư. Kết luận chung. ? Lấy ví dụ. GV: Các oxit SO2, SO3.. tương tự a,Tác dụng với nước + Nhận xét: Đốt P tạo thành hạt mầu trắng P2O5, hoà tan trong nước tạo thành dd trong suất, cho quỳ vào chuyển đỏ. P2O5 + H2O H3PO4 HS: viết 1 số ptpư : SO3 + H2O + Nhiều Oxit axit + H2O dd Axit b,Tác dụng với dung dịch bazơ - Dẫn CO2 vào dd nước vôi trong -> vẩn đục để lắng tạo thành chất rắn không tan. CO2[k] + Ca[OH]2[dd] CaCO3 + H2O + Oxit axit + Oxit bazơ Muối + H2O c, Tác dụng với một số oxit bazơ. Na2O + CO2 Na2CO3 Hoạt động 3 II. Khái niện về sự phân loại oxit. GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm ? Căn cứ vào tính chất hoá học của oxit người ta phân axit làm mấy loại. ? Là những loại nào. ? Lấy VD GV: Giới thiệu thêm về oxit trung tính và oxit lưỡng tính. HS: Thảo luận nhóm 1. Oxit bazơ: Là Oxit tác dụng với axit tạo ra muối và nước. 2. Oxit axit: Là Oxit tác dụng với dd bazơ tạo ra muối và nước. 3. Oxit lưỡng tính: Là những Oxit tác dụng với axit, dd bazơ tạo ra muối và nước. VD: Al2O3, ZnO.. 4. Oxit trung tính : Là Oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. VD: CO, NO Củng cố Bài tập: Cho các oxit sau CO2, Na2O, MgO ? Oxit nào tác dụng với H2O ? Oxit nào t/d với dd H2SO4 ? Oxit nào t/d với dd NaOH Viết ptpư. Hướng dẫn học ở nhà: BT: 1 -> 6 [SGKTr6] Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • tiet 2 hoa 9.doc

Video liên quan

Chủ Đề