Tìm 2 truyện cổ tích hoặc truyện ngụ ngôn thể hiện bài học giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Cuộc sống là vô vàn những câu chuyện: Câu chuyện dài, câu chuyện ngắn, chuyện vui, chuyện buồn… Trong đó có những câu chuyện ẩn giấu những bài học, những triết lý cuộc sống giúp bạn sống tốt và ý nghĩa hơn trong cuộc đời.

Một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp!”

Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế?”

Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận!”.

Bài học làm người rút ra:

Vẻ đẹp ngoại hình phụ thuộc vào tâm tính của chúng ta. Nếu một tâm tính nổi giận, tức tối sẽ làm cho khuôn mặt của bạn cũng ít thiện cảm đi. Vì thế người xưa mới khẳng định rằng: “Tâm sinh tướng”. Bởi vậy muốn để trở nên đẹp hơn thì bạn hãy rèn luyện tâm hồn của mình luôn thánh thiện nhé.

Câu chuyện 2.

Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.

Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp”.

Bài học làm người rút ra:

Cách dạy con nên người tốt nhất là để chúng tham gia lao động, để chúng hiểu được giá trị lao động và thông cảm với sự vất vả của cha mẹ chúng

Câu chuyện 3.

Một người đi tìm việc làm, trên hành lang đến phòng phỏng vấn thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. Vị phụ trách phỏng vấn vô tình nhìn thấy, bèn quyết định nhận anh vào làm việc.

Bài học làm người rút ra:

Nhiều hành động có vẻ nhỏ nhặt nhưng nó lại phản ánh giá trị tốt của một con người và đem lại sự nể trọng của những người xung quanh.

Câu chuyện 4.

Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp.

Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức.

Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.

Bài học làm người rút ra:

Có những hành động không vụ lợi mang cái tâm trong sáng, đôi khi sẽ đem lại những điều may mắn trong cuộc sống

Câu chuyện 5.

Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ?

Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ”.

Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất”.

Kẻ khác lại nói: “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất”.

Đáp án huấn luyện viên đưa ra là: “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia”.

Bài học làm người rút ra:

Hóa ra phương pháp để đạt mục đích trong cuộc sống thật đơn giản, cứ tuần tự, từng bước, đừng nhảy vọt từ số 1 đến số 10.

Câu chuyện 6.

Có một con gà nhỏ đang tìm cách phá vỏ trứng để chui ra, nó chần chừ e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng xem xét sự đời. Đúng lúc đó, 1 con rùa đi ngang qua, gánh trên mình chiếc mai nặng nề. Thấy thế, con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng ngay lập tức.
 

Bài học làm người rút ra:

Muốn thoát ly gánh nặng trên vai trong cuộc sống đừng có chần chừ mà nên dứt khoát ngay như chú gà trong câu chuyện này.

Câu chuyện 7.

Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần; Thượng Đế cho mỗi em một chân đèn và dặn trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cho mấy cái chân đèn luôn sáng bóng.

Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần trôi qua, không thấy Thượng Đế quay trở lại. Tất cả các bé đều bỏ cuộc.

Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho Thượng Đế không đến. Mọi người đều chê em dại.

Kết quả, chỉ có em được trở thành thiên thần..

Bài học làm người rút ra:

Hãy luôn có tấm lòng thật thà và làm việc tận tụy vì Ông trời có mắt và rất công bằng.

Câu chuyện 8.

Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở”.

Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả”.
 

Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.

Bài học làm người rút ra:

Hãy thực hiện theo những lời góp ý chân thành, đừng để tính lười biếng của bạn làm hại bản thân mình.

Câu chuyện 9

Chàng thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần.

Đúng lúc ấy, 1 con nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn.

Vị thần nói với chàng thanh niên: “Con tắm rửa cho nó dùm ta”.

Chàng kinh ngạc: “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu?”.

Vị thần nói: “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.”

Bài học làm người rút ra:

Hãy biết làm cả những công việc lấm lem, bùn đất rây bẩn chứ không chỉ là lý thuyết suông. Đó chính là cách để bạn “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như cách dạy của vị thần trên.

Câu chuyện 10

Một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền”.

Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, chẳng qua là chúng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi”.

Bài học làm người rút ra:

Cái mà bạn nhìn thấy tận mắt chưa chắc đã là phải thế. Sự thật nó hoàn toàn khác so với suy nghĩ của bạn.

Trên đây là 10 câu chuyện ngắn và bài học ý nghĩa về cách làm người. 

Hoa Lửa [ Sưu tầm và biên tập]

Nguồn: //www.ohay.tv


Những bài học đạo lí

qua các truyện cổ dân gianViệt Nam

trong chương trình Ngữ văn 10

  I . Một số vấn đề chung của văn học dân gian.

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta. 2. Những giá trị nổi bật của truyện cổ dân gian.

a. Giá trị nhận thức:

TCDG là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc đã đã cung cấp những hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong đsxh và con người.

Tri thức trong TCDG thuộc mọi lĩnh vực của đời sống, phần lớn là kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn, thể hiện thái độ, quan điểm nhận thức của nhân dân. Các tri thức đó được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật đầy sức hấp dẫn nên dễ phổ biến và tiếp thu.

b. Giá trị giáo dục.

Những câu truyện cổ đã khơi dậy ở mỗi người tình yêu thương đối với con người, khơi dậy tinh thần đấu tranh để bảo vệ, giải phóng con người khỏi những áp bức, bất công, là niềm tin bất diệt của con người về chiến thắng của chính nghĩa và cái thiện.

TCDG góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người: lòng yêu nước, tinh thần tự lập tự cường, lòng vị tha nhân ái, tinh thần lạc quan, yêu đời, tính cần kiệm, óc sáng tạo, óc thực tiễn….

TCDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, góp phần hình thành cho con người những phẩm chất đạo đức tốt đẹp..

c. Giá trị thẩm mĩ.

TCDG là những tác phẩm được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, được thêm bớt, sửa chữa, trau chuốt giọt giũa qua thời gian nên đã trở thành những tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật.

Những câu truyện cổ đã giúp con người cảm nhận và rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, của con người và nghệ thuật

Trong nhiều thế kỉ khi văn học viết mới hình thành văn học dân gian, truyện cổ dân gian đóng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết phát triển văn học dân gian, truyện cổ dân gian là nguồn nuôi dưỡng, cơ sở của văn học viết. Góp phần làm cho văn học Việt Nam trở nên phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Những câu TCDG là những tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VHDT.

     


     Ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết. Vì vậy, truyền miệng là phương thức duy nhất và tất yếu văn học dân gian. Khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh. Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ.

     Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môi trường sinh hoạt". Tính tập thể biểu hiện ở quan niệm thẩm mĩ, ở quá trình sáng tác và lưu truyền văn học dân gian. Về phương diện sáng tác, mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người, qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Những bộ sử thi lớn của thế giới như: Iliát và Ôđixê, Ramayana, Mahabharata ... thường là kết quả của nhiều người sáng tác, nhiều thế hệ, nhiều vùng miền khác nhau.

     Văn học dân gian có tính địa phương, tồn tại như là một chân lí, mà trước hết thể hiện ở những sản vật đặc biệt được sáng tác dân gian nhắc đến. Cũng từ đó, một số địa phương trở nên nổi tiếng nhờ ca dao, tục ngữ qua đặc sản quê mình. Chẳng hạn:                    

Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.

Chàng đi nhớ cháo làng Ghề

Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đồng Viên.

Người Nam bộ cũng bộc lộ niềm tự hào về đặc sản xứ sở:

Cần chi cá lóc cá trê

Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.

     Tính cách con người cũng chi phối vào văn học dân gian rất rõ. Người miền Bắc ưa thanh lịch. Người miền Trung thẳng thắn, bộc trực. Người miền Nam phóng khoáng. Sự tương phản được thể hiện khá rõ qua ca dao mỗi vùng miền như:

Giữa đường gặp cánh hoa rơi

Hai tay nâng lấy cũ người mới ta.

                                 và

Ra đường gặp cánh hoa rơi

Lấy chân mà đạp đừng chơi hoa tàn.

     Ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với đời sống của con người  chính là: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn  dân tộc Việt Nam". Không ít nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh,.... đã tiếp thu văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương lớn. Chúng ta nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn nghệ, văn hoá dân gian và đời sống thực tiễn. Chính văn học dân gian đã giúp đưa các yếu tố văn hoá khác như: âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh ... đến gần hơn với đời sống con người, góp phần làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Khả năng dễ nói, dễ hiểu, dễ nhớ đã giúp văn học dân gian đi vào đời sống của nhân dân một cách tự nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua văn học dân gian, những bài học về cuộc sống trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn. Văn học dân gian phản ánh chân thực cuộc sống lao động; công cuộc dựng nước và giữ nước của người xưa; thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của dân tộc; bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân; tổng kết những tri thức, kinh nghiệm về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

     Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.

     Mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ, triết lý sống cao đẹp mà tác giả gửi gắm một cách kín đáo, đến với văn học dân gian, ta không chỉ cảm thấy hồn mình thư thái, quên đi bao muộn phiền, mà còn học được nhiều điều tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết trong cuộc sống.  Qua văn học dân gian, vốn tiếng Việt của ta phong phú  hơn. Ta biết sống nhân ái, biết cư xử đúng mực hơn. Đặc biệt, bài học nhân sinh, bài học về lòng cao thượng mà văn học dân gian mang lại càng phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên và học sinh ngày nay. Học và tiếp cận với văn học dân gian, các em biết trân trọng hơn những gì mình đang có, biết hành xử đúng mực trong mọi tình huống để người gần người hơn. Sao cho truyền thống đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được lưu giữ và phát triển đến muôn đời sau.

Để các em học sinh hiểu thêm về giá trị văn học dân gian chúng tôi xây dựng chuyên đề Những bài học đạo lí qua các truyện cổ dân gianViệt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 , thông qua một tiết dạy cụ thề [ Trong chương trình tự chọn]
II. Giáo án cụ thể: Những bài học đạo lí qua các truyện cổ dân gianViệt Nam trong chương trình Ngữ văn 10.

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, các giá trị nổi bật của truyện cổ dân gian.

- Những bài học đạo lý được đúc kết trong những truyện cổ dân gian trong chương trình Ngữ văn 10

2. Kĩ năng:

- Phân tích các văn bản truyện cổ dân gian.

- Bàn luận về các bài học đạo lí được đúc kết từ truyện cổ dân gian.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng phân loại, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và các kĩ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

3. Thái độ:

- Trân trọng di sản văn học dân gian.

- Có ý thức học tập và vận dụng các bài học đạo lí vào cuộc sống.

B. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Hoạt động nhóm, phát vấn,đóng vai, giao dự án, thuyết trình.

- Nội dung.



Bài học đạo lí qua các tác phẩm

HS thực hiện

Yêu cầu

Bài học đạo lí từ sử thi “Đăm Săn” qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

Nhóm 1


- Tóm tắt tác phẩm

- Rút ra bài học đạo lí

- Bàn về ý nghĩa của bài học đạo lí.


Bài học đạo lí từ truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.

Nhóm 2


- Tóm tắt tác phẩm

- Rút ra bài học đạo lí

- Bàn về ý nghĩa của bài học đạo lí.


Bài học đạo lí từ truyện cổ tích “Tấm Cám”.

Nhóm 3


- Tóm tắt tác phẩm

- Rút ra bài học đạo lí

- Bàn về ý nghĩa của bài học đạo lí.


Bài học đạo lí từ truyện cười “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

Nhóm 4


- Tóm tắt tác phẩm

- Rút ra bài học đạo lí

- Bàn về ý nghĩa của bài học đạo lí.

C. Chuẩn bị.

- Giáo viên đọc sgk và tài liệu để thiết kế giáo án, giao dự án cho học sinh và nghiệm thu dự án.

- Học sinh:

+ Ôn lại những truyện cổ dân gian đã học trong chương trình, làm việc theo nhóm để thực hiện các dự án được giao.

+ Tìm hiểu thêm những truyện cổ dân gian ngoài chương trình sách giáo khoa.

D. Tiến trình dạy học

I. Ổn định tổ chức

II. Bài mới

Triển khai bài dạy: VHDG là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam, là kho tri thức vô giá đúc kết trong đó những kinh nghiệm sống, những lời khuyên dạy bao đời của của ông cha dành cho các thế hệ sau. Hòa trong dòng chảy không ngừng của VHDT, VHDG đã phát triển bền vững qua thời gian, để lại những giá trị to lớn. Những bài học đạo lí là một trong những giá trị lớn lao mà VHDG đã để lại cho mỗi chúng ta.

Cũng chính vì vậy mà tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Những bài học đạo lí qua các truyện cổ dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10.


Hoạt động thầy trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về truyện cổ dân gian:

* Sử dụng kĩ thuật phát vấn

* Định hướng

- GV: Trong các văn bản văn học dân gian đã học trong chương trình THCS và THPT, văn bản nào thuộc truyện cổ dân gian?

- HS liệt kê những truyện cổ dân gian đã học.

- GV chiếu lên màn hình các truyện cổ dân gian đã học ở THCS và THPT

- GV: Vậy em hiểu như thế nào là truyện cổ dân gian?

- HS trả lời

- GV chốt lại kiến thức.

- GV: Sự khác biệt giữa truyện cổ dân gian và thơ dân gian, sân khấu dân gian? Sự khác biệt giữa truyện cổ dân gian và truyện hiện đại?

- GV lưu ý truyện hiện đại có những yếu tố kì ảo [chủ nghĩa hiện thực kì ảo] như truyện tranh Đô rê mon, Thiên thần sám hối [Tạ Duy Anh], Con gái thuỷ thần [Nguyễn Huy Thiệp]

GV giới thiệu một số tuyển tập truyện cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi.

Cố giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian NĐC đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam gồm 5 tập.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bài học đạo lí qua các truyện cổ dân gian.


- Nhóm 1 trình bày : Những bài học đạo lí từ đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

+ Phần tóm tắt đoạn trích: đọc phân vai

+ Phần rút ra và bàn về các bài học đạo lí: thuyết trình

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét phần trình bày của học sinh

- Gv tích hợp giáo dục kĩ năng sống: trong cuộc sống hiện đại hôm, cái tôi cá nhân cá thể được đề cao -> càng phải chú trọng hơn nữa đến danh dự, nhân phẩm, càng phải quan tâm hơn nữa đến cộng đồng, bởi vì…

- Gv chốt lại kiến thức cơ bản cần ghi nhớ.
- Nhóm 2 trình bày : Những bài học đạo lí từ văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ.

+ Phần tóm tắt đoạn trích: sử dụng phim

+ Phần rút ra và bàn về các bài học đạo lí: thuyết trình

- Hs nhận xét xét, bổ sung

- Gv nhận xét phần trình bày của học sinh

- Gv tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Ngày nay, biển đông dậy sóng, các thế lực thù địch…

- Gv chốt lại kiến thức cơ bản.

- Nhóm 3 trình bày : Những bài học đạo lí từ văn bản Tấm Cám

+ Phần tóm tắt đoạn trích: dùng sơ đồ và tranh minh hoạ.

+ Phần rút ra và bàn về bài học đạo lí: thuyết trình

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét phần trình bày của học sinh

- Gv tích hợp kiến thức về văn học, lịch sử.: Thuở sơ khai...Vào khoảng….xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình và xã hội. Một trong nhưng mâu thuẫn gia đình được đề cập đến khá nhiều là mâu thuẫn mẹ ghẻ con chồng. Ca dao xưa có câu: ….Nhưng truyện Tấm Cám không chỉ đề cập đến mối quan hệ gia đình ấy. tác phẩm còn phản ánh các mối quan hệ xã hội khác. Đó là quan hệ…

- Gv tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Ngày nay…

- Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
- Nhóm 4 trình bày: Những bài học đạo lí từ các văn bản: Tam đại con gà Nhưng nó phải bằng hai mày.

+ Phần tóm tắt đoạn trích: diễn tiểu phẩm

+ Phần rút ra và bàn về các bài học đạo lí: thuyết trình

- Hs nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét phần trình bày của học sinh

- Gv tích hợp kiến thức về xã hội, văn học.

Vì lòng tham…từ xa xưa đã xuất hiện tệ nạn tham nhũng. Thực tế đó được phản ảnh trong nhiều truyện cười khác như. Nhiều tác phẩm văn học trung đại cũng ghi lại thực trạng đáng buồn này. Đó là các tác phẩm…Thời nay, tệ nạn tham nhũng đã trở thành một vấn nạn cản trở bước tiến xã hội. [nói đến các vụ án xét xử những kẻ đại tham những gần đây…]

- Gv tích hợp giáo dục kĩ năng sống

+ Kiến thức mênh mông, sự hiểu biết của con người hạn hẹp -> ai cũng có thể trở thành người dốt ở một lĩnh vực nào đó. Vì vậy nên…

+ Một khi vẫn còn tệ nạn tham nhũng thì…Vậy nên chúng ta…

- Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
Hoạt động 3: Tổng kết

Em hãy khái quát lại những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian?

HS trình bày

GV chốt lại.
I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm truyện cổ dân gian

Ở bài khái quát về VHDG Việt Nam chúng ta đã tìm hiểu về các thể loại VHDG, người ta đã chia các thể loại VHDG vào 4 loại : truyện dân gian, câu nói dân gian, thơ ca dân gian và sân khấu dân gian.

- Sử thi: Đăm Săn

- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ

- Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Tấm Cám.

-Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới, áo mới, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân tay tai mắt miệng.

TCDG bao gồm những tác phẩm tự sự dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác và lưu truyền qua các thời đại bằng phương thức truyền miệng.

Nội dung: giải thích tự nhiên, phản ánh cuộc sống của người lao động qua đó thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhân dân.

Hình thức: có cốt truyện, có nhân vật, được kể bằng văn xuôi hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, thường mang nhiều yếu tố thần kì.

II. Các bài học đạo lí từ truyện cổ dân gian.

1. Bài học đạo lí từ sử thi “Đăm Săn” qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”

Đăm Săn là một người anh hùng:

- Có tài năng và sức mạnh phi thường.

- Đề cao danh dự.

- Mong muốn cuộc sống tốt đẹp cho buôn làng.

=> Bài học đạo lí: luôn đề cao danh dự, nhân phẩm, luôn quan tâm đến đời sống cộng đồng.


2. Bài học đạo lí từ truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.

* An Dương Vương:

- Yêu nước, thương dân, biết nhìn xa trông rộng

- Có công lớn đối với đất nước

- Chủ quan, mất cảnh giác

=> Bài học đạo lí: luôn đề cao cảnh giác.

* Mị Châu:

- Có tình yêu chân thành, trong sáng

- Không ý thức được việc làm của mình nên gây hậu quả cho đất nước

=> Bài học đạo lí: giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

3. Bài học đạo lí từ truyện cổ tích “Tấm Cám”.

Tấm: Có hoàn cảnh đáng thương,

hiền lành, chăm chỉ

Từ nhẫn nhịn, yếu đuối-> mạnh

mẽ quyết liệt

Được làm hoàng hậu.

=> Bài học đạo lí: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và phải kiên trì đấu tranh với cái ác, cái xấu.

4. Bài học đạo lí từ truyện cười “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

* Thầy đồ: Dạy chữ nhưng không đọc

được mặt chữ -> hỏi thổ công

Giải thích: dạy đến tam

đại con gà.

=> Bài học đạo lí: Không dấu dốt, luôn khiêm tốn, luôn học hỏi.

* Quan huyện:

+ Nổi tiếng xử phạt công minh

+ Xét xử căn cứ vào số tiền đút lót

* Cải và Ngô:

+ Tự gây ra xô xát

+ Cùng đút lót

=> Bài học đạo lí: đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, hối lộ

III. Tổng kết.

Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thường xen những lời văn xuôi bằng văn vần.

- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo [để tô đậm và nhấn mạnh sự phi thường, tài năng kiệt xuất của nhân vật hoặc là để trợ giúp cho nhân vật].

- Ngôn ngữ: giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

- Nhân vật: xây dựng những nhân vật có ý nghĩa điển hình, khái quát những hiện tượng của đời sống, những tính cách của con người.

Nội dung:

- Phản ánh chân thực cuộc sống của người lao động. Thể hiện ước mơ, khát vọng của quần chúng nhân dân.

- Chứa đựng những bài học đạo lí sâu sắc. Đó là những giá trị tinh thần lớn lao vẫn còn nguyên vẹn cho đến hôm nay và mai sau.


Video liên quan

Chủ Đề