Thôn đội trưởng được hưởng chế độ, chính sách gì

* Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 8 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ. Cụ thể như sau:

Chế độ phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần của Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, thôn đội trưởng:

1. Đối với Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã:

a) Mức phụ cấp hằng tháng thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

b) Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 1 tháng không được trợ cấp; từ 1 tháng đến 6 tháng được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; từ 7 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

2. Đối với thôn đội trưởng: Mức hưởng phụ cấp hằng tháng do UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn 745.000 đồng.

* Hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết hành vi vắng mặt trái phép được quy định như thế nào và hình thức xử lý kỷ luật?

Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 19 Thông tư số 16/2020/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:

1. Vắng mặt ở đơn vị dưới 24 giờ từ 2 lần trở lên hoặc từ 24 giờ trở lên đến 3 ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 giờ từ 2 lần trở lên hoặc từ 24 giờ trở lên đến 7 ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:

Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2022. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang có những đóng góp không hề nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cũng chính vì lý do này nên toàn nước toàn dân luôn có những sự quan tâm và ưu đãi đặc biệt với họ. Vì vậy, pháp luật cũng đã có những chế tài, những quy định pháp luật rất cụ thể để bảo vệ quyền lợi của lực lượng dân quân tự vệ. Vậy những quy định về chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ năm 2020 được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những vướng mắc này

Cơ sở pháp lý:

– Luật Dân quân tự vệ 2009;

– Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách …

Mục lục bài viết

1. Quy định về phân cấp quản lý đơn vị dân quân tự vệ:

Căn cứ theo quy định tại Điêu 3 Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách .. việc phân cấp quản lý đơn vị dân quân tự vệ được tiến hành và thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu của pháp luật cũng như dễ dàng quản lý hơn trong cơ quan đơn vị dân quân tự vệ

Việc phân cấp này được thực hiện theo quy định như sau:

1. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý:

a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc doanh nghiệp có tiểu đoàn tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn;

b) Hải đội dân quân thường trực;

c) Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện, hoạt động.

2. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý:

a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trừ thời gian huấn luyện, hoạt động;

c) Đơn vị dân quân thường trực của cấp huyện; đơn vị Dân quân tự vệ do cấp huyện tổ chức trong thời gian huấn luyện, hoạt động.

3. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức quản lý:

a) Đơn vị Dân quân tự vệ của cấp mình tổ chức;

b) Đơn vị Dân quân tự vệ do cấp trên tổ chức trừ thời gian huấn luyện, hoạt động.

4. Quân chủng Hải quân quản lý:

a) Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp nhà nước có phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển;

b) Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp thuộc Quân chủng Hải quân.

5. Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội quản lý đơn vị tự vệ thuộc quyền.

Qua quy định trên ta có thể thấy rằng, việc phân cấp như vậy giúp cho việc quản lý diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Cũng chính từ đây mà việc phân bổ cũng như thành lập chính sách, xây dựng chế độ về phụ cấp cũng trở nên dễ dàng hơn khi phân loại các cấp trong dân quân tự vệ. Ví dụ như về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với dân quân tự vệ sẽ được xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định và phù hợp với từng cơ quan đơn vị dân quân tự vệ, bởi lẽ mỗi địa phương mỗi vùng miền chế độ đối với dân quân tự vệ sẽ có những sự khác biệt cơ bản. Hay đơn giản như quy định về chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự đối với dân quân tự vệ cũng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn sau khi đã tiến hành việc phân cấp quản lý đơn vị dân quân tự vệ

2. Quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với dân quân tự vệ:

Căn cứ Điều 16,Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách .. , quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ hủy đơn vị dân quân tự vệ được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số quy định cụ thể như sau:

– Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng: 0,10.

– Trung đội trưởng, Thôn đội trưởng: 0,12.

– Đại đội phó, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội phó, Chính trị viên phó hải đội: 0,15.

– Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động: 0,20.

– Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn phó, Chính trị viên phó hải đoàn: 0,21.

– Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Chỉ huy phó, chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 0,22.

– Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương: 0,24.

– Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương: 0,25.

– Thời gian được hưởng phụ cấp trách nhiệm tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp trách nhiệm của tháng đó.

Căn cứ Điều 17,Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách, quy định về Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho dân quân tự vệ như sau:

– Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng:

+ Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 1,0;

+ Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;

+ Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.

– Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng.

– Dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân biển, dân quân thường trực làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 44 Luật Dân quân tự vệ 2009 được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã; đối với tự vệ như cán bộ, công chức.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hằng tháng, tiền ăn, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng; mức chi phí đi lại cho dân quân tự vệ.

Về chế độ phụ cấp thâm niên căn cứ theo Điều 18,Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách ..  như sau:

– Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

– Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Quy định về chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự đối với dân quân tự vệ:

Về chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự căn cứ theo Điều 19, Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách như sau:

– Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Trung đội trưởng dân quân cơ động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.

– Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm niên.

– Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

4. Quy định về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo:

Về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo căn cứ theo Điều 20, Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách .. như sau:

– Đối với tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phụ cấp hiện hưởng, phúc lợi theo chế độ hiện hành và được hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng Khoản 2 Điều này.

– Đối với dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp bằng hệ số 0,25 mức lương cơ sở; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở. Đối với thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm mỗi người mỗi ngày bằng 0,08 mức lương cơ sở.