Thư mời nhận việc có giá trị pháp lý không

Thứ Tư, 30/05/2012 | 20:42

Hỏi: Tôi đang làm tại một công ty TNHH, hợp đồng lao động ký hàng năm. Công việc cũng ổn định, lương theo hợp đồng. Tôi làm việc tốt nên đã được ký gia hạn hợp đồng 3 lần.

Tuy nhiên, công việc ở đây vẫn chưa đáp ứng hết khả năng của tôi, vì vậy, vừa qua, tôi có tham gia phỏng vấn ở một công ty khác. Công ty này có quy mô lớn hơn, mức độ cạnh tranh và thăng tiến cao hơn, năng động hơn, mức lương mới và môi trường làm việc tốt hơn. Nhiều người phỏng vấn không đạt nhưng tôi lại được. Công ty mới đồng ý nhận tôi vào làm việc, có thư mời thử việc do giám đốc của công ty này ký tên, đóng dấu. Thời gian thử việc là 2 tháng, bắt đầu từ tháng 6/2012.

Vì có thư chắc chắn như thế nên tôi đã hoàn tất các thủ tục xin nghỉ việc ở công ty tôi đang làm, thời gian nghỉ chính thức là 31/5/2012. Trong lúc đang bàn giao công việc thì tôi nhận được thông báo từ phía công ty mới. Họ lấy lý do có một số thay đổi đột xuất, nên không nhận tôi vào làm như đã hứa hẹn.

Xin được hỏi, tôi có thể kiện công ty nơi đã gửi thư mời tôi thử việc không? Thư mời này có giá trị pháp lý hay không? Quyền và lợi ích của tôi sẽ được giải quyết như thế nào vì chính họ đã gây thiệt hại cho tôi?

Trần Trung Hiếu [TP. Bạc Liêu]

Trả lời: Theo trình bày của bạn, công ty mới đã có thư mời bạn thử việc, bắt đầu từ 1/6/2012. Tuy nhiên, vì một số thay đổi, họ không nhận bạn vào làm và đã thông báo cho bạn biết.

Để làm ở công ty mới, bạn đã xin nghỉ ở công ty cũ, và bây giờ, bạn không thể trở lại làm việc ở công ty cũ mà công ty mới cũng không tiếp nhận. Thật là “tiến thoái lưỡng nan”.

Thư mời thử việc không có giá trị giống như hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu hai bên đã gặp gỡ, tiến hành ký hợp đồng thử việc giữa người lao động với người sử dụng lao động thì họ không thể không nhận bạn vào làm. Còn trong trường hợp này, công ty chưa ký hợp đồng thử việc với bạn, chỉ mới gửi thư mời, và sau đó đã thông báo cho bạn việc họ không tiếp nhận bạn nữa. Như vậy, về thủ tục, họ không sai và bạn không thể kiện họ ra tòa.

Bạn cũng cần lưu ý, ngay cả khi bạn được nhận vào thử việc 2 tháng, nếu sau đó, công ty không muốn nhận bạn vào làm, họ vẫn có quyền kết thúc hợp đồng thử việc với bạn.

Cách tốt nhất là bạn nên trao đổi chân tình với bên công ty mới, nói rõ hoàn cảnh của bạn để họ suy nghĩ lại. Nếu họ vẫn không chấp nhận, thì bạn hãy xem đây như một kinh nghiệm “xương máu” của mình, một thử thách để vượt qua sau này.

Chúc bạn may mắn!

Thân ái

Luật gia Kim Phượng

Thư mời thử việc có giá trị pháp lý hay không

Chào Luật sư ! Xin cho tôi hỏi về trường hợp của tôi đang gặp phải: Tôi hiện nay đang làm cho công ty TNHH Phân Phối tiên tiến [ ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm, lần 2] Vừa rồi tôi có phỏng vấn bên công ty Cổ Phần Dược Phẩm Việt Nam họ đã đồng ý nhận tôi vào làm việc và đã gởi mail mời tôi nhận việc cùng với đó gởi cho tôi " Quyết Định: v/v tiếp nhận thử việc" do Tổng Giám Đốc ban hàng, Ký tên và đóng dấu đỏ với thời gian thử việc 2 tháng. Tôi đã hoàn thành thủ tục xin nghỉ bên công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến và sẽ chính thức nghỉ vào nagỳ 31.5.2011. Nhưng hiện nay bên công ty Cổ Phần Dược Phẩm Việt Nam lại thông báo với tôi do có sự thay đổi nên họ sẽ không tiếp nhận tôi vào làm. Vậy Kính nhờ Luật sư giải thích cho tôi về trường hợp của tôi giải quyết ra sao cho đúng luật, quyền và nghĩa vụ của các bên ra sao và tôi có thể khởi kiện công ty Cổ Phần Dược Phẩm Việt Nam ra toà để đòi bồi thường các thiệt hại mà họ đã gây ra cho tôi không. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư.

Cám ơn luật sư rất nhiều !

10:08 24/02/22

Sau khi bước qua vòng phỏng vấn thì sẽ đến thời gian thử việc. Vậy, thư mời thử việc của doanh nghiệp có được coi là hợp đồng thử việc hay không?

1. Thư mời thử việc có phải hợp đồng thử việc hay không?

Khi ứng viên đạt yêu cầu trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư mời thử việc đến ứng viên và được nhận vào thử việc trong doanh nghiệp đó.

Thông thường, thư mời phỏng vấn sẽ được gửi trực tiếp bằng email để có thể đến với ứng viên sớm nhất. Nội dung trong thư thường là họ tên ứng viên, ngày/giờ nhận việc, vị trí, thời gian, tiền lương,… trong quá trình này.

Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử. Bên cạnh đó nội dung trong hợp đồng thử việc bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Có thể thấy, nội dung của thư mời và hợp đồng thử việc có vài nét tương đồng với nhau, tuy nhiên thư mời chỉ là một lời mời xuất phát từ phía nhà tuyển dụng, trong khi đó hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy, nhiều người đã nhầm tưởng thư mời thử việc với hợp đồng thử việc. Nhưng đây là hai loại văn bản khác nhau.

Như vậy, thư mời thử việc sẽ không có giá trị pháp lý cũng không được coi là hợp đồng thử việc, ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động với người sử dụng lao động.

2. Gửi thư mời thử việc nhưng không nhận NLĐ có được không?

Trên thực tế, không có nhiều trường hợp sau khi gửi thư mời thử việc cho ứng viên lại đổi ý không muốn nhận người đó nữa. Khi đó, doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hay không?

Như đã phân tích, thư mời thử việc không có giá trị pháp lý, do đó không thể làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Vì vậy, dù doanh nghiệp có gửi thư mời nhưng lại đổi ý không nhận ứng viên vì một lý do nào đó thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Thậm chí, sau thời gian thử việc, một trong 02 bên có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật này.

Không giống như hợp đồng lao động, khi chấm dứt hợp đồng thử việc thì doanh nghiệp cũng không cần bồi thường bất kì khoản nào cho NLĐ.

Khi ứng viên đạt tiêu chuẩn sau khi phỏng vấn, người sử dụng lao động [NSDLĐ] sẽ gửi thư mời thử việc. Vậy thư mời thử việc có giá trị pháp lý như thế nào?

Thư mời thử việc là văn bản do NSDLĐ soạn thảo và gửi đến ứng viên nhằm thông báo về việc ứng viên được nhận vào làm với thời gian thử việc được đề cập.

Thư này hầu hết được gửi bằng email hoặc văn bản điện tử đến ứng viên.

Nhiều ứng viên đã hiểu nhầm thư mời thử việc và hợp đồng thử việc có cùng giá trị pháp lý do nội dung của hai văn bản trên thường đề cập đến các vấn đề như vị trí làm việc, tiền lương, thời gian thử việc. Tuy nhiên, đây là hai loại văn bản khác nhau như sau:

  • Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng thử việc là văn bản thỏa thuận giữa ứng viên và NSDLĐ về việc làm thử.
  • Thư mời thử việc là đề xuất đơn phương của NSDLĐ, chưa có sự thỏa thuận chính thức giữa hai bên.

Vì vậy, thư mời thử việc sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa ứng viên với NSDLĐ.

Trường hợp NSDLĐ thông báo từ chối tiếp nhận ứng viên làm việc sau khi đã gửi thư mời thử việc. Vậy, NSDLĐ có vi phạm luật lao động không?

Thậm chí, trong trường hợp NSDLĐ đã tiếp nhận ứng viên vào làm việc thì trong thời gian thử việc, NSDLĐ vẫn có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho ứng viên. Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

⇒ Như vậy, khi NSDLĐ đơn phương yêu cầu ứng viên nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường bất kỳ khoản nào.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2019

Video liên quan

Chủ Đề