Thực trạng các dòng sông của chung ta hiện nay như thế nào

Hiện nay với cuộc sống ngày một phát triển, nước thải trong sinh hoạt hay nước thải trong công nghiệp tăng lên theo cấp số nhân. Lượng nước thải càng nhiều thì hệ thống xử lý nước không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến xả thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường. Vì vậy thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam đang ở mức báo động, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Thực trạng các dòng sông của chung ta hiện nay như thế nào
Thưc trạng ô nhiễm hiện nay

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam đang ở mức báo động

Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cùng với đó là sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường nước của Việt Nam.

Mức độ ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn ao, hồ. Với tình trạng đô thị hóa chóng mặt như hiện nay, cùng với khối lượng chất thải, rác thải , nước thải khổng lồ đi vào môi trường. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá nghiêm trọng môi trường, ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống của chính con người. Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay.

Thực trạng các dòng sông của chung ta hiện nay như thế nào
Nguồn nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng

Hiện nay

  • Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt,…
  • Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than về tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu, nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
  • Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
  • Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) vô cùng lớn mà không thể nào đo được.

  • Các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… đều được xả thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước.
  • Sông Hồ
  • Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ.

  • ng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008 – A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1, các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần.
  • Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lưu vực sông Nhuệ – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần.
  • Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
  • Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước).

  • Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay. Một là do con người tác động và thứ hai là do tự nhiên gây ra. Đây là 2 nguyên nhân chính tác động làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày một trầm trọng dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày một báo động.

Nguyên nhân do con người

  • Con người là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Theo thống kê tại Việt Nam ô nhiễm môi trường nước do con người tạo ra lên đến 90% do các hoạt động sau:
  • Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. thải ra môi trường mà không qua xử lý.
  • Các hệ thống thoát nước thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cũng chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn, nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung và đổ vào các dòng sông nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nước một cách trầm trọng.

  • Những khu vực khai thác khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng do việc thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngầm xuống nguồn nước; làm thay đổi hệ hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp.
  • Nếu tại các khu vực đô thị lớn đang phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề, khu công nghiệp thì ở khu vực nông thông lại phát sinh ra hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có tới 80% khối lượng rác thải, vỏ bao thuốc trừ sâu không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra ao hồ, sông biển,…
  • Ngoài ra, sự bùng nổ dân số và việc khoan giếng bừa bải hay việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.

Nguyên nhân do tự nhiên

Bên cạnh tác động trực tiếp từ con người gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng ô nhiễm môi trường nước thì cũng có một số nguyên nhân do tự nhiên gây nên. Cụ thể là:

  • Sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn…
  • Sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất.
  • Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt… hoặc do ccasc sản phẩm hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng.
  • Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặ theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
  • Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hó chất trước đây đã được cất giữ.
  • Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông nghiệp, khu công nghiệp phế thải, ô nhiễm do hóa chất… Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn…) có thể sẽ rất nghiêm trọng.

  • Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
  • Mực nước biển ngày càng dâng cao do lấn vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông.
  • Sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

Hậu quả của thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Có tới 70% cơ thể con người là nước. Con người cần có nguồn nước sạch để phục vụ cho các công việc sinh hoạt. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì những hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là rất lớn.

  • Tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như viêm kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng gia tăng tốc độ cao không thể kiểm soát.
  • Đối với những nguồn nước bị nhiễm chì, nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nội tạng.
  • Các chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt, nước thải thực phẩm như: Hợp chất hữu cơ của phenol, thuốc trừ sâu, linden, endrin, parathion, sevin, bassa,… có trong nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, gây các bệnh tiêu chảy, ung thư,…
  • Asen, phèn, Flo là những kim loại nặng có trong nguồn nước chưa qua xử lý, nếu chẳng may con người uống phải trong một thời gian lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề về thân kinh, sắc tố da, gây các bệnh về đường ruột, tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.
  • Vi khuẩn có hại tong nước bị ô nhiễm là những tác nhây gây ra các bệnh về đường ruột như bệnh tả, ung thư da, thương hàn, bại liệt, gây chết nếu không cấp cứu kịp thời.
  • sự ô nhiễm nguồn nước chính là một trong những tác nhân chính gây nên sự gia tăng của bệnh ung thư.

Tổng kết

Qua bài viết trên thì bạn cũng có được số liệu cho mình về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay. Bài viết trên hy vọng đem đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thông tin hoặc ý kiến thảo luận hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé.