Tim thai muộn nhất là bao nhiêu tuần?

Có tim thai sau khi chậm kinh bao lâu? Qua thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc hi vọng đã có được kiến thức hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp miễn phí.

Dấu hiệu có tim thai là một cột mốc quan trọng và đáng nhớ trong quá trình thai kỳ. Nhờ có tim thai, ta có thể đánh giá được phần nào thai nhi đang phát triển một cách bình thường và khoẻ mạnh. Vậy bầu mấy tuần thì có tim thai, liệu thai 5 tuần có tim thai chưa? Docosan sẽ trả lời thắc mắc khi nào có tim thai của các thai phụ và những vấn đề khác liên quan đến tim thai trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Sự hình thành dấu hiệu có tim thai

Vào khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, tạo thành hai ống dẫn tim. Sau đó 2 mạch máu này sẽ hợp nhất tạo thành một ống dẫn. Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, ống này đã phân chia thành 4 buồng tim và có nhịp đập nhẹ nhàng tạo nên dấu hiệu có tim thai. Bắt đầu từ đây tim thai liên tục phát triển lớn dần và ngày càng hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.

Tim thai bình thường rơi vào khoảng 110-160 nhịp/phút, có thể tăng lên đến 180 phút thai nhi cử động. Để đánh giá dấu hiệu có tim thai và nghe số nhịp trong giai đoạn này phải cần nhờ đến siêu âm thai.

Tim thai muộn nhất là bao nhiêu tuần?

Thai kỳ tuần thứ mấy có tim thai?

Vậy chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi thai 6 tuần có tim thai chưa, đáp án là có. Thông thường, tim thai xuất hiện vào tuần 6, 7 của thai kỳ bình thường. Dấu hiệu có tim thai xuất hiện trễ hơn vào tuần 8-tuần 10 ở những sản phụ kinh nguyệt không đều. Tim thai đánh dấu một cột mốc phát triển bình thường của thai nhi và giúp mẹ bầu an tâm phần nào trong tam cá nguyệt thứ nhất đầy biến động.

Cùng với dấu hiệu có tim thai, có nhiều dấu hiệu khác cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, an toàn trong bụng mẹ:

  • Bụng mẹ lớn dần do thai tăng khoảng 5cm mỗi tháng. Trong 3 tháng đầu mẹ tăng 1 kg, 3 tháng giữa mẹ tăng 4 – 5 kg, trong 3 tháng cuối mẹ tăng 5 – 6 kg. Tổng tăng cân trong thai kỳ lý tưởng rơi vào khoảng 10-12 kg. Tăng cân quá nhiều hay quá ít khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của em bé.
  • Ốm nghén: Nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, ở giai đoạn này mẹ có thể bị khó tiêu, ợ nóng buồn nôn, nôn thường xuyên do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.
  • Thai máy: Vào tam cá nguyệt thứ hai, thai nhai bắt đầu có những cử động đầu tiên mà mẹ tự nhận thấy được gọi là thai máy. Vào tuần thứ 20 trở đi, thai nhi có những cử động mạnh mẽ mẹ có thể cảm nhận rõ rệt, mặc dù trước đó thai nhi luôn cử động nhưng do còn quá nhỏ nên rất mẹ khó nhận biết. Số lần máy ngày càng thường xuyên, rõ rệt hơn khi tiến dần đến cuối thai kỳ. Nếu chú ý đến thai máy, mẹ có thể biết được phần nào sự phát triển bình thường của con đấy.
  • Ngực căng: Ngực to dần và căng, thỉnh thoảng cảm giác đau nhức là dấu hiệu bình thường khi mang thai do tuyến vú thay đổi. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bạn mang thai cho đến lúc sinh con và cho con bú.
Tim thai muộn nhất là bao nhiêu tuần?

Các nguyên nhân không có tim thai dù thai đủ tháng

Do siêu âm quá sớm

Tuy từ tuần 6, 7 dấu hiệu có tim thai đã xuất hiện nhưng giai đoạn này không phải mẹ bầu nào cũng phát hiện được tim thai qua siêu âm. Lý do là thai còn quá nhỏ, tim thai nhỏ, tim thai nằm ở vị trí khó phát hiện nên mẹ đừng quá lo lắng và hãy tái khám lại sau 1 tuần.

Tính toán sai tuổi thai

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, tuổi thai được tính theo kỳ kinh cuối nên có sự sai lệch tuổi thai nhất định. Ở những thai phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì khả năng cao thời điểm thụ tinh sẽ muộn hơn so với tuổi thai được tính.

Do thiết bị siêu âm hoặc ống nghe

Cần phải có thiết bị siêu âm hiện đại và ống nghe tốt để phát hiện dấu hiệu có tim thai do nhịp tim của trẻ 6 tuần khó phát hiện. Thiết bị không đủ tốt sẽ rất khó nghe để tìm thấy nhịp tim của trẻ, bên cạnh đó một số yếu tố chủ quan như hình thức siêu âm, kinh nghiệm của bác sĩ, môi trường bệnh viện,… cũng ảnh hưởng đến việc này.

Thai bị rối loạn nhịp tim

Trong giai đoạn thai còn nhỏ, nhịp tim thai còn chưa ổn định như thường tăng, giảm hay ngừng đột ngột khiến bác sĩ không tìm ra nhịp tim của thai. Rối loạn nhịp tim thai thường chỉ tạm thời và sẽ ngày càng ổn định khi thai lớn lên.

Do thai chậm tăng trưởng

Thai chậm tăng trưởng hoặc thai nhỏ hơn so với tuổi thai có thể gặp ở một số bà mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai.

Sảy thai

Theo thống kê có đến 50% thai bị sảy, thai lưu (thai ngừng phát triển) trong tam cá nguyệt đầu. Trong số đó nhiều trường hợp thai sảy thai còn không được phát hiện do họ không biết mình mang thai. Nếu sau khi loại trừ các nguyên nhân trên, mẹ siêu âm lại nhiều lần mà vẫn không nghe tim thai kèm một số triệu chứng như sau thì rất có khả năng mẹ bầu cần theo dõi sảy thai:

  • Ra huyết âm đạo bất thường
  • Tiền căn chấn thương trong thai kỳ
  • Mẹ mắc bệnh khi mang thai, đặc biệt là nhiễm trùng sinh dục từ rubella, toxoplasma,…
  • Mẹ bị stress kéo dài, đang mắc các bệnh nguy hiểm cho thai như như tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, dị dạng tử cung,…
Tim thai muộn nhất là bao nhiêu tuần?

Sảy thai hay thai lưu là một điều đáng tiếc mà không thai phụ nào mong muốn. Để thai nhi có sức khoẻ tốt, xuất hiện dấu hiệu có tim thai, thai phụ khoẻ mạnh thì mẹ bầu hãy chú ý dinh dưỡng đầy đủ, uống acid folic theo chỉ định, bỏ rượu bia và thuốc lá, kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp trong thai kỳ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.