Thuốc stacytine 200 gra là thuốc gì

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Stacytine 200?

Trong một số trường hợp Stacytine 200 có thể gây ra các tác dụng phụ khi dùng. Trong đó bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn: Nổi mẩn và ngứa, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp hay đôi khi là tăng huyết áp.
  • Một số phản ứng khác như: đổ mồ hôi, chứng đỏ bừng, buồn nôn và nôn, sốt, ngất, rối loạn chứng năng gan, ngừng hô hấp hoặc ngừng tim,…

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Thuốc stacytine 200 gra là thuốc gì

Trước khi dùng thuốc Stacytine 200, bạn nên lưu ý những gì?

Thuốc Stacytine 200 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bệnh nhân có tiền sử hen hoặc có tiền sử co thắt phế quản.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Stacytine 200 trong các trường hợp:

  • Đối với trường hợp dùng Stacytine 200 điều trị quá liều paracetamol: Khi uống acetylcysteine có thể dẫn đến nôn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nôn. Vì thế bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết dạ dày nên được cân nhắc giữa nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa trên với hậu quả gây độc gan của paracetamol để có hướng điều trị với acetylcysteine hợp lý.
  • Đối với bệnh nhân hen: khi dùng acetylcysteine cần phải được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. Khi có dấu hiệu co thắt phế quản xảy ra, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản. Nếu co thắt phế quản vẫn tiến triển, phải ngừng acetylcysteine ngay lập tức.
  • Khi dùng acetylcysteine điều trị tiêu nhầy có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản. Nếu người bệnh giảm khả năng ho, phải hút cơ học hoặc đặt ống hút trong khí quản để thông đường thở cho bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân suy gan: độ thanh thải toàn phần giảm đáng kể và thời gian bán thải của thuốc ở bệnh nhân xơ gan gần khi gấp hai lần so với người khỏe mạnh
  • Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose. Vì thành phần viên nang cứng Stacytine có chứa lactose. Đồng thời cũng không nên dùng Stacytine 200 CAP cho bệnh nhân dị ứng với lúa mì vì thành phần có chứa tinh bột mì.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Stacytine 200 trong trường hợp đặc biệt

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc Stacytine 200 được đánh giá là an toàn và hiệu quả để điều trị quá liều paracetamol ở phụ nữ có thai, ngăn chặn được độc tính trên gan cho thai nhi và cả người mẹ. Thuốc cũng dùng được trong thời kỳ cho con bú.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa biết ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Tương tác thuốc

Thuốc Stacytine 200 có thể tương tác với những thuốc nào?

Không dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị với Stacytine 200.

Acetylcystein là chất khử nên sẽ cho tương tác với các chất oxy hóa khác.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Stacytine 200 như thế nào?

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

Sản phẩm này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ. Thông tin mô tả tại đây chỉ có tính chất tham khảo. Vui lòng xác nhận bạn là Dược sĩ, Bác sĩ & nhân viên y tế có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm.

Không hiển thị thông báo này lần sau.

XÁC NHẬN BỎ QUA

  • Không nên kết hợp các thuốc làm loãng đờm với thuốc giảm ho và/hoặc các chất làm khô dịch tiết phế quản (atropine).
  • Việc điều trị bằng acetylcysteine nên được đánh giá lại nếu các triệu chứng hay bệnh dai dẳng hoặc nặng hơn.
  • Khi bắt đầu điều trị bằng acetylcysteine, dịch tiết ở phế quản có thể trở nên loãng hơn và tăng thể tích dẫn đến tắc nghẽn phế quản. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân khó hoặc không có khả năng khạc đờm.
  • Không nên sử dụng thuốc long đờm cho trẻ nhỏ.
  • Cần thận trọng đối với bệnh nhân hen suyễn hoặc có tiền sử co thắt phế quản. Nếu xuất hiện co thắt phế quản, nên ngừng điều trị bằng acetylcysteine ngay lập tức.
  • Đã có báo cáo về các phản ứng da nghiêm trọng hiếm gặp như hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng Lyell khi sử dụng acetylcysteine.
  • Nên thận trọng khi dùng acetylcysteine ở những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao.
  • Stacytine 200 GRA có chứa đường trắng (saccharose). Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzyme sucrase-isomaltase.
  • Nên thận trọng khi sử dụng acetylcysteine ở các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
  • Các dữ liệu hiện có trên phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế. Để phòng ngừa, tốt nhất tránh sử dụng acetylcysteine trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Acetylcysteine không có ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc.