Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ nào

Câu hỏi: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt là:

Lời giải:

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt là:

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

+ Về mặt ngữ âm: trong tiếng Việt, tiếng [âm tiết] là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, người ta dùng khoảng trống để phân định âm tiết.

+ Về mặt sử dụng: trong tiếng Việt, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

-Từ không biến đổi hình thái

-Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đặc điểm loại hình của tiếng Việt và lời giải trong sách giáo khoa về bài này nhé:

I. Loại hình ngôn ngữ

- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

- Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

•7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.

•Đọc và viết đều tách rời nhau

•Đều có khả năng cấu tạo nên từ:Trở về /thôn xóm…

2. Từ không biến đổi hình thái.

•Ví dụ:Tôi1tặng anh ấy1một cuốn sách, anh ấy2tặng tôi2một quyển vở.

•Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháplà sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

[Hư từ: Phụ từ, Quan hệ từ, Tình thái từ.

Phụ từ: đã, sẽ, đang…

Quan hệ từ: và, vì, tuy… nhưng…

Tình thái từ: à, nhé, chính…]

Ví dụ:

•Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi /ăn phần cơm của tôi nhé.

•Tôi đang ăn cơm

•Tôi đã ăn cơm rồi

•Tôi sẽ ăn cơm

•Tôi vừa ăn cơm xong

•Trậttựsắpđặttừngữvàhưtừthayđổithìýnghĩacủacâucũngthayđổi.

Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập đọc hiểu soạn bàiĐặc điểm loại hình của tiếng Việttrang 58 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2.

Bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ [chú ý những từ ngữ in đậm] để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

-Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

[Ca dao]

-Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

[Ca dao]

-Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

[Tục ngữ]

-Con đem con cá bống [1] ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống [2]... Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống [3] xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống [4] . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống [5] lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống [6] ngày một lớn lên trông thấy.

[Tấm Cám]

Trả lời:

- Hai cụm từnụ tầm xuânđứng ở hai vị trí khác nhau. Tuy hình thức ngôn ngữ không thay đổi nhưng vai trò ngữ pháp của chúng trong câu có sự khác nhau. Cụm từnụ tầm xuânthứ nhất giữ vai trò là bổ ngữ của câu [bổ sung ý nghĩa cho động từhái]. Trong khi đó, ở câu thứ ba, cụm từnụ tầm xuânđóng vai trò là chủ ngữ của câu [chủ thể của quá trình nở].

- Hai từbếnđược sử dụng trong hai câu ca dao nêu trên cũng có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Từbếnở câu lục là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từnhớ. Từbếnthứ hai [trong câu bát] là chủngữ [chủ thể của trạng thái khăng khăng đợi thuyền]. Cả hai từbếnnày đều có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.

- Trong câu tục ngữ trên, dù hình thức ngôn ngữ giống nhau nhưng vai trò ngữ pháp của mỗi từtrẻ, giàlà khác nhau. Từtrẻvà từgiàthứ nhất đều giữ vai trò là bổ ngữ cho các động từ [yêuvàkính]. Trong khi đó hai từtrẻvàgiàcòn lại đã được chuyển loại [danh từ hoá] để giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

- Vai trò ngữ pháp của mỗi từbốngtrong đoạn văn:

+ bống [1]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từđem.

+ bống [2]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từthả[xuống].

+ bống [3]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từthả.

+ bống [4]: bổ ngữ cho động từđưa[ra].

+ bống [5]: chủ ngữ của câu [chủ thể của hành độngngoi lên].

+ bống [6]: là chủ ngữ của câu [chủ thể của quá trìnhngày một lớn lên trông thấy].

=> Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi

Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Bài 2 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Tìm một câu tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...] đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...] thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Trả lời:

Ví dụ câu sau:

- Tiếng Anh: I saw her, three days ago.

- Dịch: Tôi thấy cô ta cách đây ba hôm.

Phân tích so sánh:

- Đặc điểm loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh trong câu ví dụ trên thể hiện ở:

+ Ranh giới các âm tiết không rõ ràng: các từthree, agodù có dạng hai âm tiết nhưng chúng được phát âm nối liền nhau.

+ Từ có sự biến đổi về hình thức: từsaw[thấy, nhìn thấy] có hình thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết làsee. Cũng tương tự như vậy là trường hợp từher[cô ấy]. Trong câu này từ "cô ấy" không phải là chủ ngữ [she] mà nó đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là đại từ nhân xưng [her].

+ Trật tự từ không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu đặt ở cuối câu. Đồng thời ngay trong trạng ngữ thì trật tự thuận cũng bị đảo lộn: từ cách đây[ago] lại đặt sau phần chỉ thời gian [three days].

- Ngược lại với những đặc điểm nêu trên của tiếng Anh là những đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:

+ Ranh giới các âm tiết rõ ràng [mỗi âm tiết được phát âm riêng biệt, tách rời]: Tôi / thấy / cô / ta / cách / đây / ba / hôm.

+ Từ không có sự biến đổi về hình thức: bổ ngữ cô ta, động từ thấy.

+ Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.

Bài 3 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

[Hồ Chí Minh,Tuyên ngôn độc lập]

Trả lời:

Đoạn văn trêncó hai hư từ đáng chú ý nhất là:đãvàlại. Việc sử dụng hai từ này kết hợp với biện pháp tu từ điệp cấu trúc cú pháp và lối diễn đạt tầng bậc đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định một chân lí chắc chắn, đó là: dân ta hoàn toàn chủ động đứng lên đánh đuổi thực dân, lật đổ giai cấp phong kiến lỗi thời, lập nên nhà nước dân chủ. Công lao đó thuộc về nhân dân ta chứ không phải là sự ban phát hay giúp đỡ của bên ngoài.

Ghi nhớ về đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; từ không biến đổi hình thành; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

I. Loại hình ngôn ngữ

- Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng Môn – Khmer, có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Mường.

- Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

- Loại hình ngôn ngữ là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…

- Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc gồm:

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập [tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái].

+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga].

II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.

- Tiếng có thể là từ đơn và còn là yếu tố cấu tạo từ phức, từ ghép, từ láy...

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

2. Từ không biến đổi hình thái.

Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

Thêm hư từ hoặc thay đổi hư từ thì cấu trúc ngữ pháp và cả ý nghĩa ngữ pháp của câu cũng thay đổi. Hư từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, nhất là về mặt ngữ pháp.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề