Tiểu luận thị trường độc quyền điện

Tài liệu "Tiểu luận độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam" có mã là 243859, file định dạng doc, có 9 trang, dung lượng file 178 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Kinh tế > Quản trị kinh doanh. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Tiểu luận độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Tiểu luận độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 9 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Tiểu luận độc quyền cung cấp điện tại Việt Nam

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Tiểu luận thị trường độc quyền điện

YOMEDIA


intNumView=445

Đang xử lý...
Tiểu luận thị trường độc quyền điện

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Tiểu luận thị trường độc quyền điện

YOMEDIA


intNumView=781

Đang xử lý...
Tiểu luận thị trường độc quyền điện

Link tải miễn phí luận văn LỜI MỞ ĐẦUCông nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp cốt lõi để phát triển công nghiệp trong nước. Trong các dạng năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, năng lượng điện chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Vì thế, phát triển ngành điện luôn là mối quan tâm của toàn xã hội.Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành điện là ngành có vai trò chiến lược hết sức quan trọng, phải đi trước một bước, là động lực của nền kinh tế.Tuy vậy, ở Việt Nam hiện nay, việc sản xuất, phân phối điện năng vẫn do Nhà nước mà trực tiếp là tập đoàn điện lực Việt nam độc quyền.Tình trạng độc quyền này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất không đủ cho tiêu dùng, thiếu điện xảy ra liên miên. Phải chăng đây là một thất bại của thị trường khi mà việc sản xuất, phân phối điện năng đã không được thực hiện theo cơ chế thị trường mà lại chịu sự can thiệp quá sâu của Nhà nước. Để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Độc quyền điện ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” cho bài tiểu luận của mình.Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm có 3 phần như sau:I. Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt NamII. Thực trạng độc quyền của tập đoàn điện lực Việt NamIII. Giải pháp đề xuấtTrong phạm vi của một bài tiểu luận, chắc chắn có nhiều vấn đề nhóm nghiên cứu chưa thể trình bày một cách thực sự thấu đáo. Nhóm mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chúng tui có thể làm tốt hơn trong những lần sau. Xin chân thành cám ơn! I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM1. Lịch sử hình thànhTổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.2. Các lĩnh vực hoạt động Tập đoàn điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành,trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.Hiện nay, EVN có 5 Tổng Công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng.Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như:- Giáo dục: Trường đại học Điện lực, Cao đẳng Điện lực TPHCM, Cao đẳng điện lực Miền trung- Viễn thông: Công ty Viễn thông Điện lực hoạt động trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng điện thoại di động, dịch vụ internet- Tài chính ngân hàng: tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình- Viện Năng lượng Việt Nam: cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực điện năng trực thuộc tập đoàn3. Thành tựuTrong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, ngoài việc khôi phục để bảo đảm duy trì năng lực nguồn hiện có, ngành điện đã tập trung chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật, con người để thực hiện việc xây dựng cũng như phát triển điện lực theo quy hoạch dài hạn. Các nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại và hệ thống lưới điện 220 kV được xây dựng.Từ năm 1992, Chính phủ quyết định xây dựng hệ thống tải điện 500 kV bắc - nam với chiều dài 1.487 km và bốn trạm biến áp 500 kV, tổng vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng, hệ thống điện quốc gia được hình thành trên cơ sở liên kết lưới điện các miền bắc – trung – nam thông qua trục xương sống là đường dây

Xem link download tại Blog Kết nối!

3 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 PHẦN 2: NỘI DUNG TIỂU LUẬN 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 2.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN 4 2.1.1.1. KHÁI NIỆM 4 2.1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN 4 2.1.1.3. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 6 2.1.1.3.1. ĐỘC QUYỀN THƯỜNG 6 2.1.1.3.2. ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN 6 2.1.1.3.3. ĐỘC QUYỀN BÁN VÀ ĐỘC QUYỀN MUA 7 2.1.1.4. TÁC HẠI DO ĐỘC QUYỀN GÂY RA 9 2.1.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 10 2.1.2.1. QUY ĐỊNH GIÁ TRẦN 11 2.1.2.2. CHÍNH SÁCH THUẾ 12 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 14 2.2.1. MỘT SỐ TÁC HẠI DO ĐỘC QUYỀN GÂY RA 14 2.2.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN 18 PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 4 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm xây dựng một hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết để hiểu rõ các quy luật kinh tế, nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và có cái nhìn tổng quát đối với toàn bộ nền kinh tế, để từ đó sinh viên có thể theo dõi tình hình kinh tế của các quốc gia, hiểu rõ các vấn đề kinh tế được tranh luận trong giới báo chí, dự đoán các kết quả có thể xảy ra trong tương lai dựa vào phân tích các quy luật kinh tế trong tình hình hiện tại. Xuất phát từ những yếu tố trên nên chúng em quyết định chọn đề tài này. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Chúng em cho rằng kinh tế học là môn học cơ sở dành cho tất cả các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Môn kinh tế học gồm hai phần: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Hiện tại, chúng em đang học phần Kinh tế vi mô. Bài tiểu luận này sẽ trình bày về vấn đề: “ Phân tích biện pháp quản lý và điều tiết của chính phủ đối với thị trường độc quyền hoàn toàn ” của Kinh tế vi mô. 5 PHẦN 2 NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN 2.1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ "độc quyền thị trường" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp chữ "monos" có nghĩa là một mình hoặc đơn và "polien" có nghĩa là để bán. “Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất nhưng có rất nhiều người mua”. 2.1.1.2. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn Một thị trường có đặc trưng độc quyền hoàn toàn khi:  Trong ngành chỉ có một người bán duy nhất và có nhiều người mua. Thị trường độc quyền hoàn toàn thì khác với các thị trường khác. Nó đối nghịch với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, nghĩa là thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì có một số lượng lớn người bán trong khi đó thị trường độc quyền hoàn toàn chỉ có một người bán duy nhất trên thị trường. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ là trên lý thuyết vì trong thực tế một thị trường mà có một vài người bán cũng có thể coi là thị trường độc quyền hoàn toàn  Thị trường độc quyền hoàn toàn vắng mặt người thay thế sản xuất hàng hóa cùng loại với công ty độc quyền. Vì thế, người mua trong thị trường này không có sự lựa chọn nào khác là phải mua hàng của công ty độc quyền. Do đó, công ty độc quyền hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ thị trường. Nhà độc quyền có thể quyết định giá bán mà không phải sợ một đối thủ cạnh tranh nào. Tuy nhiên, nhà độc quyền vẫn còn bị mất cầu thị trường và các điều kiện về kỹ thuật chi phối. 6  Doanh nghiệp rất khó khăn khi muốn gia nhập hay rút lui khỏi ngành do các rào cản sau: Nguồn tài nguyên thiên nhiên: như đất đai, than đá, dầu mỏ… nguồn cung ứng của tài nguyên này luôn bị giới hạn. Do đó, sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền nếu các nguồn tài nguyên này nằm trong tay các nhà độc quyền Nguồn vốn: đối với một số doanh nghiêp đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn ngay từ đầu như nhà máy thép, công ty xây dựng, doanh ngiệp đường sắt… Những doanh nghiệp có vốn ít không thể gia nhập hay tồn tại trong ngành.Vì thế, phần lớn doanh nghiệp này thường trở nên độc quyền hoàn toàn. Kỹ thuật chuyên dụng: một số ngành đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật chuyên dụng đặc trưng như ngành đóng tàu, ngành hành không…cho nên những doanh nghiệp này thường độc quyền hoàn toàn Quy định của pháp luật: những quy định của luật pháp cũng có thể gây nên tình trạng độc quyền như luật bản quyền quy định về độc quyền nhãn hiệu, quy định về tiêu chuẩn hóa Tiện ích công cộng: những doanh nghiệp như công ty cầu đường bưu điện công ty cấp nước, công ty bưu chính viễn thông… là một dạng của độc quyền hoàn toàn. Phần lớn các công ty này thuộc sỡ hữu của nhà nước nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Độc quyền được coi như mặt trái của thị trường. Nó đứng trên mọi công bằng của nền kinh tế. Độc quyền gây ra mức giá cao hơn và lượng cung trên thị trường ít hơn so với giá và lượng cung trên thị trường bình thường.Vì thế người tiêu dùng chỉ trích và không thích thị trường này. Từ nguyên nhân gây ra độc quyền dẫn đến việc hình thành các dạng độc quyền như sau:  Độc quyền thường 7  Độc quyền tự nhiên  Độc quyền bán và độc quyền mua Những dạng độc quyền nêu trên tồn tại trong bất cứ quốc gia nào và các quốc gia trên thế giới khó có thể tránh khỏi dù độc quyền là mặt trái của nền kinh tế nhưng xã hội bắt buộc phải chấp nhận. 2.1.1.3. Các loại thị trường độc quyền 2.1.1.3.1. Độc quyền thường  Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: như chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó, nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty nào đó…  Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.  Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.  Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cươngchiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương. 2.1.1.3.2. Độc quyền tự nhiên Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập giảm khi gia tăng một quá trình sản xuất hay nói cách khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình sản xuất. Khi đó 8 một doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối dịch vụ, cung cấp hàng hóa, giáo dục, y tế Lấy ví dụ như ngành cung cấp dịch vụ: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ thống dịch vụ khác nhau. Đồ thị độc quyền tự nhiên: Q Hình 1.1 2.1.1.3.3. Độc quyền bán và độc quyền mua Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất P LAC 9 P1 A C MR D S (MCT) Tổn thất vô ích (B+C) thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn. 2.1.1.4. Tác hại do độc quyền gây ra Độc quyền hoàn toàn gây trở ngại cho việc sử dụng lao động, kỹ thuật và không đạt hiệu quả sản xuất. Do đó, người ta xem thị trường độc quyền hoàn toàn như là một mặt trái của quy luật thị trường. Nó sẽ sử dụng không hết năng xuất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng. Trong đồ thị hình 1.2, nếu là thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì đườn cầu là D và đườn cung là S, giá và sản lượng cân bằng là P1 và Q1. 0 Q2 Q1 Q Hình 1.2 Nếu chỉ có công ty độc quyền cung cấp sản phẩm thì đường cung thị trường là đường chi phí biên MC của công ty độc quyền. Đường cầu của công ty độc quyền là đường cầu thị trường, còn đường doanh thu biên của công ty độc quyền là đường MR nằm dưới đường cầu D. P2 P B 10 Để đạt lợi nhuận tối đa công ty độc quyền sẽ sản xuất ở Q2 thõa điều kiện MCT=MR, và giá độc quyền được ấn định là P2. Thặng dư tiêu dùng trong thị trường độc quyền giảm so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn là diện tích hình A và diện tích hình B, thặng dư sản xuất tăng phần diện tích hình A và giảm diện tích hình C. CS = - A - B PS = A - C Phần thặng dư bị giảm so với trước là diện tích hình B và C được gọi là tổn thất vô ích. Đây là lượng tổn thất do thế lực độc quyền gây ra, là cái gí do xã hội phải trả cho thế lực độc quyền do giá bán độc quyền cao hơn giá cạnh tranh và sản lượng độc quyền nhỏ hơn sản lượng cạnh tranh. Ngoài ra, thị trường độc quyền còn hoạt động kém hiệu quả hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn bởi vì công ty độc quyền không luôn thiết lập quy mô sản xuất tối ưu nên chi phi sản xuất cao hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít người, tạo ra sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các thành phần dân cư. Công ty độc quyền không có áp lực cạnh tranh để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, tuy nhiên nó phải có khả năng dồi dào để đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển, cải tiến kỹ thuật và công nghệ. 2.1.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN Ta thấy tình trạng độc quyền gây tổn thất rất nhiều cho xã hội, do đó chính phủ cần can thiệp vào thị trường để làm giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. Biện pháp sử dụng phổ biến của các chính phủ để điều tiết độc quyền là quy định giá trần và đánh thuế. Dưới đây là phần phân tích các chính sách đó có tác động như thế nào đối với giá cả độc quyền. 11 2.1.2.1. Quy định giá trần Để hạn chế độc quyền nhà nước thường quy định giá trần cho công ty độc quyền. Nhưng việc quy định giá trần có thể gây ra tác dụng ngược lại vì công ty có thể lỗ nếu mức giá quy định quá thấp, do đó công ty ngưng sản xuất sẽ gây ra khan hiếm hàng hóa trên thị trường. Phải xem xét mức giá quy định cho hợp lý mà doanh nghiệp vẫn có lợi. O Q1 Q2 Q Hình 1.3 Để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trưởng độc quyền hoàn toàn , công ty sẽ sản xuất sản lượng Q1 mà tại đó MC = MR với giá bán do công ty ấn định là P1. Tổng doanh thu của công ty là diện tích P1AQ1O, chi phí lúc này là diện tích C1BQ1O, do đó tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA. Đây là mức giá mà công ty ấn định không có sự can thiệp của nhà nước. Khi nhà nước ấn định giá trần là Pmax. Nếu giá trần Pmax thấp hơn chi phí trung bình AC thì công ty sẽ bị lỗ, công ty có thễ ngưng sản xuất và thị trường sẽ khan hiếm hàng hóa nên biện pháp này không khả thi. Vì vậy, chính phủ phải P1 MC AC Pmax MR MC F E B C D P C1 C2 A 12 quy định mức giá trần Pmax cao hơn chi phí trung bình. Để tối đa hóa lợi nhuận công ty sẽ sản xuất một mức sản lượng sao cho MC = MR , lúc đó đường MC cắt đường MR tại Q2 tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxCEC2. Khi chính phủ quy định giá trần , người tiêu dùng sẽ được lợi vì mua sản phẩm với giá thấp hơn giá do công ty được quyền ấn định và số lượng sản phẩm nhiều hơn, tuy nhiên công ty vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận giảm hơn so với trước. 2.1.2.2. Chính sách thuế Nếu đánh thuế mạnh vào doanh nghiệp độc quyền thì lợi nhuận của họ sẽ giảm. Tuy nhiên nếu đánh thuế quá nặng đối với doanh nghiệp độc quyền có thể gây ra tác hại cho xã hội vì doanh nghiệp độc quyền hoặc là chuyễn phần thuế cho người tiều dùng chịu bằng cách tăng giá bán, hoặc ngưng sản xuất gây áp lực thị trường. Đánh thuế theo sản lượng Thuế theo sản lượng là 1 loại chi phí biến đổi. Trước khi đánh thuế điều kiện sản xuất của công ty thể hiện bằng các đường AC1 và MC1. Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty quyết định sản xuất 1 lượng Q1 và ấn định giá bán là P1. Tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA. 13 Hình 1.4 Nếu thuế đánh trên sản phẩm là t đồng thì chi phí trung binh và chi phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t. Trên đồ thị đường AC và MC dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2. Ta có: AC2 = AC1 + t MC2 = MC1 + t Như vậy sau khi đánh thuế theo sản lượng người tiêu dùng bị thiệt vì giá tăng lên, sản lượng giảm xuống so với giá trước kia chưa có thuế. Để tối đa hóa lợi nhuận sau khi đánh thuế doanh nghiệp sẽ sản xuất 1 lượng Q2 mà tại đó MC2 = MR, ấn định giá bán là P2 , tổng lợi nhuận là diện tích hình P2C2FE. P1 P2 P C2 C1 E A D MR B F Q Q2 Q1 O MC2 AC2 MC1 AC1 14 Đánh thuế không theo sản lượng Thuế không theo sản lượng còn được gọi là thuế khoán hay thuế cố định và được xem như chi phí cố định. Trước khi đánh thuế, chi phí sản xuất của công ty thể hiện qua đường AC1 và MC1 công ty sẽ sản xuất ở một lượng là Q1 với mức giá ấn định là P1 thì đạt được lợi nhuận tối đa với tổng lợi nhuận là hình P1C1BA. Hình 1.5 Sau khi chính phủ khoán một thuế là T trong một đơn vị thời gian thì chi phí biên không đổi vẫn là MC1, còn chi phí trung bình tăng lên thành AC2 ( với AC2 = AC1 + TQ ).Công ty vẫn sản xuất ở mức sản lượng là Q1, giá bán vẫn là P1, tổng lợi nhuận là hình P1C2CA. Như vậy sau khi đánh thuế khoán thì người tiêu dùng không bị ảnh hưởng so với giá cả và sản lượng không thay đổi, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống. Q1 Q2 Q O C2 C1 P P1 AC1 AC2 MC1 MR 15 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. MỘT SỐ TÁC HẠI DO ĐỘC QUYỀN GÂY RA Tình trạng độc quyền gây tổn thất rất nhiều cho xã hội, do đó đã có rất nhiều kiến nghị, ý kiến đòi chính phủ phải có biện pháp quản lý, điều tiết đối với thị độc quyền hoàn toàn. Dưới đây là một số ý kiến và kiến nghị về thị trường độc quyền. Kiến nghị xóa độc quyền khai thác cảng hàng không Các doanh nghiệp ngành giao nhận vận tải và Hiệp hội giao nhận kho vận VN (VIFFAS) vừa lên tiếng kiến nghị Thủ tướng xóa bỏ sự độc quyền khai thác cảng hàng không của Công ty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS). Chủ tịch VIFFAS Bùi Ngọc Loan cho hay, nhiều năm nay, hiệp hội đã đại diện doanh nghiệp có nhiều văn bản gửi TCS, thậm chí kiến nghị Thủ tướng về cung cách làm việc độc quyền của nhà cung cấp dịch vụ này. Hiện nay, hàng hóa muốn vào ra ga hàng không đều phải sử dụng dịch vụ của TCS. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo cơ quan chủ quản TCS là Vietnam Airlines làm việc với công ty con của mình, song tình trạng vẫn không được cải thiện, ngoài việc vừa qua TCS có điều chỉnh giảm giá một vài khâu trong dịch vụ giao nhận nhưng không đáng kể. Theo ông Loan, nếu muốn hội nhập WTO, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành nghề có liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa, thì càng cần phải nhanh chóng xóa bỏ độc quyền của TCS. "VIFFAS sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ phá thế độc quyền của TCS. Đồng thời phải xây dựng khu vực dành cho các nhà giao nhận thực hiện thao tác dịch vụ", ông Loan nhấn mạnh. 16 Ông cũng đề xuất, nếu được, các bên gồm TCS và các doanh nghiệp giao nhận có thể cùng chung lưng thành lập một công ty cổ phần để khai thác kho bãi tại cảng hàng không cho ngành giao nhận. Ông Loan cho biết, VIFFAS đã đề nghị với Cụm cảng hàng không miền Namdành khu vực cho các nhà giao nhận thao tác dịch vụ khi xây dựng nhà ga mới. Song đến giờ này, hiệp hội vẫn chưa nhận được phúc đáp. TCS là liên doanh giữa Vietnam Airlines và Singapore Airlines được thành lập từ năm 1994 và đi vào hoạt động 1997, với chức năng cung cấp dịch vụ, phục vụhàng hóa tại sân bay. Các ngành độc quyền là "thủ phạm" gây chênh lệch thu nhập "Lợi thế “độc quyền” đã đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động ở một số ngành, làm cho sự chênh lệch mức sống ngày càng cao" - một trong những báo cáo chuyên đề tại Đại hội X Công đoàn Việt Nam (diễn ra từ 2-5/11) là về chính sách tiền lương Lao động ở những ngành “độc quyền” thu nhập rất khác, ví dụ như thu nhập bình quân ở các ngành than, thép, hoá chất, xăng dầu, ngân hàng, điện lưc…cao gấp khoảng 4 lần các ngành dệt may, da giày hay cơ khí. Thực trạng tiền lương các khu vực Theo đó, sự phân hoá về thu nhập của người lao động (NLĐ) trong các khu vực và trong các ngành tuỳ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, vào lợi thế độc quyền làm cho chênh lệch mức sống ngày càng cao. Thu nhập của NLĐ trong DNNN Trung ương và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường cao hơn DNNN địa phương và DN ngoài quốc doanh. Cụ thể, thu nhập của NLĐ trong các đơn vị về xăng dầu, bảo hiểm, ngân hàng, điện lực thường cao hơn thu nhập của các ngành nghề khác; các ngành như than, thép, hoá chất, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, sữa nhựa… có thu nhập bình quân 17 từ 4-5,4 triệu đồng/NLĐ/tháng/; trong khi lao động trong các ngành dệt may, da giày, cơ khí chỉ thu nhập từ 800 nghìn đồng- 1,2 triệu đồng/NLĐ/tháng. Tiền lương của công nhân trong các DN tư nhân, Công ty TNHH nhìn chung thấp hơn so với các DNNN: như thu nhập bình quân của các DN ngoài nhà nước thuộc ngành công thương năm 2007 chỉ vào 3,1 triệu đồng/tháng; ngành giao thông thậm chí còn thấp hơn, chỉ khoảng 2,4 triệu đồng/tháng. Thu nhập trong khu vực DN FDI lại có sự chênh lệch khá nhiều giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Người làm quản lý và lao động gián tiếp thường có mức lương cao hơn, nên khi tính thu nhập bình quân thường cao, không phản ánh đúng thu nhập của công nhân. Cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính thu nhập tuy có ổn định và tăng dần theo mức lương tối thiểu, nhưng nhìn chung thấp. Ở những đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí hành chính đã giúp thu nhập tăng lên, nhưng mức tăng không đáng kể, chỉ khoảng 100 nghìn đồng/NLĐ/tháng. Đơn vị sự nghiệp thu nhập lại chênh lệch nhiều tuỳ theo hiệu quả kinh tế từng đơn vị: Đài truyền hình VN, Bảo hiểm xã hội VN, Kho bạc Nhà nước có cơ chế tự cân đối tiền lương nên có thu nhập cao. Khu vực nào cũng gặp khó Như ở khu vực DN ngoài nhà nước, tình trạng chủ không thực hiện đầy đủ các chính sách với NLĐ xảy ra phổ biến như: ký kết không đúng loại hợp đồng lao động, không đóng BHXH, BHYT; chưa xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động, thoả ước lao động tập thể; tình trạng nợ lương, chậm trả lương ở một số DN làm cho NLĐ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đối với DN FDI lại nảy sinh khó khăn khác cho NLĐ: làm việc trực tiếp với cường độ cao, nhưng các chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền thưởng, lương làm thêm giờ không được tính đủ và kịp thời; định mức lao động cao khiến NLĐ phải làm thêm giờ mới đạt 18 được. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ…đa số chỉ trả lương cho NLĐ cao hơn lương tối thiểu một chút, buộc NLĐ muốn có thu nhập phải làm thêm. Ở các DN dệt may, da giày đang có tình trạng biến động rất lớn về lao động do cường độ lao động căng thẳng, thu nhập thấp trong khi giá cả ngày càng tăng. Nhiều lao động chọn giải pháp về làm ở địa phương, khiến cho khu vực TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương bị thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Giá cả tăng cũng đã ảnh hưởng mạnh đến khu vực hành chính, sự nghiệp. Lương thấp, ngày lại càng nhiều khoản đóng góp, tiêu dùng khiến đời sống cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn. Đã xảy ra tình trạng "chảy máu" chất xám ở các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khu vực giáo dục, chính sách tiền lương mới đã khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ để được xếp lương cao hơn, nhưng vẫn có bất cập: chưa bình đẳng về chính sách tuyển dụng giáo viên mầm non ở một số vùng, miền khác nhau; giáo viên mầm non ngoài công lập có mức thu nhập quá thấp so với giáo viên trong biên chế… Được biết, một trong những báo cáo chuyên đề tại Đại hội X Công đoàn Việt Nam (diễn ra từ 2-5/11) là về chính sách tiền lương. Càng độc quyền càng lãi, càng lãi giá sách càng… cao! Theo kết luận thanh tra, phụ huynh học sinh còn phải “cõng” những chi phí hết sức vô lý khác, điển hình là chi phí chiết khấu giá thành SGK (chi phí phát hành): Chiết khấu bình quân trên cả nước là 24%/giá bìa. Theo báo cáo của Vụ pháp chế, Bộ GD-ĐT và NXB GD thì tỷ lệ này cao hơn so với mặt bằng chung của cả khu vực khoảng 4%! NXB GD là đơn vị duy nhất được nhà nước giao xuất bản SGK, do vậy công tác xuất bản SGK đang là độc quyền. Qua thanh tra cho thấy, việc độc quyền SGK có hạn chế là: do độc quyền xuất bản SGK nên không có sự cạnh tranh để giảm giá bán, không 19 tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách giữa các nhóm tác giả biên soạn; không có sự lựa chọn một số bộ SGK tối ưu để đáp ứng tốt nhất công tác giảng dạy và học tập. Vì thế, Thanh tra CP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT “nghiên cứu hoàn thiện cơ chế xóa độc quyền xuất bản SGK”. Trong trường hợp giữ nguyên cơ chế cũ thì Bộ GD-ĐT chỉ đạo NXB GD giảm giá bán SGK, cần thiết có thể xây dựng giá cho từng năm học. 2.2.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN Áp dụng giá trần với thị trường điện Bộ Công thương thống nhất áp dụng cơ chế giá trần nhằm đảm bảo việc chào giá bán sỉ điện không bị đẩy lên cao quá mức. Đây là một trong những điểm mấu chốt nhằm đảm bảo thị trường phát điện cạnh tranh vận hành lành mạnh từ năm 2010 - 2011. Ngày 6-10-2009, Bộ Công thương cho biết dự thảo chi tiết thị trường điện cạnh tranh đã được hoàn tất. Dự kiến, quy định thị trường phát điện cạnh tranh sẽ được ban hành trong năm nay. Theo Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào, thị trường phát điện cạnh tranh khi đi vào hoạt động sẽ buộc các nhà máy điện tham gia phải tuân thủ điều khoản ràng buộc về quyền và trách nhiệm. Theo nội dung bản thiết kế chi tiết này, tất cả các nhà máy điện có công suất 30 MW trở lên sẽ phải chào giá theo chi phí, có quy định, giới hạn mức chào giá cụ thể. Bộ Công thương thống nhất áp dụng cơ chế giá trần nhằm đảm bảo việc chào giá bán sỉ điện lên hệ thống của các nhà máy ở mức hợp lý, không bị đẩy lên cao quá mức. Dự kiến, giá trần sẽ được tính bằng mức giá cao nhất của nhiệt điện cộng với tỷ lệ tăng thêm do Cục điều tiết điện lực đưa ra. 20 Quy định về việc chào giá, cách tính toán và phương thức thanh toán sẽ được áp dụng khác nhau với từng nhà máy nhiệt điện và thủy điện. Trong đó, thủy điện sẽ không được chào giá vượt quá 2% mức giá trần cao nhất của nhiệt điện. Các thủy điện bậc thang được chào giá theo nhóm thông qua một đơn vị đại diện cho cả nhóm. Lý giải việc áp dụng cơ chế giá này, Cục điều tiết điện lực cho biết, nhằm tránh khả năng giá biên của hệ thống điện sẽ rất cao vào nhiều thời điểm, cần phải huy động nguồn nhiệt điện đắt tiền hoặc khi thủy điện thiếu nước. Dự kiến, những nhà máy có tổng chi phí thấp nhất sẽ được ưu tiên chọn huy động. Sẽ kiểm toán đơn vị phát điện nếu để xảy ra tranh chấp Một trong những điểm quan trọng nữa của dự thảo thiết kế chi tiết thị trường điện cạnh tranh là cơ chế phân bổ công suất điện. Theo Cục điều tiết điện lực, cơ chế này sẽ chỉ áp dụng vào các giờ không phải thấp điểm đêm, công suất dự phòng của hệ thống thấp nhằm đảm bảo an ninh vận hành hệ thống điện. Theo đó, công suất điện sẽ được phân bổ tỷ lệ thuận với phụ tải điện trên hệ thống. Khi phụ tải cao thì giá công suất điện sẽ cao. Giá công suất điện trong ngày nghỉ sẽ thấp hơn trong ngày bình thường. Cục điều tiết điện lực sẽ là đơn vị đứng ra giám sát việc phân bổ công suất. Trong trường hợp các đơn vị phát điện không tuân thủ lịch điều độ của hệ thống điện (không phát đủ công suất hoặc không phát điện theo hợp đồng đã ký) hay xảy ra tranh chấp khác, Cục sẽ đưa ra quyết định kiểm toán hệ thống điện và hướng xử lý phù hợp. Thực tế, thị trường phát điện cạnh tranh cấp độ I đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện thí điểm từ năm 2007. Dự kiến, thời gian tới, thị trường điện trong nước sẽ phát triển qua ba cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau năm 2022). 21 Theo ông Hào, việc phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ giải quyết được hai thách thức lớn của ngành điện hiện nay là thiếu vốn đầu tư và tình trạng thiếu điện, biến điện năng thành loại hàng hóa thông thường. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. 22 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng em rút ra được: thị trường độc quyền hoàn toàn là một mặt trái của quy luật thị trường. Nó sẽ sử dụng không hết năng suất sản xuất và làm giảm thặng dư tiêu dùng. Từ những tổn thất do tình trạng độc quyền gây ra, ta thấy việc chính phủ can thiệp vào thị trường để làm giảm bớt những thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội là hoàn toàn đúng đắn và rất cấp thiết. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Tuấn – Ths. Võ Thị Thúy Hoa – Giáo trình Kinh tế vi mô. Trường Đại Học Công nghiệp tp. HCM, NXB Thống kê, 2006. 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99c_quy%E1%BB%81n_(kinh_t%E1%BA%BF) 3. http://www.tin247.com/cang_doc_quyen_cang_lai%2C_cang_lai_gia_sach_cang%E2%80%A6_cao%21-11-21247802.html 4. http://www.tin247.com/cac_nganh_doc_quyen_la_thu_pham_gay_chenh_lech_thu_nhap-1-21329165.html 5. http://www.tin247.com/kien_nghi_xoa_doc_quyen_khai_thac_cang_hang_khong-3-21319453.html 6. http://mfo.mquiz.net/news/?Function=NEF&tab=Chinh-sach-kinh-te&file=39042