Thu nhập mức khá ở việt nam là bao nhiêu

Từ lâu lắm mình đã có ý định muốn xây dựng một mô hình để trả lời câu hỏi thu nhập [ở Việt Nam] như thế nào là cao, thu nhập như thế nào là thấp? Thấp so với cái gì, cao so với cái gì? Làm được bao củ/tháng thì được coi là giàu? Cầu thủ Van Hau làm được tiền như thế là nhiều hay ít? Những người suốt ngày khoe nhà đẹp xe sang túi xách hàng hiệu thật sự là họ nhiều hay ít? Mình hỏi anh Google mỏi cổ mà không có câu trả lời. Cho nên mình phải tự tìm câu trả lời lấy.

Mình lấy số liệu tạm thời của Tổng cục thống kê năm 2018, họ không cho số liệu gốc mà chỉ cho số liệu thu nhập trung bình trên đầu người [một tháng], chỉ số bất bình đẳng thu nhập [Gini index], thu nhập trung bình của từng tầng lớp lao động [20% thấp, 20% tiếp theo, cho đến 20% cao nhất] ở các khu vực như thành thị, nông thôn. Mình cố gắng từ các con số này để xây dựng một mô hình thu nhập cho hai vùng dân cư [thành thị và nông thôn] để trả lời câu hỏi của mình. Khi giả lập mô hình này mình có tính đến việc thu nhập thật của người Việt có lẽ sẽ cao hơn thu nhập thống kê vì 1, con số của cục thống kê là chia trên đầu người chứ không chia trên người lao động [?], và 2, người đi làm ở Việt Nam có lẽ sẽ có các khoản phụ thu mà họ không kê khai. Mình đưa vào mô hình một giả thiết là thu nhập thật gấp đôi thu nhập mà tổng cục thống kê công bố. Đây có lẽ là một giả thiết khá nguy hiểm, nhưng mình không dùng cái này để viết bài báo khoa học, mà mình cũng chỉ có một ngày để ngồi chơi nhân ngày lễ Lao động rỗi việc thôi nên mình nghĩ như vậy là tạm chấp nhận được.

Tổng cục thống kê cho biết thu nhập bình quân của người ở thành phố là 5.6 triệu, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn là 3.0 triệu. Mô hình của mình giả thiết trung bình thu nhập thành phố 11.2 triệu, trung bình thu nhập nông thôn 6.0 triệu, các nấc thu nhập đều tăng gấp đôi. Chỉ số bất bình đẳng giữ nguyên.

Sau đó mình dùng mô hình này để giả lập một nơi có 2,500 người thì phổ thu nhập của họ ở những mức nào và vẽ đồ thị để trả lời trực tiếp câu hỏi của mình. Lý do của số 2,500 là vì đó là giới hạn của cái tài khoản miễn phí của mình. Trên máy tính của mình thì mình giả lập nước có 1 triệu người thì cái đường biểu đồ đẹp hơn nhiều. Phổ biểu đồ ở đây:

Với mô hình này, thì một người ở nông thôn có thu nhập 4.4 củ sẽ ở mức trung vị, tức là nếu túm tóc một người bất kỳ hỏi người ta thu nhập bao nhiêu thì 50% khả năng người ta sẽ có thu nhập cao hơn thế, 50% sẽ có thu nhập thấp hơn thế. Ở thành thị, con số này là khoảng 9 củ. Và mức lương phổ biến nhất ở nông thôn là 3 củ, mức lương phổ biến nhất ở thành phố là 6 củ rưỡi.

Thế còn thu nhập bao nhiêu sẽ làm cho bạn dưới 9 người và hơn 1 người? Ở nông thôn, con số này là khoảng 1.7 củ, và ở thành phố, con số này là 4 củ. Thu nhập bao nhiêu sẽ làm cho bạn hơn 9 người và dưới 1 người? Ở nông thôn, con số này là khoảng 12 củ, và ở thành phố, con số này là 20 củ. Thu nhập bao nhiêu thì hơn 99% dân số? Theo như mô hình của mình, thì ở nông thôn, con số này là 26 củ, ở thành phố, con số này là 40 củ.

Để trả lời cho câu hỏi bạn ở thu nhập bao nhiêu phần trăm, bạn có thể vào đây:

Bạn có thể tương tác với biểu đồ này trên máy tính, di chuột qua trục X là thu nhập của bạn một tháng và xem bạn ở phần nào của dân số bằng cách đối sang trục Y. Ví dụ bạn ở thành thị thì xem đường màu xanh, ở nông thôn thì xem đường màu đỏ. Ví dụ bạn ở thành phố, mang về nhà 15 củ/tháng. Như vậy, chiếu số 15 củ ở trục X sang phía trục Y ở đường xanh, được con số [X = 15.02, Y = 0.78], tức là bạn ở mức 78%. Cứ 100 người ở thành phố thì có 78 người thu nhập kém bạn, 22 người thu nhập hơn bạn.

Lưu ý đây là trò tiêu khiển của mình làm trong một ngày, và mình có rất nhiều lý do để tin rằng nó trật lất. Và so đo là kẻ cắp của hạnh phúc, cho nên đừng có tin quá. Có nhiều việc không hẳn là ra nhiều tiền nhưng nếu nó mang lại được cho bạn năng lượng niềm vui và được xã hội trân trọng thì cũng không nên tự nhiên vì thế mà cảm thấy giày vò đau khổ.

Theo đánh giá của Tổng Cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm quý 2/2023 có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 2/2023 là 52,3 triệu người, tăng hơn 100 nghìn người so với quý trước và 0,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đều tăng nhẹ [tăng tương ứng là 88 nghìn người và 19 nghìn người], lực lượng lao động nữ tăng gần 300 nghìn người, trong khi đó lực lượng lao động nam giảm 179 nghìn người.

Tốc độ tăng lực lượng lao động so với quý trước đạt mức cao [3,4%] vào quý 4/2021 – ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2022, tốc độ tăng lực lượng lao động có xu hướng giảm dần từ 0,9% [quý 1 và quý 2/2023] xuống còn 0,5% vào quý 3 và quý 4/2022. Đến năm 2023, con số này tiếp tục giảm và duy trì tại mức 0,2%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ quý 2/2023 là 26,8%, tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước [tăng lần lượt 0,4% và 0,6%].

Lao động có việc làm quý 2/2023 tăng 691,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp là 2,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lao động có việc làm tăng 902 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp là 2,27%, giảm 0,12 điểm phần trăm.

Trong quý 2/2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi cao nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 3,01% và thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng với 1,03%.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 2/2023 là 7,0 triệu đồng, giảm 79.000 đồng so với quý 1/2023 và tăng 355.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,37 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ [8,0 triệu đồng so với 5,8 triệu đồng]. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,40 lần khu vực nông thôn [8,5 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng].

Thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 giảm so với quý 1 do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý 1.

So với cùng kỳ năm 2022, đời sống của người lao động quý này được cải thiện chậm hơn. Mặc dù, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên, nhưng tốc độ tăng thu nhập giảm gần một nửa so với tốc độ tăng của quý 2/2022 [Tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động quý 2/2023 so với cùng kỳ năm 2022 là 5,4%, trong khi tốc độ tăng thu nhập bình quân của quý 2/2022 so với cùng kỳ năm 2021 là 8,9%].

So với cùng kỳ năm 2022, quý 2 năm nay thu nhập bình quân của người lao động tại các vùng kinh tế – xã hội tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động tại các vùng thấp hơn so với tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động quý 2/2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, đời sống của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ được cải thiện chậm nhất trong 6 vùng kinh tế – xã hội. Quý 2/2023, thu nhập bình quân của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ là 8,6 triệu đồng, chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022, tăng thấp nhất so với các vùng còn lại, và cũng là vùng ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân giảm mạnh nhất [giảm gần 5 lần] so với tốc độ tăng thu nhập của lao động quý II/2022 so với cùng kỳ năm 2021 [tăng 6,0%].

Quý 2/2023, thu nhập bình quân của lao động tại Đồng bằng sông Hồng là 8,1 triệu đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn 2 lần tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động quý II/2022 so với cùng kỳ năm 2021 [tăng 11,4%]. Quý 2/2023 chứng kiến lao động làm việc tại một số địa phương có tốc độ tăng thu nhập bình quân khá như Thái Bình, Ninh Bình, so với cùng kỳ năm 2022, tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động tại hai tỉnh này lần lượt là 10,5% và 6,2%.

Trong khi đó, một số địa phương như Bắc Ninh, Hải Dương tập trung nhiều khu công nghiệp lại chứng kiến sự sụt giảm thu nhập bình quân của lao động, mức thu nhập bình quân của lao động tại hai tỉnh này lần lượt là 8,1 triệu đồng/người/tháng, 7,2 triệu đồng/người/tháng, giảm lần lượt tương ứng là 3,3% và 3,0% so với cùng kỳ năm 2022.

Nếu tính thu nhập theo các khu vực kinh tế, quý 2/2023, thu nhập bình quân của lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,1 triệu đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước [cùng kỳ năm 2022 tăng 3,6%].

Lao động làm việc tại khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân là 8,2 triệu đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1,7 lần tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2022 [tăng 8,7%]. Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,8 triệu đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp gần 3 lần tốc độ tăng thu nhập của lao động cùng kỳ năm 2022.

[Nguồn: Tổng Cục Thống kê]

Theo phunuso.baophunuthudo.vn Copy link

Link bài gốc Lấy link! //phunuso.baophunuthudo.vn/xa-hoi/nguoi-viet-di-lam-thu-nhap-bao-nhieu-tien-thang-lam-viec-o-dau-luong-cao-nhat-c71a25511.html

Chủ Đề